Chỉ tiêu về rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 68)

* Rủi ro tín dụng

Cho vay khách hàng – là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, chiếm tỷ lệ lớn (hơn 90%) trong tổng đầu tư của VAB – CT. Tuy nhiên lại là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì nó rất nhạy cảm với môi trường KT – CT – XH.

Bảng 23: CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

A Tài sản nhạy cảm lãi suất Tr.VND 101.636 478.453 530.600

TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 2.364 6.250 21.662 Cho vay ngắn hạn Tr.VND 99.272 472.203 508.938

B Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Tr.VND 75.267 131.524 212.876

Tiền gửi ngắn hạn Tr.VND 42.369 80.398 109.846

Tiền vay ngắn hạn (G) Tr.VND 0 0 0

Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn Tr.VND 31.898 51.126 103.030

C Nợ quá hạn Tr.VND 472 0 1.329

D Tổng Dư nợ Tr.VND 63.570 219.227 593.260

E Tài sản thanh khoản Tr.VND 119.889 489.565 535.727

Tiền mặt Tr.VND 18.253 11.112 5.127

TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 2.364 6.250 21.662 Cho vay ngắn hạn Tr.VND 99.272 472.203 508.938

F Tổng nguồn vốn huy động Tr.VND 57.520 142.590 230.040

1 Rủi ro tín dụng (C/D) % 0,74 - 0,22

2 Rủi ro lãi suất (A/B) % 135,03 363,77 249,25

3 Rủi ro thanh khoản [(E-G)/F] % 208,43 343,33 232,88 Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ

Qua bảng 22 cho thấy tỷ lệ rủi ro này ngày càng giảm qua các năm, khoản rủi ro này nằm trong mức chỉ tiêu do hội sở đề ra cho chi nhánh (chỉ tiêu hội sở giao cho chi nhánh ở năm 2005 là ≤ 3,5%; còn ở năm 2007 là ≤ 3%). Cụ thể năm 2005 là 0,74%; đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên vừa phải 0,22%.

Chỉ số này giảm nhờ vào sự nổ lực của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ cũng như ban lãnh đạo đã giao nhiệm vụ đến từng cán bộ tín dụng về các khoản thu NQH cuối mỗi kỳ/ mỗi tháng, đến khi kết thúc niên độ sẽ tiến hành tổng kết lại nhằm khen thưởng cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, với mục đích hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Hay nói khác hơn là do phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp NH tránh được rủi ro, bởi cho vay với kỳ hạn trả nợ dài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả…; nhưng nếu vì lý do đó mà NH hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất đi phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động cho vay trung và dài hạn bởi lãi suất cho hoạt động này cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.

* Rủi ro lãi suất

Chỉ số rủi ro lãi suất của chi nhánh trong 3 năm qua có sự biến động như sau: năm 2005 là 135,03%; năm 2006 là 363,77% (tăng 228,74% so với năm 2005) Đến năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn 249,25% ( giảm 114,52% so với 2006). Thực tế thì tỷ số này nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng khi có sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập sẽ bị giảm ngược lại nếu lãi suất giảm thì thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng lên. Nguyên nhân tỷ số này luôn lớn hơn 1 là do NH chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất trên thị trường, sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Cụ thể, với tỷ trọng tài sản Nợ dài hạn (Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư) chiếm rất nhỏ khoảng 11%, nếu đem đầu tư tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, NH có nguy cơ bị rủi ro.

* Rủi ro thanh khoản

Qua bảng trên cho thấy tỷ số này như sau, năm 2005 là 208,43%, sang năm 2006 là 343,33%, tăng 134,9% so với năm 2005. Đến năm 2007 giảm xuống còn 232,88%, đã giảm 110,45% so với 2006. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng thanh thanh toán cho khách hàng là thấp, chưa tạo được niềm tin và sự tín nhiệm nhiều ở khách hàng. Năm 2007 tỷ số này đã giảm xuống, cho thấy năm này tình hình thanh khoản đã được cải thiện nhưng vẫn còn khá cao.

Tóm lại, chính những rủi ro trên đã gây ra những tổn thất về tài chính cho VAB – CT: làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận lẽ ra phải đạt từ 835% trở lên như năm 2006, thì năm 2007 chỉ đạt mức 423%. Do đó NH cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Qua kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ có thể rút ra được một số thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian qua; từ đó đưa ra vài giải pháp cụ thể giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động trong tương lai.

5.1.1 Thuận lợi

– Có vị trí thuận lợi, Thành phố Cần thơ là trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. – Được sự quan tâm của TW và chính quyền địa phương.

– Nằm ngay Quốc lộ, giao thông thuận lợi

– Thu hút được nhiều khách hàng, các DN, công ty lớn làm ăn hiệu quả.

– Các quy chế, quy trình được chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh trong hoạt động.

– Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần.

– Chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn biến tích cực.

– Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ HĐH phát triển khá nhanh. 5.1.2 Khó khăn

– Cán bộ lãnh đạo của NH cũng như các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

– Cơ sở vật chất tại chi nhánh còn hạn chế, công nghệ kỹ thuật chưa hiện đại

– Tình hình xuất nhập khẩu nông – thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều doanh nghiêp là khách hàng của chi nhánh, làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

5.2 GIẢI PHÁP CHUNG

Các chi nhánh quán triệt nội dung chỉ đạo, điều hành đến 30/9/2007:

+ Tăng trưởng Dư nợ tín dụng cuối kỳ đến 30/9/2007 toàn ngành dưới 15% + Chỉ số hiệu quả hoạt động ROA ≥ 1

– Hàng tháng, quý Chi nhánh theo dõi và có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo đúng hướng dẫn của NH Hội sở để thực hiện yêu cầu quản trị điều hành tại Chi nhánh và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Hội sở đạt được mục tiêu lợi nhuận cao, rủi ro thấp.

– Giám đốc Chi nhánh phối hợp với cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên đơn vị mình nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

– Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, chi nhánh phản ánh kịp thời về Hội sở chính để xử lý.

5.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Sau khi phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VAB – CT thông qua các chỉ tiêu quan trọng, thì nhìn chung ta thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Song, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế chưa khắc phục đuợc. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết xử lý cũng như tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của mình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn của ngân hàng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau

– Tăng cường đưa cán bộ, nhân viên thực hiện công tác triển khai, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệp, công ty lớn, làm ăn hiệu quả, qua đó giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ.

– Tranh thủ tối đa sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp nhằm đảm bảo kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH (tiết kiệm thời gian thẩm định), nhất là khi tiếp cận tìm hiểu các đối tác, các DN trước khi ký hợp đồng cho vay được nhanh chóng, an toàn.

– Tiếp tục duy trì đối với khách hàng có uy tín trên địa bàn, thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của các DN (ngay cả trên địa bàn trong tỉnh), xem SP của họ có còn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hiện nay và

tương lai không, sản phẩm đó ở giai đoạn phát triển nào, lỗi thời hay chưa, từ đó đưa ra giải pháp là tiếp tục đầu tư hay không.

5.3.1 Về huy động vốn

Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các TCKT, đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của Ngân hàng; nhanh chóng nắm bắt cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà máy (ưu tiên cho những đơn vị có tiếng, thương hiệu mạnh), nơi có nhiều khu công nghiệp mọc lên. Muốn vậy, khả năng thăm dò thị trường của NH phải cao và nhanh nhạy.

– Tạo ra các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả như phát triển dịch vụ thẻ nhằm huy động vốn thông qua dịch vụ thẻ: mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, giao thẻ tận nhà, ưu tiên cho học sinh, sinh viên…

– Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phẩm huy động vốn (Đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, chương trình tài trợ (học bổng cho Sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi có/ không có sử dụng dịch vụ BIDV; thể thao; văn nghệ; các chương trình lớn và thường xuyên được tổ chức trên địa bàn: “Vầng trăng cổ nhạc”…),… nhằm mang đến lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình; đồng thời cũng tạo dấu ấn, niềm tin trong lòng công chúng).

– Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong giao tiếp: nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn của khách hàng (không hẹn khách hàng quá lâu khi không đủ vốn cho vay...). Muốn vậy, Ngân hàng phải luôn đảm bảo lượng tiền dự trữ đủ lớn, kịp thời phân phối khi cần thiết.– Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.

– Phấn đấu tăng huy động TG thanh toán và TG có kỳ hạn dài.

– Chủ động đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng; thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: TK tích lũy, TK gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, có tặng phẩm, tiết kiệm ổ trứng vàng… với nhiều mức lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh

Đối với nguồn vốn xin điều chuyển – đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt vốn trong thời điểm nhất định – NH cần tính toán một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất khá cao).

Bên cạnh đó, cán bộ NH cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và đưa ra chính sách thu hút vốn tốt nhất như vận động, khuyến khích người dân gửi NH từ tiền nhàn rỗi này để sinh lời. Chẳng hạn, theo dự án tuyến đường Nam Sông Hậu, nhiều hộ dân sẽ có nguồn thu nhập bất ngờ từ việc được bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu khai thác triệt để các nguồn này sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt áp lực về nguồn vốn, đặc biệt là khi lượng tiền gửi của Kho bạc nhà nước không còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nữa.

5.3.2 Về tín dụng, chất lượng tín dụng

Căn cứ tình hình thực tế ở địa bàn và kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua, có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau

5.3.2.1 Về tín dụng

Tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới thành lập nữa; nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của NH; không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra trên một tỉ lệ tài sản lớn như vậy thì tổn thất của NH là rất cao. Do đó NH cần điều chỉnh lại tỷ lệ này.

– Giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản, thực hiện theo đúng lộ trình chiến lược kinh doanh dài hạn của NH.

– Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung dài hạn…Thường xuyên cập nhật các thông tin về KT – kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm,v.v… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

– Tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu đạt tiêu chuẩn trong xây lắp, góp phần phát triển dịch vụ; đồng thời giảm tỷ trọng cho vay trong xây lắp – giảm thiểu rủi ro.

– Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với NH

– Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình (chẳng hạn quá xa so với các ngân hàng khác) nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với cách phục vụ chuyên nghiệp, giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của ngân hàng, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình là thượng đế, được chăm sóc chu đáo, và sẵn sàng giao dịch với ngân hàng. Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu của VAB – CT.

– Mở rộng thị trường tín dụng, chú trọng vào đối tượng khách hàng là DNV&N ngoài quốc doanh (vì nguồn vốn của họ dồi dào hơn, tác phong làm việc CNH – HĐH hơn, họ rất tích cực trong việc đầu tư mở rộng sản xuất bằng chính năng lực của mình, trong khi đó khả năng đầu tư và thực hiện quỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước rất yếu, việc tăng vốn chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng hoặc cổ phần hóa, như vậy phải chịu kãi suất, tăng chi phí và kết quả là giảm lợi nhuận trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh…), các ngành mũi nhọn của tỉnh như: Nuôi cá da trơn, xuất khẩu Nông – Thủy sản,…ưu tiên cho CN & TM DV theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

5.3.2.2 Về chất lượng tín dụng

Đồng thời với tăng trưởng tín dụng thì NH cũng phải quan tâm hơn nữa việc nâng cao chất lượng tín dụng để tăng khả năng sinh lời của NH

– Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng theo QĐ 493: đánh giá, xếp hạng

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w