7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Giọng điệu bỗ bã, dung tục
Song song với sự lên ngôi của thứ ngôn ngữ vỉa hè, đường phố với những câu chửi tục, mắng rủa thì giọng điệu bỗ bã, dung tục cũng đã góp phần làm nên văn xuôi Đặng Thân.
Trong Ma net, ta bắt gặp giọng điệu dung tục ở phát ngôn của các nhân vật. Có khi người ta nhìn nhận người mình yêu bằng giọng thiếu tôn trọng:
“Con dở hơi này…” [26, tr.13], “Con chó này…” [26, tr.14], “Cái gã mông
bự này…” [26, tr.15]. Đôi khi đó là sự so sánh: “Ngày tháng trôi mau như
chó chạy” [26, tr.15] hay những cảm xúc thốt lên từ nhân vật: “Ôi honey! Bố
mày phát điên lên mất!” [26, tr.19]. Nhiều khi nhân vật đối thoại bằng giọng
điệu dung tục: “Đồ dở hơi, tao nói thật đấy!”, “Đếch quan tâm” [26, tr.27],
“Ngài đừng dạy khôn! Sách vở chó gì,…” [26, tr.115], thậm chí rất bậy:
“Vạch vạch cái nồn”, “Mấy cái con phò này, có im đi cho bố mày nghe
chuyện không!” [26, tr.207].
Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], các nhân vật dường như chẳng nề hà chửi rủa, châm chọc. Thái độ yêu ghét, khen chê, giận hờn được bộc lộ một cách lộ liễụ Người trần thuật - nhà văn luôn tỏ ra khẳng khái: “Lộn hết cả ruột.
Tuột hết cả lịch sự, tôi chửi: “Biến đị Lúc nào cần tao gọi” [27, tr.16]. Giọng
điệu suồng sã của anh trong cách miêu tả nhân vật của mình: “Con dở hơi này nó mà “nấu cháo điện thoại” thì đến Địa Ngục cũng phải hoảng sợ…” [27, tr.16], “Con này nó “chăn giai” cực kì tanh tưởi” [27, tr.20].
Chính cái giọng bỗ bã ấy đôi khi làm cho những câu chuyện được kể “thanh mà tục, tục mà thanh”. Chẳng hạn câu chuyện về công cuộc phẫu thuật cái “cần tăng dân số’ của “thầy” Sơn: “Cuộc chiến khó khăn lần này phải đánh đi đánh lại, vì “hàng” của Sơn đã đứt cả gốc, đã thế hột cà lại chỉ còn
Giọng điệu bỗ bã, dung tục được thể hiện với tần suất cao qua những câu chửi rủa, quát mắng. Cuộc gặp gỡ với Dương Đại Nghiệp khiến cho Mộng Hường bị chửi như tát nước vào mặt: “Chó chết… mày! Cô không được như thế chứ… Chó má!... Bọn hôi thối khốn nạn. Bọn cướp biển lận bẩn
thỉu” [27, tr.284]. Khi nghe tin thằng Nghiệp “chướng” cao chạy xa bay, để
lại cho Mộng Hường một gia sản “rỗng tuếch” thì lúc này cơn thịnh nộ của nhà văn đã lên tới đỉnh điểm, anh chửi như gào, như thét: “Thằng chó chết nỡ lừa cả em sao! Đồ tang tận lương tâm. Sao mày nỡ chơi cả người cặp kè đầu gối tay ấp môi hở răng lạnh với mày cơ chứ?… Đồ tham thực cực thân. Đồ
tham bát bỏ mâm. Đồ rước voi về dầy mả tổ. Đồ dại giaị” [27, tr.344].
Dường như, chẳng còn ngôn ngữ nào mà Đặng Thân không dùng để xỉa xói, mắng rủa những nhân vật của mình.
Như một phương thức hiệu quả để tái hiện cuộc sống, bằng giọng điệu bỗ bã, thông tục, nhà văn đã bê nguyên những hiện thực trần xì, trơ trụi của đời sống vào trong tiểu thuyết. Người đọc nhận ra cuộc sống đời thực trong đó, có cả những nốt nhạc hỗn loạn bên cạnh thanh âm trong trẻo đời thường.