Sàn diễn đa thoại của những người trần thuật bất định

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 45 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Sàn diễn đa thoại của những người trần thuật bất định

Những đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã mang đến sự thay đổi về quan niệm trong văn học. Chủ thể sáng tạo và đời sống cá nhân đã được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy mà trong văn học, người trần thuật thực sự trở thành những chủ thể có ý thức, tác phẩm chính là sân chơi, là sân khấu để họ thể hiện, trình diễn. Đặc biệt, văn học đã xác lập lại chức năng và mối quan hệ của bộ ba liên chủ thể “nhà văn – nhân vật – người đọc”. Từ chính điều đó, Đặng Thân đã dựng lên một sàn diễn đa thanh, phức điệu của những người trần thuật bất bất định.

Người trần thuật bất định là người kể nội tụ điểm ở dạng có nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhaụ Mỗi nhân vật đều có những câu chuyện riêng và tự kể với điểm nhìn của chính mình, họ thay nhau tái hiện những mảng sáng tối của hiện thực và quá khứ.

Văn học từ xưa tới nay đã chứng kiến sự kiến lập quyền uy tối cao của lần lượt là tác giả - nhân vật - người đọc. Nhà văn thông qua văn bản, cụ thể

hơn là thông qua nhân vật để truyền tải thông điệp đến bạn đọc. Ngược lại, bạn đọc muốn trò chuyện, trao đổi với nhà văn cũng phải thông qua một phương thức trung gian nào đó. Văn học trung đại và hiện đại buộc tác giả và người đọc phải giao tiếp ngầm với nhau dưới dạng một văn bản ngôn từ.

Tập truyện ngắn Ma net là sự khởi đầu mới, Đặng Thân đã bắt đầu xây dựng sàn diễn đa thoạị Mỗi truyện ngắn trong tập truyện ngắn Ma net đều được chia thành những màn diễn, những cảnh diễn mà ở đó nhân vật có thể tự kể về cuộc đời mình, tự phát biểu, tự đưa ra những ý kiến của riêng mình. Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đã tiếp thu điều đó và phát triển lên một tầm cao mới mở ra những không gian sàn diễn đa thoại, đa chiều để cho nhân vật thoả sức bộc lộ, thoả sức diễn. Nếu Ma net là sự tập hợp những màn diễn nhỏ, tập hợp những lát cắt thì 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đã thực sự trở thành sân khấu lớn.

Trong sân khấu ấy, các nhân vật của Đặng Thân đều cùng một lúc đóng hai vai: vai truyện kể và vai diễn trò. Đặng Thân vừa là tác giả viết tiểu thuyết, là nhân vật của truyện kể, lại đồng thời là một nhà đạo diễn để tổ chức, tổng chỉ huy, đồng thời là diễn viên tham gia diễn trò. Điều này ta thấy rõ nét trong hai truyện ngắn Ma net và Ma nhoà [net ii] và tiểu thuyết 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần]. Các nhân vật khác, như cô gái, chàng thầy giáo trong

Vào rừng mơ, Cát Tường, Điệp trong Người thầy của em hay Schditt von

deBalle-Kant, Ông Bà/A Bồng hay Mộng Hường trong 3.3.3.9 [những mảnh

hồn trần] đều vừa là nhân vật kể chuyện, vừa là diễn viên được phân vai

trong trò diễn ấỵ Khi sắm vai kể chuyện, các nhân vật trong tiểu thuyết của Đặng Thân là những chủ thể phát ngôn cho nhãn quan giá trị của những nhóm người nhất định trong xã hộị Nhưng khi sắm vai diễn trò, các nhân vật lập tức trở thành phương tiện truyền tải tư tưởng của nhà văn tới bạn đọc.

Nhân vật trong tác phẩm của Đặng Thân không phải là những nô lệ chết cứng được tạo hình từ những con chữ. Nhà văn giữ vai trò là một tác giả toàn năng mà đóng vai đạo diễn, những dụng ý của tác giả có vai trò như một kịch bản. Những nhân vật là những diễn viên, họ có quyền sáng tạo riêng, có quyền diễn theo cảm xúc của mình và đôi khi họ còn “nổi loạn” vượt ngoài dự trù của nhà văn. Lúc này, nhà văn chỉ là người dàn dựng thế giới nghệ thuật và tác phẩm là sự chứng kiến “cuộc chơi”, “trò diễn” của những nhân vật. Điều này đúng như lời nhận định của nhà văn trong tác phẩm: “chính các

nhân vật đã tự đẻ ra truyện, còn truyện thì đẻ ra nhà văn” [27, tr.15].

Về đặc điểm văn bản tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], nhà phê bình La Khắc Hòa nhận xét: “Ở cấp độ cao nhất, văn bản tiểu thuyết được kiến tạo trên nền tảng của hai loại văn bản: văn bản truyện kể và văn bản “Lời bàn”. Ở cấp độ thấp hơn, do lời của các nhân vật được viết bằng những kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau, lại được sắp xếp ở những vị trí khác nhau trên trang giấy, nên văn bản truyện kể tiếp tục tạo ra rất nhiều loại văn bản

khác nữạ” [11].

Trong Ma net, ta đã bắt đầu bắt gặp sự xuất hiện của lời bàn. Đó là lời bàn của Phạm Lưu Vũ ở cuối truyện ngắn Ma net: “Đó là một thứ văn quỷ, vừa là thứ văn vừa giương đông kích tây… Cần phải có những thứ văn kiểu

như thế này, may ra mới hiệu quả chăng?” [26, tr.198-199]. Lời bàn cuối tác

phẩm giống như không gian ở trên mạng online, người đọc có thể trực tiếp phản hồi ý kiến của mình về tác phẩm.

Phát huy sự sáng tạo mới này, trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] ngoài hai mục KHAI và KHÉP, tiểu thuyết được chia thành 60 chương

và cuối mỗi chương đều có phần LỜI BÀN [PHÍM…] CỦA CÁC NETIZEN. Nếu phân chia theo cấu trúc, có thể thấy tiểu thuyết được chia thành nhiều “màn diễn”, “phân cảnh diễn” khác nhaụ Như vậy, 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] đã mở ra một không gian đa chiều, giống như không gian của một màn hình máy tính luôn ở chế độ “mở” để mỗi nhân vật tự viết lên cuộc đời mình và mời gọi sự giao tiếp, trao đổi, nhận xét từ phía độc giả. Đây chính là không gian sân khấu trò diễn.

Tác giả xây dựng LỜI BÀN [PHÍM…] CỦA CÁC NETIZEN thành một bộ phận cấu thành của văn bản tiểu thuyết chính là đề cao sự tham dự của bạn đọc vào tác phẩm. Cuối mỗi chương đều có sự tham gia bình luận của người đọc. Người đọc luôn có quyền trở thành một phần hữu cơ của câu chuyện, ngoài việc nhận xét, đánh giá về nội dung tác phẩm thì họ còn được thể hiện suy nghĩ và cái tôi riêng biệt của mình.

Có thể dẫn ra một vài ví dụ sau:

bent: “Chà, thách thức lớn quá! Bác cho em xin cai meo, em thích gì

nói ấỵ Chứ cơ mà toàn ngài đức cao vọng trọng còn chưa dám phát biểu gì, em nói xằng bác có thể tha thứ chứ nhiều người lại nhăn mặt chửi cha cái

thằng bent thì dở” [27, tr.67];

Trần X: “nghĩ thương các nhà văn lao động thật kì khu và công phu!!

Tôi cảm thấy để viết được một chương như thế này chắc rằng các nhà văn phải chuẩn bị cho nó phải dăm bảy năm chứ không ít. Nhưng mà tôi thấy hình

như đoạn Schditt nói về Mona Lisa có trong Wiki :))” [27, tr.119].

Đôi khi, những bạn đọc này còn tranh luận sôi nổi về một vấn đề được kể trước đó:

Khánh Lam: “Có gì đâụ Phần tối linh trong con người thằng Bớp vẫn

hướng về cỗi thiện tuyệt đốị Nó nổi loạn vì nó không tìm thấy cái gì trong

cuộc đời thực này”?! KL thích câu này”.

Trần X: “Câu đó cũng xạo quá lắm. Ai có suy nghĩ mà chẳng biết “cõi

Sau khi đọc tác phẩm, mỗi người đọc đã có quyền cất lên tiếng nói, bởi họ đã được xem như một sinh thể có tên trong tác phẩm. Theo đó, khoảng cách giữa người trần thuật và độc giả được rút ngắn. Hàng rào chia tách bộ ba liên chủ thể trong giao tiếp nghệ thuật thế là bị xoá bỏ, tác giả – nhân vật – người đọc có thể đối đáp, trò chuyện trực tiếp với nhaụ

Với không gian mở, có kịch bản, nhân vật, Ma net 3.3.3.9 [những

mảnh hồn trần] là sàn diễn đa thoại đặc biệt. Đó là sàn diễn giữa tác giả và

nhân vật, giữa các nhân vật với nhau và giữa tác giả với độc giả. Họ đều là những diễn viên có cái tôi riêng, giọng điệu và ngôn ngữ riêng. Xây dựng trò diễn đa thoại trong tác phẩm văn xuôi, Đặng Thân đã chối bỏ hoàn toàn cách thức trần thuật trước đó để mở ra một hướng đi mới cho văn xuôi đương đạị

2.2. Điểm nhìn của người trần thuật

Điểm nhìn là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu: từ đầu thế kỷ XIX với Ạ Barbauld, cuối thế kỷ XIX với H. James và F. Schlegel, đầu thế kỷ XX với K. Friedeman (1910), P. Lubbock (1921), ẸM. Foster (1927). Từ những năm 40 trở đi, vấn đề được nghiên cứu sâu hơn với Tz. Todorov, G. Genette, Iụ Lotman, M. Bakhtin…

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ thuật là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm

của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật” [10, tr.113].

Điểm nhìn chính là khởi điểm mà việc trần thuật trải ra trong không gian và thời gian của văn bản. “Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc

sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [10, tr.113].

Điểm nhìn nghệ thuật trong văn bản cũng được phân loại thành: điểm nhìn không gian - thời gian, điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của

nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn bên ngoài - bên trong, điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc, điểm nhìn ngôn từ, quán ngữ.

Điểm nhìn gắn bó chặt chẽ với ngôi kể nhưng rộng hơn ngôi kể. Nó

“cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và

nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó” [10, tr.113], tức là giúp người đọc

giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách cảm thụ, miêu tả và thái độ, tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.

2.2.1. Trao điểm nhìn cho nhân vật

Trong văn học truyền thống, chủ yếu các tác phẩm văn học được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định, đó là cái nhìn “biết trước”. Đến văn học hiện đại, ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục đã trở thành một thủ pháp có tính phổ biến.

Trong tập truyện ngắn Ma net, Đặng Thân đã bước đầu nhen nhóm sự giải phóng điểm nhìn cho các nhân vật bằng cách nhà văn trao điểm nhìn cho chính nhân vật của mình làm tăng tính đối thoại cho truyện. Và cũng chính điểm nhìn xuất phát từ những nhân vật tham gia trong truyện mà người đọc có cảm giác tin tưởng hơn vào tính chân thực của truyện.

Trong Vào rừng mơ, điểm nhìn là nhân vật cô gái - một tiểu thư sống trong nhung lụa êm ấm. Cô có một ấn tượng ban đầu về anh chàng thầy giáo ở lớp dạy thêm tiếng anh: “Hôm đầu tiên anh vào lớp đã thấy kỳ dị rồị Mặt mũi hốc hác mà mắt sáng long lanh. Đít quần còn hằn hai miếng ticket mà vẫn thật gọn gàng. Và nhất là cái giọng nóị ấm, vang, đắm đuốị Cái mặt này chắc là chưa bao giờ được hưởng mật ngọt của tình yêụ Chưa được ai chăm

sóc bao giờ” [26, tr.9]. Với điểm nhìn của cô gái trong truyện ta có thể phần

nào thấy được nét tính cách của cô, cô đánh giá người khác thông qua cái nhìn bề ngoài và cảm nhận về người đó bằng ấn tượng đầu tiên theo kiểu “nhìn mặt bắt hình dong”.

Anh chàng thầy giáo với cái nhìn của anh chàng sinh viên nghèo ra trường chịu cảnh thất nghiệp - một người không được số phận ưu ái: “Giời hãy cho con một chỗ trú chân, dù chỉ là gác xép hay gầm cầu thang. Nếu không giời sẽ phải ân hận vì đã đầy đọa một đứa con ưu tú của dân tộc. Lang thang. Lang thang. Ôi quê hương tiếng hát nơi nàọ Học xong ra trường không việc làm. Mãi mới được mấy thầy tốt bụng alô đi dạy ngoại ngữ buổi tối ở vài trung tâm. Dân mình sao học cái món này lại trì trệ thế nhỉ. Mệt rã.

Khan cổ. Rát ngực” [26, tr.12-13].

Trong truyện, nhà văn còn trao điểm nhìn cho nhân vật chàng trai – mối tình đầu của cô gáị Đó là một chàng thanh niên đầy vẻ ăn chơi với thứ ngôn ngữ thông tục. Anh ta nhìn nhận về người mình theo đuổi với một cái nhìn không mấy tôn trọng: “Con chó này làm bố mày phát điên lên mất” [26, tr.14].

Trong Người thầy của em, Đặng Thân đã trao điểm nhìn cho các nhân vật Cát Tường, Điệp và bà nội của Cát Tường. Điểm nhìn của Cát Tường xuất phát từ bản chất ngây thơ của một cô học trò, mang tính chất hồn nhiên trong sáng: “Thời còn bé thì thích nhất là giờ ra chơị Và những tối sinh hoạt lớp hay sinh hoạt độị Chơi thì bao giờ chả thấy thích. Nhưng lúc nào được chơi chung những trò có cả con trai con gái cùng chơi là thích nhất. Nào là nhẩy dây tập thể. Rồi trốn tìm. Năm mười mười lăm hai mươị.. ba mươị.. mở mắt đi tìm. Rồi túm lấy nhaụ Thích nhất là túm nhaụ Nhất là lúc được thằng con trai nào đó túm được. Thế là cấu chí vùng vẫỵ Thích thật. Nhiều lúc cái mặt

mải chơi của em vẫn còn đầy ăm ắp khí thiên nhiên khi vào lớp” [26, tr.68].

Điểm nhìn xuất phát từ nhân vật Điệp ở thời trung học không còn chút ngây ngô của cô học trò nhỏ, mà xuất phát từ một nữ sinh đã biết giao du, biết chơi bời: “Tôi thì ghét đi học và chỉ thích tới các quán bar. Chỉ ở đó tôi mới thấy là mình đang sống. Nhịp sống sôi động của thời đại, của một thời được làm con gáị 15 tuổi tôi đã yêụ 16 tuổi tôi đã phải đến thắp hương ở cây đa

Nhà Bò. Nước mình cớ làm sao cây đa nào cũng thiêng? Chứng tỏ cái quá khứ và truyền thống nó nặng nề lắm. Thế mà tôi vượt qua cứ như không. Phải

chăng kiếp trước tôi là bướm, thoắt hoa thoắt hóa” [26, tr.78].

Còn cái nhìn của bà nội Cát Tường là cái nhìn của một người bà đúng nghĩa, dõi theo từng bước trưởng thành của cô cháu gái: “Con bé càng ngày càng lớn. Mừng là nó vẫn giữ được cái bản lai hồn nhiên trước những bặm trợn của đời sống. Mừng là được như vậỵ Ta biết nó rất thông minh nhưng chưa có ai phát hiện ra điều đó, như thế càng tốt. Vì càng thông minh lộ liễu

sớm người ta càng dễ sa đọa mà thôi” [26, tr.71].

Trong truyện Đêm trắng của Nam Việt Vương, điểm nhìn xuất của một con người đứng đầu nhà nước phong kiến mang quan điểm chính trị, thể hiện khát vọng muốn làm chủ, và những nỗi lo âu về tình hình đất nước: “Ta sinh ra với một khối mâu thuẫn lớn. Làm gì cho đời hay làm gì cho mình? Sau này ta hiểu khối mâu thuẫn ấy thực ra rất thống nhất: ta muốn làm vuạ Mà ai muốn làm vua thì cứ về với đất phương Nam nàỵ Đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn

nghìn người, cũng xưng hiệu là "vương"” [26, tr.121].

Đó còn là điểm nhìn của nhân vật Mã Lì Liên trong truyện ngắn Yêu, một cô gái nửa Tây nửa Tàu, với cái nhìn và lối sống “thoáng”. Trong đầu óc cô lúc nào cũng hiện lên ý nghĩ loạn luân với anh trai: “Tôi mê cái mặt lạnh lùng và cái lưng gù của anh, cũng như tôi đã từng mê thằng gù trong Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Harrạ Tôi tin những bộ mặt lạnh lùng cũng sẽ không thèm biết khái niệm loạn luân là gì. Tôi bảo có con bạn cho em mượn cuộn băng hay lắm (tôi thích xem filmchưởng mềm từ khi 13 tuổi). Không phải loại Tây, Tầu, Mỹ, Nhật nhan nhản đâu mà là Ái Vân, Duy Phương. Hàng đời đầu của ngành điện ảnh chăn nuôi nước nhà. Anh đồng ý xem cùng [hàng độc thế ai mà dám từ chối]. Trình độ quay của dân mình có thể nói là quá kém, thế mà xem film của quân ta quả là “xúc động” [cảm giác động đậy khi tiếp xúc] hơn

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 45 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)