7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Giọng giễu nhại, trào lộng
Giễu nhại là nhắc lại, bắt chước lời nói của người khác để trêu chọc, châm biếm, bỡn cợt. Xét từ phương diện cấu trúc câu, giọng giễu nhại thường xuất hiện ở kiểu câu có thành phần giải ngữ. Theo Từ điển Tu từ - Phong cách
– Thi pháp học: “Giải ngữ là biện pháp tu từ dùng một từ, một cụm từ hay
một câu, một chuỗi câu xen vào câu chính để lí giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung
một giọng điệu khác với giọng điệu kể hay giọng trình bày các lập luận” [14,
tr.84]. Công thức chung của giọng điệu này là sự đối nghịch giữa hai mệnh đề hoặc hai câu: một – trang trọng, nghiêm túc, hai – bỡn cợt, châm chích; một – kể, đánh giá khách quan và hai – giải thích thêm theo cái nhìn chủ quan của người trần thuật.
Nếu như trong văn xuôi của Nguyễn Huy Thiêp, giọng điệu trần thuật chủ đạo là khách quan, lạnh lùng thì trong văn xuôi Đặng Thân, giễu nhại là một giọng chủ đạo xuyên suốt truyện ngắn và tiểu thuyết. Phùng Gia Thế đã
nhận định:“Tâm thức Đặng Thân là tâm thức giải thiêng. Thế mạnh của anh là giễu nhại, lật tẩỵ Giễu nhại của Đặng Thân không hằn học, không gằn, mà
gắn với bỡn cợt, chơi giỡn” [29].
Trong Ma net, giọng điệu giễu nhại có mặt ở khắp các truyện ngắn.
Đêm trắng của Nam Việt Vương tái hiện chân dung nhân vật lịch sử hư cấu
Nam Việt Vương. Bậc đế vương chí tôn đứng đầu một nước nhưng được miêu tả bằng giọng điệu giễu nhại khiến ngoại hình của ông không khác gì một tên đạo tặc: “Rõ là Tạo Hóa đã sinh ra Ngài để làm vuạ Nhưng nếu mà gặp Ngài trong rừng trong quần áo thường dân thì người ta chắc phải chết khiếp mấy
kiếp vì nghĩ Ngài ắt là một tên cường đạo” [26, tr.118], thậm chí dung tục “mớ
tóc thì rối mù lên như chùm lông chỗ kín của Vương vậy” [26, tr.126].
Sang phần II: Ma net, tác giả thực sự đã thực hiện một cuộc lột xác, bứt phá hoàn toàn khỏi vỏ bọc ủ ê của quá khứ, giọng điệu giễu cợt hướng vào mọi đối tượng, không kiêng nể bất cứ thứ gì.
Trong Ma net, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện dày đặc của những chi tiết đậm chất giọng hài kịch. Có thể nói, Đặng Thân đã “gài bom” trong từng chữ một, sẵn sàng cho “nổ” những tràng cười bất tận về hình tượng vốn được tôn sùng. Ông tráo đổi khẩu hiệu trước kia từng vang lên ở mỗi căn nhà, từng xóm ngõ “5 tấn thóc để góp phần đánh Mĩ”, nay trở thành “5 tấn thóc để góp
phần đánh đĩ” [26, tr.185]. Nhà văn cũng có đề cập đến sự hủy diệt tàn bạo
của chiến tranh nhưng giọng văn không bi lụy, ướt át, mất mát đau thương mà có sự biến tấu gọn lỏn thành “Quân ta đổ như chuối” [26, tr.234]. Mô hình xã hội trước năm 1986, cuộc sống của nhân dân eo hẹp nhất nhất tuân theo chế độ bao cấp được thể hiện thông qua giọng bỡn cợt: “Tôi để ý thấy đàn lợn cũng giống hệt dân làng tôị Mặt mũi giống hệt nhau, ăn ở giống hệt nhau, ỉa đái cùng một kiểu, sinh hoạt mọi việc cùng lúc theo kẻng. Chả thế mà mọi người có câu “Ăn cơm trước kẻng” để chỉ việc làm của những người đồi bại,
trai gái ăn nằm với nhau trước khi cướị Cả trại, cả làng đều nhất nhất một hiệu lệnh. Cả đàn lợn còn cùng chung một ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ chỉ có một từ duy nhất: “Ịt ịt”. Sau này lớn lên mỗi khi nhớ tới cái “luận điệu” của chúng tôi lại nhớ ra rằng phần lớn mọi chủ nghĩa trên đời đều có cái đuôi “ịt” để chỉ những người đi theọ Ví dụ như là Trốt - xkịt, Cu - bịt, Mao - ịt, Fô - vịt, Ca - pi - ta - lịt, Ich - zít - xten - sờ - lịt, Ria - lịt… Hóa ra ngôn ngữ loài lợn rất tổng hòa… Mẹ chúng mày thế mà khôn, chỉ cần nói một từ cơ bản.”
[26, tr.212].
Với giọng điệu hài hước, Đặng Thân đã đưa người lính trở về với bản năng nguyên thủy của mình, những thèm khát nhục dục thỏa mãn nhu cầu sinh lí mà tự nhiên ban tặng cho mỗi giống loàị Muốn trở thành anh hùng, trước hết phải là người đàn ông theo đúng nghĩạ Dùng dục tính là chất liệu chính để nhại hình tượng, nhưng văn Đặng Thân không hề gợi thứ nhục cảm xác thịt tầm thường như loại văn tà dâm, đọc để thỏa mãn trí tò mò, mà thực chất lại khơi ngòi cho tiếng cười trào tiếu bùng nổ dữ dội, chính nhà văn cũng ý thức được rằng: “Cái tục hay cái “cấm kị” muốn đưa vào nghệ thuật càng cần phải có những thủ pháp nghệ thuật công phu không phải cứ thích là “làm tới” được” [28]. Chữ “hùng” bị chữ “dâm” che khuất. Anh bộ đội trở thành hình mẫu lí tưởng của các cô gái, lấy được chồng làm lính là niềm vinh dự lớn lao, trở thành mốt, thành xu thế, cô gái nào mà không lấy được bộ đội cho bằng bạn bằng bè thì ắt bị chê cười, bất an, ăn ngủ không yên “Cả đời em
chẳng yêu ai/ Yêu anh bộ độ có hai quả mìn” [26, tr.202].
Thông qua giọng điệu đặc thù, hiện ra nhân vật Nguyễn Một: từ một anh thanh niên khỏe mạnh, rắn rỏi, trở về từ chiến trường với bao thương tật
“mất một chân, một tay, một mắt, một phổi, một hòn bi, sứt một bên mũi, liệt
teo một bán cầu não” [26, tr. 203]. Người anh hùng mất khả năng chiến đấu,
khiến người chiến sĩ ngày nào đánh giặc can trường giờ chỉ biết trút trận đòn thù lên những đứa con của mình.
Ngòi bút Đặng Thân không dừng lại ở đó, dường như với cuộc sống hiện đại, giọng điệu giễu nhại trở nên mạnh mẽ hơn.
Khởi đầu từ những người gánh vác trọng trách rèn ngườị Để được tôn xưng tiếng “Thầy” cần có tài và tâm. Tài trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Tâm trong cách cư xử với học trò. Trong tập Ma net, nhà văn nói đến một kiểu thầy mà không xứng đáng được gọi là thầy, dạy học trò theo kiểu nhồi sọ, thuộc làu làu bài của thầy mới là đạt “cố gắng chép bài cho đầy đủ mà đi thi không đến lúc viết không đúng ý các thầy lại trượt vỏ chuối thì khổ” [26, tr.74-75]. Đặng Thân cho rằng mô hình đào tạo này là cái nôi sinh ra những “thiên tài kiệt xuất”, kiểu như: “Đáng nhẽ người được đào tạo quy củ như thế ở bên Tây có thể làm thủ tướng… thì về ta lại chỉ suốt ngày thủ dâm” [26, tr.131]. Mở rộng ra toàn xã hội nhìn đâu cũng thấy những kiểu người méo mó, lệch lạc, vẻ ngoài càng hào nhoáng đẹp đẽ thì bên trong càng thối rữạ
Tình yêu cũng được nhào nặn bằng giọng giễu nhại: “Gã hôn bạo liệt. Đôi môi dầỵ Thoảng mùi hôi nách và mùi nước hoa xịn. Gã ôm chặt dã man. Run đôi vai, riết đôi thân. Không biết là mình có thích hay không nữạ Cái gã mông bự này cứ ép chặt mình vào góc tường. Gã cuồng loạn. Có lẽ cái thú vị nhất của cuộc tình này là được chứng kiến rất cụ thể cái sự cuồng loạn của
giống đàn ông. Phải chăng đó là điều thú vị nhất trong tình yêủ” [26, tr.15].
Giọng điệu trần thuật mang tính giễu nhại đã hiện thực hóa đến mức không thể hơn những xúc cảm con người, kéo tụt mọi sự thăng hoa của tình yêụ Đọc và cảm nhận về tình yêu theo kiểu Đặng Thân, thấy không có chỗ cho sự thi vị:
“Cứ thế hôn và hôn. Môi và miệng chúng tôi thấm đẫm nước bọt của nhau”
đầu trò rượt đuổi, cái đích là thỏa mãn ham muốn xác thịt: “chúng nó chỉ muốn mỗi một điều là chui vào đũng quần của chúng mày, trong khi tất cả những gì
bọn chúng có là hai quả bóng bàn giấu ở trong quần đùi” [26, tr.14].
Giọng điệu giễu nhại trong Ma net không bỏ qua cho thế giới thứ hai mang tính chất siêu thực, cõi trú ngụ của tâm linh hiện hình cụ thể qua nhân vật sư sãị Những tưởng thế giới chay tịnh thoát tục không vướng bụi trần, cách biệt hẳn những ham hố của cuộc đời nhưng thực tế, nó cũng có những bon chen và áp chế con người theo lối riêng khác biệt. Vì sự nghiệp lâu dài, họ phải cưỡng chế diệt dục bằng cách ăn rau răm mà không đi kèm với gừng và trứng vịt lộn. Thế mới biết làm sư cũng đâu phải đã thoát tục, cũng có những nỗi khổ riêng. Bao nhiêu công lao tu luyện, thông thuộc kinh kệ cũng không tẩy rửa được bản chất thối tha, thậm chí còn thối tha hơn người bình thường khi được che đậy dưới lớp áo cà sa cao quý: “Nhưng quả thật, nhờ cái bệ xí xổm này mà lần đầu tiên y thấy lòng dạ mình cũng thối lắm thaỵ Mấy lâu những tưởng chỉ có lòng dại thiên hạ là thối tha thôị Chẳng hóa ra bấy nhiêu năm chay tịnh, thanh tao không làm lòng dạ y thay đổi hay thơm tho ra
được tí gì saỏ” [26, tr.194-195]. Bậc chân tu trong con mắt Đặng Thân thảy
đều nhố nhăng:
“Thiền nhân đứng trên quả địa cầu
Sủa gâu gâu” [26, tr.196].
Kẻ đắc đạo đều vô đạọ Đi tu để ngộ ra chân kinh và hoàn tục sau khi đã mộ đạo chân lí của cuộc đờị Tìm đến giáo lí khắc khổ của nhà chùa chỉ là sự trốn tránh, chay tịnh cũng không giúp thanh lọc được tâm hồn, chi bằng trở về với đời thực.
Kundera từng quan niệm: “Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần
lí thuyết mà từ tinh thần hài hước” [17, tr.126]. Nhà lí luận M. Bakhtin, trong
là yếu tố trào tiếu: “Tiếng cười đúng là môi sinh của tiểu thuyết: Ở đó nền văn học nào vắng tiếng cười thì ở đó tiểu thuyết hoặc không thể trưởng thành,
hoặc thui chột” [5, tr.17]. Chính cái nhìn phi thành kính, giễu nhại đã quy
định nên một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đạị
Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], nhà văn đã khái quát những vấn đề xã hội xung quanh giọng điệu giễu nhạị Thông qua sự giễu nhại này, tác giả một mặt hạ bệ, lột trần cái vỏ hào nhoáng của những hiện tượng vốn được coi là nghiêm túc; một mặt để cười, để châm biếm bỡn cợt và đả kích vào tất cả sự xấu xa, lố bịch được ẩn chứa dưới cái vỏ bề ngoài trang nghiêm.
Thông qua điểm nhìn của Schditt, nhà văn giễu thứ ngôn ngữ báo chí kiểu cách, nhiều khi lại thành ra thừa thãi: “Ngôn ngữ báo chí ở đây làm cho tôi cườị Ví dụ là, có cuộc thi lợn đang diễn ra ở Anh mà báo lại còn phải giới
thiệu là “chú lợn Doggy Style đến từ nước Anh”!” [27, tr.8].
Giọng giễu nhại thể hiện qua phát ngôn của nhân vật Mộng Hường – thứ văn chương “giả cầy”: “Ui a… mà em là em không thík cái kỉu giới thiệu thía, đâu nhá nghe cái giọng có vẻ hơi nho nhã mà đểu giả giả cầy giả chó rắn giả lươn. Về văn chương em đếk thík, bọn lên gân vẻ trí thức lai căng
nhất là cái giọng trưởng giả bề trên bề trển” [27, tr.23].
Nhân vật Ông Bà/A Bồng cũng chẳng ngần ngại giả ngọng để giễu cái dơ của dân tộc mình, đó là cái bệnh bầy đàn, thiếu lập trường: “Các ngươi làm cái gì cũng thích trăm phần trăm là cớ vì saỏ Chẳng qua là cái bệnh bầy đàn. Thấy người bên cạnh dơ tay chẳng nhẽ mình không dơ. Không dơ nó
bảo mình lạc hậu, mình ngụ Thế là dơ. Đúng là dơ!” [27, tr.9].
Giọng giễu nhại xuất hiện ở câu có nhiều hình tượng, từ ngữ mang sắc thái biểu cảm. Ta bắt gặp một lời phán của A Bồng: “Gái nước Nam là của nước Nam, gái mú khắp thiên hạ là của Giời nhưng mà, cái trinh tiết lại là
hưởng trong bài thơ của Lý Thường Kiệt, đồng thời đả kích chế độ phong kiến hà khắc đã quá khắt khe về vấn đề trinh tiết của người con gáị
Những vấn đề thời sự nóng hổi cũng được tái hiện bằng giọng bỡn cợt, mỉa maị Người trần thuật giả vờ nghiêm trang thuật lại mọi chuyện để rồi “lỡm” độc giả bằng những bình luận sắc sảo, chua cay: “Và, cũng thật “may” cho người Việt không phải sống ở nơi có ảnh hưởng mạnh của Catholic. Nếu không thì chúng ta sẽ mất vị trí quán quân thế giới về tỉ lệ nạo phá thai mất
rồi…” [27, tr.39]. Một hiện thực nhức nhối được giễu bằng giọng kể đầy mỉa
mai, chua xót đó là nạn tham ô, ăn đút lót vốn tồn tại trá hình trong đời sống: “Ở Việt Nam, phàm đã là nhà Nho chân chính thì ắt coi thường tiền bạc. Vì thế các cụ không bao giờ thèm sờ vào “đồng tiền bẩn thỉu”... Trên bàn làm việc của các cụ có một cái thước, ai mang tiền đến biếu thì các cụ chỉ
dùng thước gạt vào ngăn kéo, vậy thôi” [27, tr.206].
Ngay cả các nhân vật trong tiểu thuyết cũng trở thành đối tượng “công kích” của nhà văn. Từ cách đặt tên nhân vật, tác giả đã thể hiện ý đồ giễu nhại của mình. Mộng Hường là một cái tên rất gợi dục: “Nhưng mà người đời đỉu lém bọn chúng ló tuyền gọi iem là Mộng Lặng Hường, đứa thì gọi Mông Hồng
hoặc là chỉ gọi tắt là Mông Nặng…” [27, tr.10]. Cái tên ấy là sự tiên tri về một
con người bản năng, gắn liền với thể xác và nhục dục. Vì vậy mà cô cũng không thoát được “tầm ngắm” của nhà văn: “Đã quen ăn trắng mặc trơn, giờ mất nhà tài trợ hảo tâm, Hường rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính… Cần phải có một chiến lược kinh tế có tầm nhìn thế kỉ, kiểu tầm nhìn 2010 hay
tầm nhìn 2020 mới được, em tự nhủ” [27, tr.227]. Dùng ngôn ngữ của nhà
kinh tế để nói về Mộng Hường là một cách giễu đầy hài hước về ước mơ đổi đời bằng việc kiếm tiền dựa vào thể xác và tuổi trẻ của một cô gái tỉnh lẻ.
Dưới ngòi bút Đặng Thân, mọi giá trị, con người đều có thể trở thành đối tượng để giễu nhạị Nhại trong giọng điệu của Đặng Thân cho thấy một
cái nhìn bỡn cợt về cuộc sống. Trong đây, hiện thực hỗn loạn, trớ trêu, phi lí, các giá trị đời sống bị đảo lộn.