Một số hãng hàng không giá rẻ thành công trên thế giới

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh hãng hàng không giá rẻ jetstar pacific giai đoạn 2010 2015 (Trang 44 - 48)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ MÔ HÌNH HÀNG KHÔNG

1.4 Một số hãng hàng không giá rẻ thành công trên thế giới

RyanAir:

Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu, thành lập năm 1985 với trụ sở đặt tại thành phố Dublin của Cộng Hoà Ireland. Trong năm 2009, Ryan Air đang khai thác đội bay gồm 190 chiếc Boeing 737-800 mới với mạng bay gồm 146 điểm trên thế giới. Dự kiến năm 2009, Ryan Air vận chuyển khoảng 67 triệu lượt khách.

Trong giai đoạn hoạt động đầu tiên, Ryanair chỉ có 1 máy bay và hoạt động theo mô hình hàng không truyền thống với đường bay duy nhất nối London – Waterford (đông nam Ireland). Do gặp phải sự cạnh tranh của 2 hãng hàng không lớn là Hàng không quốc gia Anh (British Airways) và hàng không quốc gia Ireland Aer Lingus, Ryanair liên tục lỗ và đối diện với nguy cơ phá sản. Để tồn tại trước những gã khổng lồ như vậy, Ryanair quyết định đi theo mô hình hàng không giá rẻ đang rất thành công tại Mỹ

là Southwest Airlines. Nhờ đi theo hướng đi mới, Ryanair không những thoát khỏi sức ép của các hãng hàng không lớn đang cạnh tranh trên thị trường và phát triển thành hãng hàng không lớn thứ 3 tại Châu Âu (tính theo lượt khách chuyên chở). Phương châm hoạt động của Ryanair chính là tính đơn giản và linh hoạt, tiết kiệm chi phí tối đa nhờ khả năng quay vòng máy bay nhanh. Đội tàu Boeing 737-800 của Ryanair có tuổi trung bình là 2.8 năm, trẻ nhất tại Châu Âu. Ryanair trung thành với ý tưởng cung cấp giá rẻ nhất có thể cho khách hàng so với các hãng hàng không khác. Điều này thể hiện rừ qua kết quả đỏnh giỏ của hiệp hội đỏnh giỏ chất lượng hàng khụng Skytrax đỏnh giỏ Ryanair chỉ được 2 sao, trong khi đó xét trên tổng lượt khách chuyên chở hãng hiện đang đứng thứ 3 tại Châu Âu. Ryanair được coi là một trong những hãng hàng không đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng của khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin để đem lại sự thuận tiện cho khách cũng như khả năng tiết kiệm chi phí tối đa. Năm 2006, Ryanair chính thức bán vé trên website và chỉ vài tháng sau khi bán online, hãng đã cung cấp dịch vụ cho khách tự làm thủ tục chuyến bay trực tuyến, đăng ký chỗ ngồi qua tổng đài nhắn tin di động SMS. Ryanair chính thức bán vé trực tuyến từ cuối năm 2005 và không đầy 1 năm sau đó 99% khách hàng mua vé máy bay của Ryan trên internet. Hệ thống đại lý chính thức bị gạch tên trong mô hình kinh doanh của Ryanair.

Jetstar:

Jetstar là một trong 2 hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Châu Úc, mặc dù chỉ mới thành lập năm 2004. Nhờ chiến lược phát triển đúng đắn, Jetstar đã lớn mạnh một cách nhanh chóng và cho đến tháng 6 năm 2009, Jetstar đang sở hữu 1 đội bay gồm 44 chiếc, trong đó 33 Airbus 320, 5 Airbus A321 và 6 A330. Ý tưởng xuyên suốt hoạt động của Jetstar chính là giá rẻ và tất cả các hoạt động của Jetstar đều nhằm đem lại mức giá rẻ nhất cho khách hàng.

Là hãng hàng không giá rẻ, tuy nhiên Jetstar không chú trọng vào sự đơn giản và linh hoạt. Mô hình hoạt động của Jetstar có thể coi là sự kết hợp hài hoà giữa mô hình giá

rẻ và mô hình hàng không truyền thống. Jetstar vẫn khai thác dịch vụ hạng thương gia (business class), có hệ thống quản trị doanh thu khá cồng kềnh tương tự như các hệ thống quản trị của hàng không truyền thống. Đặc biệt vẫn duy trì bán vé liên chặng và bán vé thông qua kênh bán liên kết với các hãng hàng không truyền thống khác trên thế giới (kênh bán interline). Ngoài ra Jetstar phát triển mạng bán thông qua hệ thống đặt chỗ toàn cầu (GDS) và kênh bán đại lý trực tuyến. Mạng đường bay Jetstar đã phủ khắp nội địa Úc và New Zealand bao gồm 19 điểm đến các thành phố lớn.

Mặc dù mới thành lập và hoạt động được hơn 5 năm, tuy nhiên Jetstar tận dụng tốt ưu thế sân nhà để khai thác triệt để thị trường nội địa Úc và New Zealand. Từ căn cứ địa vững chắc, Jetstar đã bắt đầu vươn ra thế giới bên ngoài với các đường bay quốc tế với một chiến lược phát triển rất độc đáo, đó là sử dụng nhượng quyền thương hiệu (franchising) và sáp nhập - thôn tính (Merger and aquisition). Bước đi đầu tiên bắt đầu tại Singapore với Jetstar Asia với 30% vốn đầu tư vào hãng này và đổi lại thương hiệu Jetstar được nhượng quyền một cách khéo léo tại Singapore. Cho đến tháng 4.2009, Jetstar chính thức trở thành cổ đông lớn nhất trong Jetstar Asia (chiếm trên 51% vốn góp) và bắt đầu sử dụng thương quyền của Singapore để bay đến các nước như Trung Quốc, Nhật, Hồng Công, đúng như dự án phát triển các đường bay quốc tế của Jetstar.

Tháng 5.2008, Tập đoàn Qantas (tập đoàn mẹ của Jetstar) đã ký thoả thuận đầu tư 30%

vốn vào công ty Pacific Airlines cùng với hợp đồng nhượng quyền thương hiệu Jetstar tại thị trường Việt Nam. Từ đây, thương hiệu Jetstar đã trở nên quen thộc với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các sản phẩm – dịch vụ Jetstar Pacific cung cấp cho khách hàng.

Cho đến tháng 6.2009, cộng đồng Jetstar đã có 3 thành viên là Jetstar Úc, Jetstar Singapore (bao gồm cả hãng hàng không giá rẻ Value Air) và Jetstar Pacific.

Southwest Airlines:

40

Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất nước Mỹ, thành lập năm 1971. Hiện nay Southwest Airline sở hữu trên 530 máy bay Boeing 737 với tuổi đời trung bình khá trẻ: 9; bình quân 3200 chuyến bay/ngày trên 66 thành phố tại Mỹ và dự báo trong năm 2009, Southwest sẽ vận chuyển khoảng 100 triệu lượt khách.

Air Asia

Một trong những hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Châu Á, thành lập năm 2001. Hiện nay Air Asia hiện đang khai thác đội bay gồm 72 máy bay Airbus A320 – A321 và A330, khai thác trên 61 điểm đến trên thế giới với bình quân hơn 4090 chuyến bay/ngày. Air Asia hiện đang tập trung đầu tư phát triển các đường bay tầm xa thay vì các đường bay tầm ngắn và tầm trung như các hãng LCC khác hiện đang thực hiện.

Đây cũng có thể coi như là một bước phát triển mới của mô hình LCC so với trước đây khi sử dụng tàu bay lớn A330 để bay đường dài thay cho thế hệ các tàu bay B737 và A320/A321 chỉ bay được các chuyến bay tầm ngắn và tầm trung.

Mô hình Air Asia được xây dựng dựa trên tính đơn giản và hiệu quả. Tại các điểm đến Airsia không thành lập các văn phòng chi nhánh hay văn phòng đại diện mà chỉ có duy nhất 1 phòng vé xử lý tất cả nghiệp vụ. Từ Malaisia, Air Asia đã vươn tay sang Thái Lan, PhiLippin theo hình thức đầu tư vào các hãng hàng không địa phương để tạo thành hệ thống AirAsia bao gồm Thai AirAsia, Philipin Airasia. Tại thị trường Việt Nam, AirAsia đã từng đặt vấn đề đầu tư vào vận tải hành khách thông qua hình thức mua cổ phần Pacific Airlines, và sau đó là liên doanh hàng không với tập đoàn Vinasin, nhưng cả 2 dự án đều không thành công do không đạt được thoả thuận với đối tác Trong bốn mụ hỡnh trờn đều cú những điểm mạnh và điểm yếu khỏc biệt, tuy nhiờn rừ ràng mô hình hàng không giá rẻ dựa trên nguyên tắc chung nhất là yếu tố giá rẻ, nhưng khi áp dụng vào từng khu vực và môi trường kinh doanh cụ thể thì sẽ có những cách vận dụng khác nhau. Do vậy áp dụng mô hình hàng không giá rẻ vào Việt Nam cũng

sẽ phải kết hợp giữa các yếu tố môi trường và điều kiện cạnh tranh để tạo nên một mô hình hàng không giá rẻ phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh hãng hàng không giá rẻ jetstar pacific giai đoạn 2010 2015 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w