Về tín dụng, chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 74 - 78)

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

5.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ

5.3.2 Về tín dụng, chất lượng tín dụng

Căn cứ tình hình thực tế ở địa bàn và kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua, có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau

5.3.2.1 Về tín dụng

Tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới thành lập nữa; nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của NH; không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra trên một tỉ lệ tài sản lớn như vậy thì tổn thất của NH là rất cao. Do đó NH cần điều chỉnh lại tỷ lệ này.

– Giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản, thực hiện theo đúng lộ trình chiến lược kinh doanh dài hạn của NH.

– Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân.

Tái thẩm định lại các dự án lớn trung dài hạn…Thường xuyên cập nhật các thông tin về KT – kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm,v.v… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

– Tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu đạt tiêu chuẩn trong xây lắp, góp phần phát triển dịch vụ; đồng thời giảm tỷ trọng cho vay trong xây lắp – giảm thiểu rủi ro.

– Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với NH

– Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình (chẳng hạn quá xa so với các ngân hàng khác) nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhúm khỏch hàng. Với cỏch phục vụ chuyờn nghiệp, giải thớch rừ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của ngân hàng, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình là thượng đế, được chăm sóc chu đáo, và sẵn sàng giao dịch với ngân hàng. Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu của VAB – CT.

– Mở rộng thị trường tín dụng, chú trọng vào đối tượng khách hàng là DNV&N ngoài quốc doanh (vì nguồn vốn của họ dồi dào hơn, tác phong làm việc CNH – HĐH hơn, họ rất tích cực trong việc đầu tư mở rộng sản xuất bằng chính năng lực của mình, trong khi đó khả năng đầu tư và thực hiện quỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước rất yếu, việc tăng vốn chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng hoặc cổ phần hóa, như vậy phải chịu kãi suất, tăng chi phí và kết quả là giảm lợi nhuận trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh…), các ngành mũi nhọn của tỉnh như: Nuôi cá da trơn, xuất khẩu Nông – Thủy sản,…ưu tiên cho CN & TM DV theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

5.3.2.2 Về chất lượng tín dụng

Đồng thời với tăng trưởng tín dụng thì NH cũng phải quan tâm hơn nữa việc nâng cao chất lượng tín dụng để tăng khả năng sinh lời của NH

– Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng theo QĐ 493: đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay.

– Tăng cường công tác rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng. Thường xuyên đánh giá lại tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng.

– Thực hiện chính sách lựa chọn và sàn lọc khách hàng (có TS thế chấp…) duy trì quan hệ với khách hàng tốt, chấm dứt quan hệ với khách hàng xấu, nhằm nâng cao chất lượng TD, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

– Thực hiện cho vay đúng quy trình, quy chế. Kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi giải ngân.

– Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ và quản lý TD đối với từng món vay, khoản vay...Đảm bảo trích đúng và trích đủ DPRR

– Đội ngũ cán bộ phải đông, có kiến thức, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ cao trong việc thẩm định các dự án đầu tư – khâu quan trọng giúp NH đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế NQH phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quá trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

Muốn vậy, NH phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo sau đại học, đại học, trung học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho việc phát triển kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các NH khác.

5.3.2.3 Về công tác thu nợ

– Cố gắng thu đủ và vượt kế hoạch mức thu nợ chỉ định Hội sở giao .

– Tớch cực hơn nữa cụng tỏc kiểm tra, bỏm sỏt, theo dừi việc sử dụng vốn, thời gian trả nợ của khách hàng (xuống từng địa bàn, từng hộ), xem họ sử dụng có đúng mục đích không, việc kinh doanh của họ có gặp phải trở ngại gì không.... để kịp thời hướng dẫn hoặc thu hồi lại vốn nếu thấy có dấu hiệu không tốt đến việc trả nợ cho NH.

– Đối với các ngành nghề lĩnh vực có thời gian thu hồi chậm (xây lắp) thì NH cần xem xét và cân nhắc lại, nhằm lựa chọn ra những công trình, dự án nào khả thi nhất thì mới đầu tư, như thế sẽ rút ngắn được thời gian thu hồi nợ.

Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi nhũng biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ.

Năm 2006, nhìn chung tốc độ thu nợ của các lĩnh vực đều giảm, thu ít nhất là TM DV. NH cần phải quan tâm hơn, phối hợp với chính quyền địa phương, cùng nhau xem xét kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc lĩnh vực này, để biết

được có nên tiếp tục đầu tư nữa không, từ đó kịp thời ngăn chặn những nguy cơ (làm ăn phi pháp) có thể gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của NH.

5.3.2.4 Về dư nợ, nợ quá hạn

Thực hiện tốt công tác thu nợ, NH cũng cần phải kết hợp tốt với việc giữ vững và tăng truởng tốc độ dư nợ, vì đây là nguồn sinh lợi chủ yếu của NHTM nói chung, VAB – CT nói riêng; mà mục tiêu chủ yếu của NH là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng.

Dư nợ nhiều nhất vẫn là ngành CNCB, vì thế ta cần linh hoạt thỏa thuận thay đổi thời hạn, chính sách trả nợ, thúc đẩy với các doanh nghiệp này trả nợ khi thấy thời điểm thích hợp (lúc thị trường ổn định); tạo điều kiện cho họ vay tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giúp NH tăng vòng quay tín dụng & vòng luân chuyển vốn đối với các doanh nghiệp.

Về NQH, nếu thấy không có khả năng thu hồi thì phải tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, giúp NH bảo toàn nguồn vốn hoạt động hoặc lựa chọn phương án xử lý sao cho đỡ tốn thời gian chi phối cho cả 2 bên. Đối với tài sản phát mãi, cần tăng cường tìm đầu ra càng sớm càng tốt.

Cần xem xét nguyên nhân không trả được nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp thu hồi được nợ.

Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả.

Cần chú ý, NQH cũng thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng, để thực hiện được điều này đòi hỏi năng lực của cán bộ tín dụng phải không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w