2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1 Yếu tố kinh tế
Năm 2008, kinh tế thế giới suy giảm mạnh và tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 4 năm qua kể từ sau khi cuộc chiến tranh Irắc nổ ra, đó là nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP thế giới trong năm 2008 chỉ đạt 3.7%, thấp hơn 1.3% so với mức tăng trưởng 5% của năm 2007 và thấp hơn 1.4% so với mức tăng trưởng 5.1% của năm 2006 (nguồn số liệu IMF).
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu (%)
“Nguồn: Các chỉ số cơ bản của kinh tế thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam”[1]
Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới đều giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng lan toả của nó. Suy thối khơng chỉ xảy
ra ở những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung Châu Âu mà nó cịn xảy ra ngay ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ…
Khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đến nền kinh tế thế giới qua các kênh thương mại, đầu tư nước ngồi và kết quả nó đã làm thương mại thế giới tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 5 năm qua là 4.5%, giảm 1% so với năm 2007 (5.5%) và giảm 4% so với mức tăng trưởng của 2006 (8.5%) (Tổ chức thương mại thế giới WTO). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới năm 2008 chỉ đạt 1.600 tỷ usd, giảm 10% so với mức 1.833 tỷ usd năm 2007.
Trong bối cảnh chung của suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra, kinh tế Việt Nam dù chưa thực sự liên thơng tồn diện với kinh tế thế giới vẫn bị tác động khá mạnh.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 đạt 6.23%; năm 2009 dự kiến đạt dưới 5%, giảm khá mạnh so với đỉnh cao là 2007 đạt 8.44% và thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, khách quan mà nói, con số tăng trưởng như vậy là kết quả rất đáng khích lệ đối với Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm rộng khắp các khu vực.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)
“Nguồn: Thời báo Kinh tế 2008 – 2009: nhận dạng và dự báo”[1]
GDP bình quân đầu người trong năm 2008 vẫn giữ được đà tăng trưởng khá tốt so với năm trước. Thu nhập bình quân năm 2008 đã tăng 3.6 lần so với mức thu nhập bình quân năm 1995, tăng 2,5 lần so với năm 2000. Năm 2008 cũng là năm đầu tiên thu nhập bình quân của người Việt Nam đã vượt qua con số 1000usd/đầu người và đưa Việt Nam từ vị trí 141 lên thứ hạng 120 trên tổng số 174 quốc gia trên thế giới. Mức thu nhập bình quân năm 2008 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức thốt hỏi khu vực các nước có thu nhập thấp, chuyển lên nhóm có thu nhập trung bình thấp thuộc nhóm lớn có thu nhập trung bình. Việt Nam đã về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra là năm 2010 sẽ thốt khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ GDP bình quân đầu người (USD)
“Nguồn: Thời báo Kinh tế 2008 – 2009: nhận dạng và dự báo”[1]
Lạm phát tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức 2 con số trong năm 2008, đạt 19.89%, cao nhất từ năm 1992 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do giá tiêu dùng trong nước tăng
mạnh trong 6 tháng đầu năm 2008 và do cộng hưởng của lạm phát cao trên thế giới và khởi đầu từ sự sụp đổ của thị trường bong bóng bất động sản của Mỹ từ tháng 7.2007 dẫn đế sự sụp đổ của rất nhiều tập đồn tài chính – ngân lớn trên thế giới tại Mỹ và Châu Âu.
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng/giảm giá tiêu dùng qua các năm (%)
“Nguồn: Thời báo Kinh tế 2008 – 2009: nhận dạng và dự báo”[1]
2.1.2 Mơi trường văn hố, chính trị, xã hội, pháp luật
Chính trị: Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền tảng chính trị ổn định và an tồn bậc nhất trên thế giới. Bạo động, biểu tình, khủng bố… hầu như không xuất hiện tại Việt Nam. Điều này được thể hiện qua lượng khách quốc tế du lịch và kinh doanh đến Việt nam ngày càng gia tăng và Việt Nam đã thực sự được xem là điểm đến du lịch an tồn và thân thiện.
Dân số: tính đến 01.04.2009, dân số Việt Nam là 84.3 triệu người thuộc trên 60 dân tộc khác nhau và mật độ dân số tập trung đông nhất tại 3 khu vực chính là khu vực phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh), khu vực phía Bắc (thủ đo Hà Nội) và các tính Miền Trung (Đà Nẵng). Dân cư đơng lại tập trung chủ yếu vào các trung tâm cách xa nhau theo chiều dài đất nước của hình chữ S là một trong những yếu tố rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng khơng nói riêng phát triển mạnh. Có thể nói kinh tế Việt nam kể từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đem lại một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân. Điều này thấy rõ qua chỉ số tỷ lệ thất nghiệp giảm dần qua các năm kể từ 1998 (6.9%) đến trước thềm 2008 (4.64%). Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2008 duy trì ở mức tương đương với năm 2007 là 4.65%, tuy nhiên dự kiến trong năm 2009 sẽ bị đẩy lên khoảng 5.6% do tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ kỳ vọng ở mức 5%.
Biểu đồ 2.5: Đồ thị tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị.
Sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vai trị điều tiết của Nhà nước thể hiện qua các chính sách tầm vĩ mơ như kiềm chế lạm phát, lành mạnh thị trường tài chính tiền tệ, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, xuất nhập khẩu… Đối với một số ngành mang tính chiến lược, Nhà nước có một số chính sách bảo hộ đặc biệt để đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước. Vận tải hàng khơng là một ví dụ: để đảm bảo các doanh nghiệp trong nước kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường cho đến hết 2015 tối đa 5 doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Đối với vận tải hành khách, chính sách khống chế giá trần đối với tất cả các đường bay trong nước đã bó hẹp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua khi giá xăng dầu lên mức đỉnh điểm là 149usd/thùng, giá trần qui định vẫn duy trì bằng với thời điểm khi xăng dầu chỉ 35 – 40usd/thùng. Thấy được sự bất cập trong điều hành giá trần, tháng 1.2009 nghị định số 103/CP được ban hành với mục đích xố bỏ khung giá trần của Bộ Tài Chính đối với vận tải hàng khơng, tuy nhiên đến nay nghị định này vẫn chưa được đi vào thực tiễn vì cịn nhiều văn bản chồng chéo chưa giải quyết dứt điểm.
2.1.3 Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng
Việt Nam là nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới khá nhanh, tuy nhiên do kinh tế Việt Nam vẫn thuộc khu vực các nước đang phát triển nên thời gian chưa đủ để xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh về mọi mặt. Cụ thể:
- Số lượng thẻ tín dụng credit card cịn giới hạn (300 nghìn thẻ cho đến hết năm 2008), thẻ tín dụng nội địa, ATM phát triển rất nhanh (7 triệu thẻ cho đến hết 31.12.2008)
chứng tỏ thị trường Việt Nam vẫn ưa chuộng phương thức thanh toán tiền mặt theo kiểu truyền thống.
- Thanh toán trực tuyến: số lượng giao dịch thanh toán trực tuyến cịn rất thấp. Đã hình thành các cổng thanh tốn trực tuyến như Smartlink, Onepay, Paynet… tuy nhiên tỷ lệ lớn lượt truy cập web chỉ để tham khảo thông tin.
- Luật giao dịch điện tử ban hàng ngày 29.11.2005 cùng với các nghị định theo sau đã tạo khung pháp lý cho thương mại điện tử phát triển…
2.2Môi trường vi mô
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Tổng công ty Vietnam Airlines: hãng hàng không quốc gia dẫn dắt thị trường hiện tại
nhờ sức mạnh tài chính, qui mô hoạt động và sự bảo hộ của nhà nước. Vietnam Airlines hoạt động theo mơ hình hàng khơng truyền thống và ngồi dịch vụ vận tải hành khách Tổng cơng ty cịn có các cơng ty dịch vụ phục vụ cho hầu hết các hãng hàng không bay đến/đi Việt Nam như cung cấp nhiên liệu bay, phục vụ tại sân bay, dịch vụ kho bãi, hàng hoá trong sân bay…
Bảng 2.1: Đội bay của Vietnam Airlines (tính đến hết 30.06.2009):
TT Loại tàu bay Số lượng HÌnh thức
1 Boeing 777 10 Sở hữu 4, thuê khô 6 máy bay 2 Airbus A320 10 Thuê khô
3 Airbus AA321 15 Sở hữu 14, thuê khô 1 máy bay 4 Airbus A330 03 Thuê khô
5 Foker F70 02 Sở hữu
6 ATR 72 10 Sở hữu 7, thuê khô 3 máy bay
Số tàu bay sở hữu của Vietnam Airlines là 27 chiếc, chiếm tỷ lệ 54% trên tổng số đội tàu hiện khai thác. Đội bay của Vietnam Airlines bao phủ từ chặng ngắn đến các đường bay dài, phù hợp với mơ hình của hãng hàng khơng quốc gia.
Tuổi bình qn của đội tàu Vietnam Airlines hiện nay là 8.3 năm tuổi, trong đó độ tuổi của số lượng tàu Vietnam Airlines đang sở hữu là 6.3 năm tuổi. So với các hãng trong khu vực như Singapore Airlines (4.6 tuổi) hoặc Thai Airways (8.9 tuổi) thì độ tuổi của đội tàu Vietnam Airlines ở mức trung bình và vẫn đảm bảo khai thác hiệu quả.
Mạng đường bay:
Thể hiện vai trị của hãng hàng khơng quốc gia, Vietnam Airlines có mạng bay rộng nhất so với Indochina Airlines và Jetstar Pacific. Tính đến tháng 6.2009, Vietnam Airlines có 36 đường bay đến 24 điểm đến tại 14 quốc gia trên thế giới. Mạng bay nội địa Vietnam Airlines bao gồm 19 điểm đến với 29 đường bay trên cả nước. Dự kiến đế năm 2015, Vietnam Airlines sẽ mở rộng mạng bay với 71 đường bay đến 42 điểm đến quốc tế tại 23 quốc gia, đồng thời mạng nội địa Vietnam sẽ bao phủ đến 23 điểm với 45 đường bay trên cả nước.
Phân khúc thị trường:
Với thế mạnh về sản phẩm – dịch vụ, tại thị trường nội địa, Vietnam Airlines khai thác chủ yếu vào đối tượng khách công vụ bao gồm khách đi theo dạng ngân sách Nhà nước, khách đi vì mục đích kinh doanh – thương mại. Đây là đối tượng khách có yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ, thời gian bay đúng giờ, mạng bay rộng và tần suất cao… và bù lại khách hàng chấp nhận giá vé cao hơn.
Nhờ mạng bay quốc tế khá rộng và thương hiệu của hãng hàng khơng quốc gia, Vietnam Airlines có thêm một số đối tượng khách quốc tế từ bên ngoài đến Việt Nam và sử dụng Vietnam Airlines làm phương tiện vận chuyển (khách inbound) trên các
50
đường bay nội địa. Đây là đối tượng mà các hãng nội địa khác (Jetstar Pacific và Indochina) không khai thác được.
Từ khi Jetstar Pacific chuyển sang hoạt động theo mơ hình hàng khơng giá rẻ, một số lượng lớn khách đi theo dạng tự bỏ tiền túi (du lịch, thăm thân nhân, doanh nghiệp nhỏ…) đã chuyển sang sử dụng sản phẩm của Jetstar Pacific. Do vậy để cạnh tranh, Vietnam Airlines cũng đa dạng hố mức giá cước để duy trì tỷ lệ phần trăm phân khúc này.
Kênh bán và hệ thống đặt giữ chỗ:
Kênh bán chính của Vietnam Airlines là hệ thống đại lý gồm khoảng 460 đại lý tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các Tỉnh trên cả nước. Kinh doanh theo mơ hình hàng khơng truyền thống nên Vietnam Airlines rất coi trọng kênh bán đại lý và doanh thu kênh bán này chiếm trung bình từ 75% - 78% tổng doanh thu vận tải hành khách tuỳ theo từng thời điểm.
Hệ thống phòng vé của Vietnam Airlines được đầu tư và hoạt động khá chuyên nghiệp tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung tại các khu vực trung tâm hoặc khu vực đông dân cư. Hiện nay số lượng phịng vé Vietnam Airlines trên tồn quốc là 41 điểm, đóng góp tỷ trọng 15 – 18% trong cơ cấu tổng doanh thu.
Kênh bán interline, hệ thống đại lý Vietnam Airlines tại nước ngồi: ưu thế của hãng hàng khơng quốc gia và mơ hình hàng khơng truyền thống đã đóng góp cho Vietnam Airlines khoảng 5% - 7% doanh thu thông qua hợp tác bán với các hãng hàng không khác (bán interline). Đặc biệt hệ thống đại lý Vietnam Airlines tại nước ngồi cũng đóng góp một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu doanh thu vận tải nội địa khi bán cho khách quốc tế đến Vietnam và tiếp tục sử dụng các chặng nội địa của Vietnam Airlines khi khách lưu trú tại Việt Nam. Tỷ lệ khách inbound tập trung chủ yếu vào các đường bay có điểm du lịch như Hồ Chí Minh/ Hà Nội đi Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo…
Kênh bán trực tuyến: Vietnam Airlnes triển khai đặt qua website từ 01.03.2009 và chính thức bán trên mạng từ sau 20.04.2009 là thời điểm Vietnam Airlines chính thức chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Gabriel II (sử dụng đường truyền chuyên dụng hàng không Sita) sang hệ thống Sabre sử dụng đường truyền internet. Do kênh bán này mới hình thành, hơn nữa phương thức thanh toán chưa linh hoạt (chỉ sử dụng thẻ credit và chỉ chấp nhận cho chủ thẻ được quyền mua) nên kênh bán này hiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 1% doanh thu nội địa). Tuy nhiên khi Vietnam Airlines chính thức triển khai thanh tốn bằng thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank (connect 24) từ ngày 10.10.2009 thì chắc chắn tỷ trọng kênh bán này sẽ tăng lên nhanh chóng do số lượng thẻ của Vietcombank Connect 24 hiện nay lên đến 3 triệu thẻ trên toàn quốc.
Indochina Airlines: Hãng hàng không mới thành lập giữa năm 2008 với cơ cấu cổ đông là các doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Indochina Airlines chính thức khai thác trên trục đường bay Hồ Chí Minh – Hà Nội và Hồ Chí Minh - Đà Nẵng từ ngày 24.11.2009 theo mơ hình kinh doanh hàng khơng truyền thống với đầy đủ dịch vụ, bao gồm dịch vụ business, tuy nhiên phân thị mà Indochina Airlines hiện đang tập trung khai thác chủ yếu là đối tượng khách có mức thu nhập trung bình.
Đội bay ban đầu của Indochina bao gồm 2 tàu thuê ướt Boeing 737-800 tầm ngắn thế hệ khá mới bao gồm 12 ghế hạng C và 160 ghế hạng phổ thơng với tuổi đời trung bình là 8 năm. Do hoạt động thương mại gặp nhiều khó khăn khi thị trường vận tải toàn cầu giảm sút mạnh dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế, từ cuối tháng 4.2009, Indochina đã phải rút bớt 1 tàu để cắt lỗ và hiện nay chỉ khai thác 1 tàu bay với 2 chuyến Hồ Chí Minh – Hà Nội/ngày. Mặc dù tỷ lệ khai thác thấp và tàu bay là thuê ướt (hãng thuê tàu cung cấp toàn bộ kỹ thuật, tổ lái, tiếp viên, bảo hiểm… kèm theo tàu bay) nhưng cơ cấu tổ chức của Indochina rất cồng kềnh với đầy đủ các văn phòng chi nhánh Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và số lượng nhân viên lên đến 400 người. Tỷ lệ 400 nhân viên/tàu bay đối với mơ hình thuê ướt là quá cao so với mặt bằng chung trên thế giới là
biểu hiện của sự lãng phí trong hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn lực mà Indochina hiện đang vướng phải.
Sự linh hoạt được xác định như là thế mạnh của Indochina Airlines, tuy nhiên đặt vào khơng đúng hồn cảnh cũng như vận dụng không hợp lý đã dẫn đến tình trạng kém