Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 40 - 44)

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi NH.

Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được NH đặt lên hàng đầu.

Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,… làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Để thấy rõ công tác thu nợ của NH có tốt không, ta cùng phân tích bảng 3 .Nhìn chung công tác thu nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, tăng nhanh nhất vào năm 2006 đạt 399.000 triệu đồng, tăng 343.601 triệu đồng so với năm 2005 tương đương, năm 2007 đạt 328.545 triệu đồng giảm 70.455 triệu đồng so với 2006. Kết quả thu nợ cao là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, NH mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác.

4.2.2.1 Theo loại hình kinh tế

Bảng 7: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng LOẠI HÌNH KINH TẾ NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối 1 Công ty TNHH tư nhân 1.607 276 26.303 (82,82) (1.331) 9.430,22 26.027

26.207 2 Công ty cổ phần khác 3.500 686 10.109 (80,40) (2.814) 1.373,10 9.423

9.423 3 DN tư nhân 16.472 277 57.188 (98,31) (16.195) 20.545,24 56.911

56.911 4 Kinh tế tập thể 800 25.866 9.910 3.133,25 25.066 (61,68) (15.956) (15.956) 5 Kinh tế cá thể 32.988 420 218.237 (98,72) (32.568) 51.861,20 217.817 217.817 Nguồn: Phòng tín dụng

Doanh số thu nợ trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lý tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2005 thu nợ đối với kinh tế cá thể đạt 32.988 triệu đồng (chiếm 59,58%), sang năm 2006 thu nợ giảm nhiều nhất 32.568triệu đồng so với năm 2005, tương đương 98,72%. Đến năm 2007 thu nợ đối với kinh tế cá thể tăng nhanh nhất đạt 218.237, tăng 217.817 triệu đồng hay tăng 51.861,20% so với năm 2006.Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao. Nhìn chung DSTN cũng đều giảm vào năm 2006, chỉ có thu nợ đối với kinh tế tập thể là tăng. Nhưng đến 2007 thì thu nợ đối với loại hình này giảm xuống rõ rệt, giảm 15.956 triệu đồng hay 61,68% so với năm 2006.

4.2.2.2 Theo thời hạn

Bảng 8: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

ĐVT: triệu đồng THỜI HẠN TÍN DỤNG NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối 1 Ngắn hạn 51.895 378.533 264.326 629,42 326.638 (30,17) (114.207) 2 Trung và dài hạn 19.696 1.659 57.421 (91,57) (18.307) 3.361,18 55.762

Nguồn: phòng tín dụng

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2005 đạt 51.895 triệu đồng, năm 2006 đạt 378.533 triệu đồng tăng 326.638triệu đồng so với năm 2005, tương đương 629,42% và năm 2007 giảm xuống còn 264.326 triệu đồng, giảm 114.207 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng nhìn chung so với 2005 đều tăng. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Về doanh số thu nợ trung và dài hạn

Năm 2005 đạt 19.696 triệu đồng, đến năm 2006 tốc độ đã giảm rõ rệt đạt 1.659 triệu đồng, giảm 18.307triệu đồng tương đương 91,57% so với 2005. Nhưng đến năm 2007 thì tăng lên rất nhanh đạt 57.421 triệu, tăng 55.762 triệu hay 3.361,18% so với 2006. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng, đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Song song đó là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra, và tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là đối với hoạt động tín dụng.

Sang 2006, doanh số thu nợ giảm là do ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng cao tác động bất lợi đến xản xuất kinh doanh…. Thêm vào đó là các khoản đầu tư trung và dài hạn khó thu hồi vốn đã dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thu nợ. Ngoài ra trong năm 2006 ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương – chuyển sang sản xuất những mặt hàng có chu kỳ dài hơn như mặt hàng công nghiệp để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đã kéo phần lớn khách hàng của VAB – CT chuyển sang kinh doanh lĩnh vực này, làm giảm tốc độ thu nợ của NH.

Bảng 9: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐVT: Triệu đồng NGÀNH KINH TẾ NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tương đối %

Tuyệt đối Tương đối %

Tuyệt đối 1 Nông nghiệp và lâm nghiệp 0 1.186 6.477 - 1.186 446,12 5.291

2 Ngành nuôi trồng thuỷ sản 0 26.801 41.124 - 26.801 53,44 14.323

3 Ngành xây dựng 3.500 61.296 9.239 1.651,31 57.796 (84,92) (52057)

4 Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô

29.535 154.327 54.703 422,52 124.792 (64,55) (99624) 5 Xây lắp khách sạn - nhà hàng, vận tải 0 16.616 3.165 - 16.616 (80,95) (13.451) 6 Hoạt động tài chính 11 40.089 0 364.345 40.078 - (40.089) 7 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 823 514 3.068 (37,54) (309) 496,88 2.554 8 HĐ phục vụ cá nhân, công cộng 21.386 34.846 94.925 62,93 13.460 172,41 60.079 9 HĐ dịch vụ tại hộ gia đình 78 19.517 108.144 24.921 19.439 454,10 88.627 Nguồn: phòng tín dụng Về Nuôi trồng thủy sản

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp nói chung, NTTS nói riêng đã tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của NH về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng đều qua 3 năm, và tăng nhanh nhất là năm 2007 đạt 41.124 triệu đồng tăng 14.323 triệu đồng tương đương 53,44% so với năm 2006.

Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô

Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của VAB – CT không thể không nói đến vai trò quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lòng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, lĩnh vực thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô là lĩnh vực có vòng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2005 đạt

đương 422,52% so với 2005, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 54.703 triệu, giảm 99.624 triệu hay giảm 64,55% so với năm 2006.

Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải

Nhìn chung công tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2006 đạt 16.616 triệu đồng (chiếm 4,67%) thì sang năm 2007 giảm xuống còn 1% trong tổng doanh số thu nợ.

Nguyên nhân là do năm 2007 bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều công trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hoãn lại, vì thế không tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.

Nói tóm lại, công tác thu hồi nợ đối với VAB CT là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao.

Hoạt động phục vụ cá nhân công cộng

Nhìn chung DSTN đối với lĩnh vực này tằng liên tục qua các năm. Điều đó cho thấy công tác thu nợ đối với lĩnh vực này rất tốt, một phần do cán bộ tính dụng thu nợ tốt, một phần do đời sống nhân dân được cải thiện qua từng năm. cụ thể năm 2005 đạt 21.386 triệu, năm 2006 đạt 34.846 triệu tăng 13.460 triệu, hay tăng 62,93% so với năm 2005. Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên đạt 94.925 triệu, tăng 60.079 triệu hay tăng 172,41% so với 2006.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 40 - 44)