Ngôn ngữ pha tạp

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 83 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Ngôn ngữ pha tạp

Tập truyện Ma net dung hợp kiểu ngôn ngữ pha tạp. Đặng Thân là nhà thơ song ngữ, là một hiện tượng tiêu biểu của kiểu công dân toàn cầu nên hiện

tượng pha trộn, bồi thêm vài từ tiếng nước ngoài vào ngôn ngữ mẹ đẻ khá phổ biến trong sáng tác của anh. Có điều, sự pha trộn này luôn được tô vẽ hài hước: “Vâng. I am bần thần. You are bần thần. We are bần thần” [26, tr.19],

“Bob’s Việt Răng Lab” [26, tr.168], “em đã lên program một cái installation

art display nhằm thưởng cho chồng em một màn performance art “đặc biệt

cháo lòng” [26, tr.71]. Thậm chí, cả thứ ngôn ngữ văng tục của phương Tây

cũng được các nhân vật phát ra một cách trơn tru: “Shit! Ta không cần hiền lành, ta cần sang trọng. Fuck you!”.

Những vần thơ cũng đã được nhà văn đưa vào truyện ngắn:

“Con đò đã sắp đầy chưa

Để sang bên ấy cho vừa lòng sông” [26, tr.72].

“Không chuyển luân hồi mênh mang sắc? Sắc có hữu hình hay sắc không?

Sắc tình dẫu có mà không,

Sắc tâm đâu phải là không hữu tình. Càn khôn đâu hối đâu minh,

Còn ta “viết hữu” hay mình “viết vô”... Ta vô ngã hay là ta quá ngã?

Nhân vị kỷ hay là nhân vị thả Tam tài bao buổi can qua,

Nhân tình đắp đổi như là bão going” [26, tr.122-123].

“Yêu sao giây phút dường như

Cho nhau những cái còn chưa của mình. Buồn sao hình chạm vào hình

Đôi bong bóng đụng hồn mình chợt tan!\” [26, tr.196].

Tiếp nối Ma net, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] có sự phì đại của lớp ngôn ngữ pha tạp. Đó là những từ được tác giả vay mượn tạm thời với nhiều

mục đích khác nhaụ Với lối viết sử dụng nhiều từ nước ngoài, tác giả như muốn trêu ngươi, kích thích sự tò mò của độc giả.

Khác với Ma net, trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], tiếng Anh được chêm xen một cách thường trực và dày đặc trong mỗi đoạn văn. Ngoài tiếng Anh thì tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Latinh, Triều Tiên, Bulgaria, Na Uy, Đan Mạch… đều ít nhiều được sử dụng đến. Ngay trong lời giới thiệu về bản thân, những câu nói bằng tiếng Pháp, tiếng Đức đã được lồng ghép để nhân vật Schditt diễn tả được hết cảm xúc của mình: “Mặc dù bà tôi thường nói: “Quand on s’aime on se pardonne facilement”. Tôi rất sợ người ta nói lạc về mình... So was kommt vor! Hắn có

cái thần thái… gì nhỉ.” [27, tr.33].

Nếu Schditt gắn liền với những câu chuyện về tiếng Đức thì Mộng Hường lại có duyên với tiếng Anh: “Em vừa đứng lên thì thằng Junkim ngồi vụt dậy ôm lấy em hôn chút hôn chít rồi bảo: “I love yoụ I love you a lot”. Hường tát cho nó 27 cái cả thẩỵ “I’ve never been raped, you know”, em vừa tát vừa

nói (Junkim đáp 26 lần: “But now you know it. Thank God!”).” [27, tr.543].

Đọc 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], người đọc cảm thấy bị thách thức bởi những câu văn, đoạn văn viết bằng tiếng nước ngoài không được chú thích. Có đoạn viết bằng tiếng Pháp: “Justine, Les Infortunes de la Vertu; l’Histoire de Juliette, sa soeur (uo les Prosperites du vice); Les 120 Journées

de Sodome, ou l’Ecole de libertinage…” [27, tr,134], hay những lời tiên tri

của Thánh Malachy bằng tiếng Latin: “In persecutione extrema S.R.E sedebit Petrus Romanus, qui pascet over in multis tribulationibus: quibus transactis

civitas septicollis diruetur” [27, tr.222].

Ngôn ngữ nước ngoài ồ ạt tràn vào tác phẩm qua những câu chuyện về các vùng đất, các địa danh và những con người nổi tiếng trên thế giớị Ở nhiều chương, tác giả đưa hẳn vào một đoạn nhật kí du lịch, một bài cảm

tưởng viết bằng tiếng Anh, một bài thơ tiếng Pháp hay những phiên âm tiếng Trung. Qua đây ta có thể thấy được vốn ngôn ngữ vô cùng phong phú của Đặng Thân và ý thức chiếm lĩnh mọi ngôn ngữ, thâu tóm tri thức nhân loại vào trong cuốn tiểu thuyết nàỵ

Cùng với việc pha tạp nhiều ngôn ngữ nước ngoài thì ngôn ngữ trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] luôn rực rỡ sắc màu bởi sự góp mặt của các thể loại khác nhaụ Bên cạnh ngôn ngữ văn xuôi, người đọc có thể bắt gặp ngôn ngữ thơ, báo chí, thư từ, nhật kí, thậm chí cả thuật ngữ tôn giáọ Văn bản báo chí được kết nối một cách tự nhiên với những số liệu cụ thể, có đoạn giống như một cảnh báo về vấn đề sinh sản ở Việt Nam: “Theo báo Người lao động ra ngày 18.8.2008 cho biết thì VN là một trong 3 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giớị Với 1,2-1,6 triệu ca/năm, tương đương ½ số trẻ em

được sinh ra” [27, tr.39].

Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], thấy xuất hiện nhiều đoạn nhật kí của các nhân vật, điển hình trong đó là “nhật kí chiến tranh” của ông nội Schditt:

“14.2.1944

Lâu ngày lòng căm ghét chiến tranh cứ gia tăng rồi trở thành thù hận, đâm ra tôi càng coi gái như một thứ công cụ tình dục, đúng hơn là nô

lệ tình dục” [27, tr.131-132].

Hay cuốn nhật kí du lịch viết bằng tiếng Anh của em gái Schditt đã được nhà văn Đặng Thân dịch hộ:

“Ngày thứ 5

Thứ Ba, 16 tháng 2: Krabi (Thái Lan) – Một ngày rảnh rỗi

Những việc có thể làm: đi canô, lặn bình có khí, lặn bằng ống thở, leo

Tiếp nối Ma net, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] choáng ngợp sự xuất hiện của thơ cạ Ở cuối mỗi chương tiểu thuyết, nhà văn Đặng Thân “xuất khẩu” hai câu thơ như một lời tiểu kết cho câu chuyện, đó là những vần thơ rất hóm hỉnh, được hiệp vần giống thể thơ lục bát:

“Tiếng cảm thông động tới trời

Tung tăng huyền ảo ngôi lời chẳng sai” [27, tr.119].

“Khoa học càng tiến càng hăng

Phát triển đến mức gần bằng ngày xưa” [27, tr.168].

“Sợi lông còn nặng nữa là

Núi Thái cũng nhẹ như là hư không” [27, tr.190].

Không chỉ riêng nhà văn mà dường như mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có khả năng “xuất khẩu thành thơ”. Họ giới thiệu về bản thân bằng thơ, tán tỉnh nhau bằng thơ, giãi bày tâm sự bằng thơ. Vì thế mà ngôn ngữ thơ cứ thế song hành tự nhiên cùng ngôn ngữ tiểu thuyết, phá vỡ cái cấu trúc ngôn từ vốn ổn định của ngôn ngữ tiểu thuyết. Nhân vật Mộng Hường sau những năm tháng bôn ba khắp chốn, luôn đau đáu hình ảnh quê hương và viết nên những vần thơ:

“Đầu làng vẫn mấy cây đa

Cuối vườn vẫn, mấy luống cà luống rau Ngoài trời giá lạnh mưa mau

Lòng ai lạnh giá cho đau lòng này…” [27, tr.48].

Cuộc tình vụng trộm của thầy Sơn và Mộng Hường cũng trở nên lãng mạn hơn nhờ những vần thơ đưa đẩy:

“Thầy nè thấy hỡi thầy ơi!

“Nghía” iem thì “nghía” thế thui! Đừng “thương iem quá!

Đến một kẻ thô lỗ như Trần Huy Bớp cũng dùng thơ để bộc lộ tâm trạng khi ở trong tù:

“Những ngày tháng con sống giữa buông giam Nỗi nhớ cha chẳng bao giờ nguôi cạn

Nhớ thương cha con càng thêm ân hận

Những tội tình con đã trót gây ra…” [27, tr.159].

Tiểu thuyết còn có sự góp mặt cũng những thuật ngữ tôn giáọ Những thuật ngữ tôn giáo vừa thể hiện sắc thái trang trọng, thiêng liêng, gắn liền với cõi tâm linh sâu thẳm của con người: “Cuốn sách có thể xếp vào dạng Tịnh

độ tông và Mật tông của nhà Phật. Nó giống Tịnh độ tông vì nó nhắc nhở

thần chức người chết kiên trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà để được về

cõi Cực Lạc.” [27, tr.417].

Ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân đa dạng, phong phú, có sự kết hợp của nhiều ngôn ngữ khác nhaụ Tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] sử dụng ngôn ngữ thông tục, giễu nhại, pha tạp và ngôn ngữ mạng. Nhưng từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] đã có một sự dịch chuyển lớn. Ma net giống như một cuộc thử nghiệm

các loại ngôn ngữ. 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đã kế thừa điều đó và đem những thứ ngôn ngữ ấy sản xuất hàng loạt với tỉ lệ, tần suất và sự tiến triển ở một mức độ rất caọ

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)