Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
4.2.1 Doanh số cho vay
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, chúng ta cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. DSCV có nhiều cách thức phân chia, cụ thể như sau:
4.2.1.1 Theo loại hình kinh tế
Bảng 4: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
ĐVT: triệu đồng
LOẠI HÌNH KINH TẾ
NĂM CHÊNH LỆCH
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tuyệt đối 1 Công ty TNHH tư nhân 10.420 5.960 48.655 (42,80) (4.460) 716,36 42.695 2 Công ty cổ phần khác 7.000 1.386 15.802 (80,20) (5.614) 1.040,11 14.416 3 DN tư nhân 34.707 2.989 81.095 (91,38) (31.718) 2.613,11 78.106 4 Kinh tế tập thể 1.850 75.245 13.183 3.967,29 73.395 (82,47) (62.062) 5 Kinh tế cá thể 64.960 39.322 537.350 (39,46) (25.638) 1.266,53 498.028
Nguồn: Phòng tín dụng Qua bảng 4 ta thấy, doanh số cho vay của NH nhìn chung tăng liên tục qua các năm. Trong đó, cho vay đối với kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2005 là 64.960 triệu ( chiếm 54,61%), 2006 là 39.322 triệu, 2007 là 537.350 triệu. Kế đến là DN tư nhân có DSCV năm 2005 là 34.707 triệu ( chiếm 29,18%), 2006 giảm xuống còn 2.989, đến 2007 thì tăng lên 81.095 triệu. Nhìn chung vào năm 2006 thì cho vay đối với các loại hình kinh tế đều giảm ( giảm nhiều nhất là DN tư nhân giảm 31.718 triệu ( 91,38%), chỉ có cho vay đối với kinh tế tập thể tăng 73.395 triệu (tăng
tế tập thể tăng cao. Đến năm 2007 thì nhu cầu vay vốn của kinh tế cá thể, DN tư nhân tăng cao trở lại, ngược lại nhu cầu vay vốn của kinh tế tập thể giảm xuống thấp nhất chỉ còn 13.183 triệu ( đã giảm 62.062 triệu so với năm 2006). .
Muốn đạt được DSCV nhiều như thế không phải dễ, đó là nhờ NH có nhiều chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế (nhất là sau cơn bão, lụt j năm 2005), giúp khách hàng có vốn an tâm SX, mở rộng ngành nghề; đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín; đồng thời thực hiện tốt các khâu: thẩm định hồ sơ vay, nâng cao năng lực thẩm định, không gây khó dễ cho dân, giảm bớt các thủ tục không cần thiết… Có như vậy, hoạt động sản xuất của họ không bị ngưng trệ, khả năng hoàn vốn cao và NH cũng được lợi thế hơn (giảm rủi ro tín dụng, vòng quay tín dụng được rút ngắn).
4.2.1.2 Theo thời hạn
Trong hoạt động cho vay, cho vay ngắn hạn thì luôn thu hồi vốn nhanh và ít xảy ra rủi ro. Bảng số liệu sau giỳp ta thấy rừ cơ cấu cho vay của Ngõn hàng.
Bảng 5: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
ĐVT: triệu đồng
THỜI HẠN TÍN DỤNG
NĂM CHÊNH LỆCH
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối 1 Ngắn hạn 99.272 472.203 508.938 375,66 372.931 7,78 36.735 2 Trung và dài hạn 19.665 49.657 187.147 152,51 29.992 276,88 137.490
Nguồn: Phòng tín dụng
Tín dụng ngắn hạn
Trong hoạt động cấp tín dụng, nếu xét về thời hạn thì VAB-CT chủ yếu cho vay ngắn hạn, chiếm hơn 84% DSCV. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn: bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân nên vòng quay vốn rất nhanh, NH có thể cho vay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình.
Nhìn bảng 5, ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn và tỷ trọng của nó tương đối ổn định (trên 84% tổng DSCV) trong thời gian qua.
Năm 2006 tăng nhanh và rừ rệt nhất 375,66% so với năm 2005 là 1 phần do NH thực hiện theo chính sách chung của hội sở giao. Khi đó cho vay ngắn hạn nhiều, vòng quay vốn nhanh, thu hồi nợ tốt, dẫn tới sự gia tăng doanh số.
Sự gia tăng doanh số đã phần nào phản ánh tình hình KT của Tỉnh CT: tuy khó khăn nhưng nhờ biết cách linh hoạt, luân phiên thay đổi nuôi trồng các mặt hàng nông nghiệp theo vụ mùa thích hợp, nên những năm vừa qua SX nông nghiệp thu được kết quả cao, các mặt hàng nông sản trúng mùa, trúng giá, sản lượng XK và tiêu thụ tăng lên; từ đó kích thích các hộ nông dân đầu tư vốn phát triển SX để tăng thu nhập, làm tăng sức mua của XH; đồng thời góp phần kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Và khi các thành phần kinh tế khác phát triển, cho thấy mức độ ổn định của nền kinh tế tỉnh nhà và tính an toàn cao về tình hình tín dụng của các NH nói chung, VAB – CT nói riêng.
Tín dụng trung và dài hạn
Bên cạnh sự ổn định ban đầu về cơ sở hạ tầng, thì CT vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các công trình mới nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà. Đây là những dự án lâu dài và trọng điểm, đòi hỏi Lãnh đạo các cấp phải quan tõm chỉ đạo sõu sỏt, theo dừi tiến độ thi cụng chặt chẽ, lựa chọn cỏc nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng tiến độ cấp trên giao. Để có được điều đó, tỉnh phải huy động nguồn vốn rất lớn để kịp thời kế hoạch, không để bất kỳ hoạt động nào bị trì hoãn. Và một trong những đơn vị có sự đóng góp lâu dài và ổn định cho việc xây dựng tái thiết tỉnh nhà – đó là VAB – CT. Đặc trưng của nguồn vốn này là thời gian hoàn vốn dài, thể hiện bằng con số cụ thể trong bảng cân đối của NH là khoản mục Tín dụng trung dài hạn. Mục đích của tài khoản này nhằm giúp khách hàng mở rộng SXKD, phát triển cơ sở hạ tầng...
DSCV trung – dài hạn cũng tăng theo từng năm là phù hợp với thực trạng chung. Cụ thể vào năm 2006 tăng 29.992 triệu ( tăng 152,51%) so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 137.490 (tăng 276,88%) so với 2006.
4.2.1.3 Theo lĩnh vực (theo ngành)
Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn chú trọng cho vay những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, ớt rủi ro. Bảng số liệu sau sẽ thấy rừ cơ cấu cho vay theo từng ngành của ngân hàng.
Bảng 6: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC
ĐVT: Triệu đồng
NGÀNH KINH TẾ
NĂM CHÊNH LỆCH
2006/2005 2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối 1 Nông nghiệp và lâm nghiệp 0 2.900 34.118 - 2900 1.076,48 31.218 2 Ngành Nuôi trồng thuỷ
sản
4.000 42.848 77.599 971,20 38.848 81,10 34.751 3 Ngành xây dựng 7.410 64.029 35.298 764,08 56.619 (44,87) (28.731) 4 Ngành thương nghiệp sửa
chữa xe có động cơ, môtô
60.012 193.353 72.153 222,19 133.341 (62,68) (121200) 5 Xây lắp, khách sạn – nhà
hàng, vận tải
0 52.980 12.915 - 52.980 (75,62) (40.065)
6 Hoạt động tài chính 100 40.000 0 39.900 39.900 - (40.000)
7 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
873 2.650 6.246 203,55 1.777 135,70 3.596
8 HĐ phục vụ cá nhân, công cộng
46.042 83.143 231.188 80,58 37.101 178,06 148.045
9 HĐ dịch vụ tại hộ gia đình 400 39.370 221.506 9.742,50 38.970 462,63 182.136
Nguồn: Phòng tín dụng Qua bảng 6 nhìn chung doanh số cho vay của các ngành tăng qua 3 năm, cụ thể như sau ( chỉ phân tích những ngành trọng tâm)
Về Nuôi trồng thủy sản
Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn không có nghĩa là giảm giá trị sản xuất nông nghiệp vì Cần Thơ là một tỉnh có thế mạnh về thủy sản (sau cây lúa), mà ta phải đẩy mạnh hơn nữa triển khai đồng bộ các quy trình đề án, khắc phục dần sản xuất tự phát, hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung gắn với CNCB; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến, bảo quản…, hạ giá thành, nhằm tăng giá trị nông sản, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều trong 3 năm vừa qua. Và góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh (đặt biệt là về Nuôi trồng thủy sản) đó là VAB – CT, được thể hiện qua DSCV hàng năm. Cụ thể năm 2006 đạt 42.848 triệu đồng tăng 32.848 triệu đồng so với năm 2005 (4.000 triệu đồng) tương đương 971,20%; năm 2007 đạt 77.599 triệu đồng tăng 34.751 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 81,10%.
Số liệu trên cho thấy về tuyệt đối giá trị sản xuất phải tăng theo từng năm để nâng cao thế mạnh của mình, nhưng về tương đối tốc độ tăng có giảm để đáp ứng tình hình thực tế của địa phương – chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH.
Tuy vậy, tỷ trọng cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tăng đến 11,22%
năm 2007 vì trong năm thị trường không ổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất, dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn; do đó họ đã xin ngân hàng vay vốn thêm nhằm kịp thời quy trình sản xuất của mình.
Về Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô
Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng không liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2005 đạt 60.012 triệu đồng; năm 2006 đạt 193.353 triệu đồng tăng 133.341 triệu đồng tương đương 222,19% so với năm 2005; năm 2007 chỉ đạt 72.153 triệu đồng giảm 121.200 triệu đồng tương đương 62,68%.
Đây là lĩnh vực hoạt động luôn được Cần Thơ quan tâm đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, đa dạng hàng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào năm 2007 thì do chính sách và mục tiêu của ngân hàng, cộng với số lượng xe môtô lưu thông đã bảo hoà, không có còn tăng ồ ạt như trước nữa, làm cho DSCV đối với ngành này giảm xuống.
Về Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải
Cần Thơ là một thành phố nằm ở trung tâm Đồng bằng, giáp với nhiều tỉnh thành, nên có nhiều khách đến tham quan và giải trí. Vì vậy nhu cầu về chỗ nghỉ ngơi và khu vui chơi ăn uống tăng cao. Nắm được tình hình thực tế, VAB - CT cũng đã đầu tư vào những ngành này với tỷ trọng khá lớn, thể hiện năm 2006 là 52.980 triệu đồng.
Do năm 2005 ngân hàng mới thành lập nên chưa nhận thấy được điều này, cộng với nguồn vốn còn hạn hẹp ,cộng với ngành này thu vốn và lãi rất lâu nên vào năm này năm 2005 chưa cho vay đối với ngành này. Đến năm 2007 DSCV đối với ngành này đã giảm xuống 12.915 triệu đồng. Nguyên nhân do chính sách của ngân hạn muốn cân đối lại cơ cấu cho vay nên ngành đã giảm xuống.
Về Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng
Qua bảng số liệu cho thấy DSCV đối với ngành này tăng liên tục qua các năm.
Cụ thể năm 2005 đạt 46.042 triệu đồng, sang năm 2006 DSCV đối với ngành này tăng lên đạt 83.143 triệu, tăng lên 37.101 triệu đồng hay tăng 80,58% so với năm
2005. Đến năm 2007 DSCV tiếp tục tăng cao đạt 231.188 triệu, tăng 148.045 triệu hay 178,06% so với năm 2006. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về công cộng cung tăng cao. Vì ngành này giúp cải thiện đời sống của người dân nên ngân hàng tập trung đầu tư và phát triển dẫn đến sự gia tăng qua các năm.