Mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 83)

– Tiếp tục xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

– Hoàn thành tốt các chỉ tiêu Hội sở giao.

– Luôn chú trọng tăng cường quan hệ và chăm sóc khách hàng. – Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp

– Tỷ lệ tăng trưởng hợp lý về huy động vốn, dư nợ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, thanh toán và phát hành thẻ tín dụng.

– Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ

– Cải tiến và xây dựng qui trình nghiệp vụ, phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu công việc và thông lệ quốc tế.

– Tăng cường huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn.

– Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo chuyển biến mạnh về nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, thích ứng dần trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.

– Chăm lo phát triển con người, nâng cao mức sống nhân viên, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ....

– Thực hiện có hiệu quả công tác chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

– Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua 3 năm hoạt động, tuy còn những khó khăn nhất định nhưng hoạt động của Chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định; DT, LN đều có sự gia tăng ( lợi nhuận năm 2005: 257 triệu đồng , 2006: 2.404 triệu đồng, 2007: 12.573 triệu đồng).

HĐKD của NH luôn phát triển theo đúng định hướng của chỉ đạo của ngành, cụ thể tỷ lệ an toàn đều thỏa mãn các tỷ lệ chung của ngành. Không vượt giới hạn tín dụng cho phép. Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, dư nợ tín dụng đều có tài sản đảm bảo. Thực hiện cho vay nhiều đối tượng và TPKT khác nhau nhằm tránh rủi ro tập trung, dây chuyền.

Mặt khác, do ảnh hưởng chung về quá trình đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở nước ta còn chậm – chưa có hệ thống và công nghệ thanh toán hiện đại – nên các dịch vụ thanh toán tại NH cũng còn chậm, chủ yếu vẫn là thủ công, với chứng từ bằng văn bản giấy tờ, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao. Ngoài ra việc cung cấp các dịch vụ tư vấn về thông tin, thị trường, nghiệp vụ… cho khách hàng cũng hầu như chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, cơ chế, luật pháp của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung còn mang nặng tính hành chính, bao cấp, thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn nhất định cho hoạt động NH. Chính vì vậy, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của Ban GĐ cùng toàn thể CBNV NH nhằm tạo ra những bước tiến vững chắc

6.2 KIẾN NGHỊ

* Khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng

Cơ chế chính sách của Nhà nước cần được ban hành đồng bộ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu mới của hoạt động kinh doanh NH trong điều kiện nền kinh tế thị trường: tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện việc kinh doanh thực sự vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách, sắp xếp chấn chỉnh hoạt động của hệ thống NHTM thông qua việc sáp nhập, giải thể một số NHTM không đủ điều kiện.

Cần rà soát lại nội dung Luật Các TCTD và hệ thống các văn bản dưới luật nhằm bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các NHTM mở rộng các hoạt động dịch vụ tài chính mới.

Mặt khác, các NHTM cần chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này không mâu thuẫn hoặc ít ra không hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

Đối với ngành Ngân hàng, hằng năm hoặc sáu tháng một lần, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần tổng kết thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa NH với thương nhân nước ngoài để rút kinh nghiệm. Qua đó, các NHTM có thể rút ra những bài học quý báu để hạn chế hoặc tránh được những rủi ro, tổn thất mà một số NH đã gặp phải; đồng thời, kế thừa, phát huy những ưu điểm mà trước đó một số NH đã thực hiện thành công giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài.

* Đối với Hội sở chính

– Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản…

– Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa CB NV đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện KD trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng CB có trình độ cao trên địa bàn.

– Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của VAB

– Nên có trang phục thống nhất cho toàn hệ thống (có thể vào những ngày nhất định trong tuần), bởi những lợi thế sau:

+ Tạo được sự nhất quán không chỉ trong NH mà còn đối với công chúng trong và ngoài nước. Khi ra đường, họ thấy màu áo đó là biết ngay nhân viên của VAB.

+ Tạo cảm giác thân quen vì đi đâu cũng thấy hình ảnh của VAB (lặp đi lặp lại). Hình ảnh VAB đã có từ lâu, tuy nhiên nếu chỉ qua băng rol, tài trợ không cũng chưa đủ. Bởi khi VAB tài trợ cho bóng đá, thì những ai đam mê bóng đá mới biết, còn những thành phần khác sẽ không biết và không có ấn tượng gì…

+ Làm cho nhân viên thấy tự tin hơn khi khoác trên người một chiếc áo, một Logo biểu tượng của VAB – một NH luôn vì mục tiêu: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

– Nhanh chóng liên kết với các NH khác hệ thống (Xây dựng hệ thống liên NH trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh tình trạng thẻ của NH nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của NH đó tức 1 thẻ có thể sử dụng được nhiều máy ATM của bất kỳ NH nào.

* Đối với các Sở, Ban ngành

Tiến tới thực hiện cơ chế “một cửa”, trước hết coi trọng cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực TĐDA đầu tư, thẩm định thầu, cấp giấy phép xây dựng… phân định trách nhiệm rạch ròi, không lẫn lộn, làm thay, giữa cơ quan chủ trì, đầu mối và cơ quan phối hợp có liên quan cùng làm tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực này.

Chính quyền Thành phố Cần Thơ cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin NH trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua NH v.v…

* Đối với ngân hàng

– Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên giới chức lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi.

– Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho NH, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ở đây ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội cho các NHTM trong nước nói chung, VAB nói riêng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ và là thị trường tạo nguồn thu ngoại tệ giúp NH thu hút được các khách hàng thanh toán quốc tế.

Song song đó, cơ chế quản lý, chính sách thu hút đầu tư hiện nay ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và thông thoáng hơn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các NH tiếp cận, đầu tư cho DN vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Không những thế, việc Chính phủ ký nhiều hiệp định thương mại, đầu tư với nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã thúc đẩy gia tăng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế. Đây chính là cơ hội cho NH vay vốn và phát triển dịch vụ tín dụng trong các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất.

Ta có thể thấy nhu cầu tín dụng ở các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất là rất lớn, vì nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp và nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, những khách hàng luôn thiếu vốn cho những dự án đầu tư. Mặt khác, tình hình SXKD của doanh nghiệp khá tốt, bộ phận quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp có trình độ cao. Do vậy, các NHTM có thể hoàn toàn yên tâm hơn khi cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất vay vốn.

Nắm được mảng tín dụng đầy tiềm năng lại ít rủi ro này, VAB – CT cần phải tự hoàn thiện mình bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển đội ngũ nhân lực đủ tầm tiếp cận các DN để nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng và đạt tới thành công trong việc khai thác tín dụng tại các KCN – KCX.

Ngoài ra, NH cũng cần phối hợp chặt chẽ với các KCN, cũng như chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động, tìm giải pháp giúp doanh nghiệp vay vốn ngày càng thuận lợi hơn. Vì nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có thói quen giao dịch qua NH, mặt khác họ cũng khó có thể tin rằng NH sẽ cung ứng vốn nếu không có tài sản thế chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đức Dũng, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Đại học Quốc Gia TPHCM

2. Thái Văn Đại, 2005. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng. Đại học Cần Thơ

3. Nguyễn Thị Ánh Hồng, 2006. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM trong xu thế hội nhập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tủ sách Khoa Kinh tế trường Đại học Cần Thơ.

4. Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên, 2007. Bài giảng Quản trị tài chính 1. Đại học Cần Thơ .

5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại, 2004. Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ

6. Một số trang Web:

+ www.vietabank.com.vn

+ www.thanhnien.com

+ www.baocantho.com

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w