Mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 29 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả

Người trần thuật và tác giả là hai thuật ngữ được xác định bởi những thành tố đặc thù riêng biệt song quy định lẫn nhaụ Người trần thuật là người do tác giả sáng tạo ra để thực hiện hành vi kể, xây dựng kết cấu tác phẩm, bày tỏ quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cuộc sống cũng như con ngườị Trong khi đó tác giả là chủ thể sáng tạọ Do vậy, người trần thuật ít nhiều sẽ mang dấu ấn của tác giả.

Trên thực tế vẫn còn tồn tại những quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng nhất người kể chuyện với tác giả, còn một số nhà nghiên cứu lại tách biệt người kể chuyện với tác giả. W. Kayser chỉ ra: “Trong nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là tác giả đã hay chưa từng được biết đến, mà là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước định”. Đến R. Barthes và Tz. Todorov thì mối quan hệ mật thiết giữa người kể chuyện và tác giả được xem như đã bị cắt đứt: “Người kể chuyện và những nhân vật của anh ta bản chất là những “thực thể trên mặt giấy”, tác giả (thực tế) của văn bản không có điểm gì

chung với người kể chuyện” [23, tr.117]. Việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn

đề đặt ra trong quá trình giải mã tác phẩm. Khảo sát thực tế ở các tác phẩm tự sự, chúng tôi nhận thấy giữa người trần thuật và tác giả có nhiều điểm thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất.

Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của tác giả, mang đầy đủ dấu ấn phẩm chất cũng như giới hạn của kẻ đã sáng tạo ra nó. Mỗi hình tượng được xây dựng trong tác phẩm đều thể hiện dụng ý của tác giả. Người trần thuật là một hình tượng nghệ thuật có khả năng đảm nhiệm vai trò đó. Mọi nội dung tư tưởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra nhưng anh ta không trực tiếp đứng ra kể lại mà sáng tạo ra một người trần thuật để thay mình làm việc đó. Khi sáng tác, nhà văn giống như người chép hộ lời lẽ của người trần thuật do mình tạo rạ M. Butor từng nói: “Người kể chuyện trong tiểu thuyết không phải là ngôi thứ nhất thuần túỵ Người đó chẳng bao giờ là chính bản thân tác giả”.

Trong mối quan hệ này, tác giả có vai trò tối cao, tạo ra người trần thuật và cấp cho nó quyền kiểm soát và chi phốị “Ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng câu chuyện kể cũng như qua chính câu chuyện và hình

tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể” [24, tr.199]. Quan điểm của

tác giả phần nào được thể hiện thông qua người trần thuật và thái độ của người trần thuật đối với thế giới câu chuyện được kể lại cũng có phần trùng với quan điểm của tác giả nhưng không bao giờ trùng khít hoàn toàn, bởi quan điểm của tác giả bao giờ cũng rộng hơn, không thể được thể hiện một cách toàn diện qua bất kỳ một chủ thể lời nói riêng biệt nào trong tác phẩm. Nếu chúng ta chỉ dựa vào người trần thuật để đánh giá, phán xét tác giả thì sẽ là cực đoan, phiến diện.

Ngay cả trong các tác phẩm có tính tự truyện, sự thống nhất giữa người trần thuật và tác giả là rất lớn nhưng vẫn có những nét khác biệt. Tự truyện là một thể loại văn học đặc biệt trong loại tự sự. Tác giả viết về mình, lấy chính

cuộc đời mình để sáng tạo nghệ thuật. Qua cái tôi của người trần thuật trong tác phẩm, chúng ta thấy hiện lên khá rõ nét cái tôi của tác giả ở ngoài đờị Nhưng rõ ràng, thế giới tồn tại của người trần thuật và tác giả là khác nhau: khác nhau về thời gian, không gian và cả cảm xúc, tư tưởng.

Chẳng hạn, qua lời kể của nhân vật “tôi” trong bộ ba tự truyện: Thời

thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi, chúng ta phần nào thấy

được cuộc đời cơ cực, gian khổ và những nỗ lực không ngừng vươn tới đỉnh cao văn hóa của tác giả M. Gorkị Nhưng người trần thuật tức nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm không hoàn toàn đồng nhất với M. Gorkị Trải qua thời gian, không ai dám đảm bảo mình nhớ chính xác đến từng chi tiết nhỏ mọi chuyện xảy ra trong cuộc đờị Nếu có nhớ thì chỉ là những hành động, sự kiện còn tình cảm, cảm xúc thì rất khó lặp lại đúng với những cung bậc như lúc sự việc xảy rạ

Người trần thuật chịu sự chi phối của tác giả, là sản phẩm do tác giả sáng tạo ra nhưng vẫn có cuộc sống tương đối độc lập trong cấu trúc tác phẩm và đôi khi vượt khỏi mong muốn và ý định của người cầm bút. Nói như M. Bakhtin:

“Người ta không thể bịa đặt ra hình tượng nghệ thuật dù nó như thế nào bởi vì

bản thân nó có lôgic nghệ thuật, có quy luật riêng của nó” [21, tr.56].

Người trần thuật đặt trong mối quan hệ này, chính là người đại diện cho tác giả. Nhưng ở mỗi tác phẩm thì sự đại diện lại thể hiện ở mức độ khác nhaụ Cùng với đó, hình tượng người trần thuật còn đóng vai trò trung gian giữa chủ thể sáng tạo và tác phẩm với thế giới được miêu tả. V. Vinogradov từng nói: “Truyện, như một hình thức trần thuật của nghệ thuật văn chương được thực hiện nhờ người trần thuật trung gian giữa tác giả và thực tại được

miêu tả” [dẫn theo 23, tr.121].

Như vậy, giữa người trần thuật và tác giả có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhưng vẫn có khoảng cách nhất định. Chúng ta không nên đồng nhất

cũng không nên tách biệt hoàn toàn người trần thuật và tác giả vì phần nào trong truyện cũng có bóng dáng của người kể và chút ít cuộc đời tác giả. Hiểu được mối quan hệ này là điều kiện thuận lợi để chúng ta phân tích tác phẩm, phát hiện những giá trị nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lời của người kể chuyện, từ đó khẳng định sự thành công của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của tác giả.

Khái quát về người trần thuật là cơ sở, yêu cầu để nghiên cứu các hiện tượng văn học, cụ thể nhất là nghiên cứu người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân. Những vấn đề lí thuyết về người trần thuật được trình bày trên đây giúp tác giả khóa luận đi sâu triển khai đề tài ở những chương saụ Cho dù không phải tất cả các lý thuyết này đều được ứng dụng vào việc tìm hiểu người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân song các lí thuyết này vẫn có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp cho tác giả luận văn cái nhìn khái quát về người trần thuật và chỉ ra điểm độc đáo của người trần thuật một cách dễ dàng hơn.

1.2. Hành trình văn học của Đặng Thân

Đặng Thân là nhà thơ song ngữ, nhà văn chuyên về tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Được đánh giá là “điển hình của văn học hậu -

đổi mới” [33]. Đặng Thân là một con người đa tài và có bản lĩnh. Hành trình

văn học của Đặng Thân in dấu ấn trên nhiều thể loại văn học, nổi bật nhất là thơ, tiểu luận, truyện ngắn và tiểu thuyết.

1.2.1. Thơ

Nhắc đến Đặng Thân ta không thể không nhắc đến những bài thơ của anh được sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đạị Mỗi bài thơ đều thể hiện sự phá cách, sự đổi mới trong tư duy thơ trong cấu tứ giọng điệu, ngôn từ và đặc biệt là thơ phụ âm. Tiêu biểu cho thơ của Đặng Thân là những tác phẩm:

[phô] phố: Đêm Đê..., Đêm Sương Mù Trên Phố, Raped in Vietnam, Sao Em Chỉ Uống Cà Phê Chiềụ.., Tháp Bút, Quá Nguyên tiêu, 1 ngày nghỉ, 7 ngày ngân 7 nốt, Phố âm u ngày Đông, Một vì sao, Nước Mắt trên Sa Mạc, ngái em, Cơn Sóng Đầu Tiên Năm Mới Đến, Mưa '68', cô đơn em, Khóc cạn sông Hồng

TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh]

Xem: A, B1 & B2, C1 & C2, D, G1 & G2, J, L1 & L2, M, N, P1 & P2, S1 & S2, V... trên Tiền Vệ

Thơ phụ âm (Alliteration): Phụ âm [ân đạo hệ / Khoa lão mẫu thân

từ], Xao xuyến & Sung sướng, 6i +Hi i - ii - iii - iv - v - vi

hài ku[l] - Xem: i, iị.. trên Da Màu

TAÓS POETRY - or the Poetic Pursuit of the Truest-self

Qua những tác phẩm thơ của Đặng Thân, ta thấy được một làn gió mới đang được thổi vào thi ca Việt Nam mang theo sự cách tân lớn và sự sáng tạo táo bạọ Điều này là những biểu chuyển mình hội nhập với thế giới của thơ Việt Nam.

1.2.2. Tiểu luận

Nói đến tiểu luận, phê bình của Đặng Thân ta không thể không nhắc đến cuốn sách Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung (NXB Hội Nhà Văn, 2013). Cuốn sách bao gồm: Mộc Dục Luận (về cái sự tắm rửa), Kẻ Sỹ: Cội nguồn cảm hứng sáng tạo & Xuất xử, Mơ, [Ngồ] ngộ Ngôn Sư, Đọc Bình Ngô đại cáo [nhân ngày nhà giáo], Tú Xương chỉ có "xướng" và "tu"?, Vai diễn & Số phận, Bán[h], Về [đại] dịch [ma] thuật, "Tỉu Nuận", Thơ phụ âm (alliteration) [& tôi], "Hình như" Từ Chi, Hình như có người "cởi áo" trên Cửa Cấm (về

Dư Thị Hoàn), Tiếng ngựa hoang... (về Lê Anh Hoài), V[i]ết mật ngôn trên

d[r]a (về Nguyễn Viện), Và đã "phải lòng" (về Đặng Thiều Quang), Quite connects (về "Thơ đến từ đâu" của Nguyễn Đức Tùng), Mai Văn Phấn& công

nghệ cách tân thơ, Trường-ca cạ.. (về thơ Đỗ Quyên), Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ (về thơ Dương Kiều Minh), Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm(về thơ Nguyễn Quang Thiều), Cần thêm một dấu hỏi cho độc giả Việt? (về "Mùa mưa ở Singapore" của Linh Lê), Những góc nhìn luễnh loãng Đông & Tây khi đọc Đỗ Minh Tuấn bên Nabokov & Trang Tử & Muhammad & v.v... (về "Thần thánh & Bươm bướm" của Đỗ Minh Tuấn), Đoàn tầu 'Thống Nhất'(hay là 'quân tử dĩ hậu đức tải vật') (về Đỗ Lai Thúy), Nỗi đau[đáu] của trực giác (hay là tiếng gầm của sư tử) (về Hoàng

Ngọc Hiến), Kỷ niệm đầu tiên và lưu niệm cuối cùng với dịch giả Chu Trung

Can, Nhớ Phạm Công Thiện|Quên Henry Miller, James Joyce: vầng hồng từ đồng cỏ Ireland, Bài học tiếng Việt mới || Phụ lục - Dị-chân-dung: A Lịch Sơn Đại Đế, Bờm, Bùi Giáng, Đặng Đình Hưng, Đặng Mậu Lân, Einstein, Gabriel Garciá Márquez, Gao Xingjian.

Bên cạnh đó ta cũng phải kể đến những bài viết: Hình như "khói" (về

Châu Diên), Hình như là "cởi quần" (về Nguyễn Huy Thiệp), Những

chuồ/trường đại học (ĐH) d/ranh já/tiếng nhất thế jới vs. ĐH "R", Tú Xương & những con giòi [bò trong...tủy], Gustav Mahler - lời tiên tri của chủ nghĩa hiện đại & chủ nghĩa hậu-hiện đại, Julius Caesar (Xê-da) [vs. "Xê-ra"], "Nước mắt trên sa mạc"(về "Không khóc ở Kuala Lumpur" của Linh Lê), Còn lũ nào ác như phát xít? (về "Có được là người" của Primo Levi), Hành trình cỏ cây xuyên tâm l[iên/inh] (đọc dọc Thơ tuyển Mai Văn Phấn).

1.2.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết

Thành công với những tác phẩm đầu tay đã khẳng định tên tuổi Đặng Thân trên văn đàn. Có thể thấy điều này qua một số tác phẩm: tập truyện ngắn Ma net (2008) ra đời với 12 truyện ngắn lối viết “phi thực”, thể hiện

“không gian đa chiều” và được ví với “cách nhìn của đại bàng” [33]. Đặc

đảo văn đàn, với cái mới và cái lạ nổi rõ, cái hay khi ẩn khi hiện. Nó làm

“thay đổi cả thế giới tư duy lẫn nhận thức” [33], “nó khơi mở định nghĩa, xác

lập cái bản chất của đời sống, bản chất của xã hội chúng ta đang sống” [33],

thậm chí còn được gọi là một “thoát giun luận” [33] cho dân tộc trong thời đại toàn cầu hóạ Có nhà phê bình khẳng định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] sẽ chỉ có những ý kiến “cực khen hoặc cực chê” [33] và cho rằng: “tiểu

thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận như vậy” [33]. Đặng Thân được

coi là “đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những gì nhiều nhà văn

hàng đầu khác đã làm” [33].

Với những đóng góp của Đặng Thân giới phê bình đã đưa ra thuật ngữ “Tiểu - thuyết - Đặng - Thân” nhằm khẳng định vai trò của anh trên văn đàn và phong cách mới trong tiểu thuyết. Và giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của Đặng Thân.

Nhận định “Đặng Thân là điển hình của văn chương Hậu- Đổi mới”

cùng bài giới thiệu trên báo Văn nghệ số 53 (31/12/2011) mang tiêu đề: Cuộc

chạy tiếp sức lịch sử (Đặng Thân nhìn từ Nguyễn Huy Thiệp) với câu

nói:“Nói từ Nguyễn Huy Thiệp đến Đặng Thân là nói từ (chủ nghĩa) hiện đại

đến hậu hiện đại” của nhà lý luận - phê bình Đỗ Lai Thúy đã khẳng định tên

tuổi của tác giả trong nền văn học Việt Nam đương đạị Hi vọng rằng rồi đây văn chương Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc với những đóng góp của những cây bút như Đặng Thân và “ngoài” Đặng Thân cho văn đàn.

CHƯƠNG 2

NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN

CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI ĐẶNG THÂN

2.1. Ngôi kể của người trần thuật

2.1.1. Cuộc đua tranh giữa người trần thuật với cái tôi tự thuật

Từ sau 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng có những biến đổi trên nhiều phương diện, nhiều thể loạị Đặng Thân đã mang đến trong văn xuôi một lối tư duy mới, một cách viết mới và đòi hỏi người đọc cũng phải tiếp nhận tác phẩm của anh với một tâm thế mớị

Tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

của Đặng Thân đã mang đến một kiểu cấu trúc lạ, một cách viết mới trên tinh thần phản biện lối viết truyền thống. Trước hết đó là những đổi mới trong việc lựa chọn người trần thuật.

Người trần thuật và ngôi kể là hai yếu tố không thể tách rờị Câu chuyện bao giờ cũng được kể bởi người trần thuật. Tập truyện ngắn Ma net là tập hợp những lát cắt của cuộc sống. Mỗi câu chuyện trong đây là một khía cạnh của đời sống, có đi học, vui chơi, đi làm, tán tỉnh, yêu đương, có sống chết và chiến tranh... Tất cả đều được nhìn nhận một cách bình thường không hề lãng mạn cũng chẳng hề được bi kịch hoá, đặc biệt ở mỗi câu chuyện trong truyện ngắn có những sự đặc sắc riêng trong lối trần thuật.

Trong nửa đầu của tập truyện ngắn Ma net, ta bắt gặp một lối viết vẫn còn mang hơi hướng của văn học hiện đại, cách kể chuyện của Đặng Thân vẫn còn mang âm hưởng, dấu ấn của truyền thống. Những truyện ở nửa đầu

tập Ma net như: Vào rừng mơ, Thùng thuốc nổ, Đã 20 mùa thu “người Hà

Nội”... Dù cách kể trong đây tuân theo trật tự tuyến tính mang tính truyền thống nhưng những câu chuyện trong đây đã có dấu hiệu cách tân mới mẻ. Ở

đó ta bắt gặp phần nào một sự đua tranh giữa người trần thuật với những cái tôi tự thuật.

Trong truyện ngắn Vào rừng mơ (Phần I Cú hých) không chỉ xuất hiện một người trần thuật mà có sự gặp gỡ của ba cái tôi trần thuật ứng với ba nhân vật: hai chàng trai và một cô gái kể về câu chuyện tình yêu của mình và họ có mối liên hệ với nhaụ Ở đây cái tôi tự thuật đã được biến hóa theo cách xưng hô của chủ thể đối với vấn đề được nói tớị Đây là lời nhân vật cô gái xưng “em”: “Anh ở đâu ra mà lạ vậỵ Em những tưởng những người như anh chỉ có

ở trong tiểu thuyết chứ cõi đời này thì làm gì có” [26, tr.9]. Cái tôi tự thuật ấy

của cô gái có sự biến hoá từ “tôi” sang “em” rồi lại chuyển sang “mình”:

“Còn mình thì khác quá. Cuộc đời êm ấm trong nhung lụạ Lúc nào mình cũng sống trong niềm vuị Nhà cửa đầy tiện nghị Bạn bè vui vầy cười cợt

suốt ngàỵ Giai theo cả đống” [26, tr.9-10]. Cái tôi tự thuật thứ hai – chàng

thầy giáo – người mà cô gái ấn tượng ngay khi anh bước vào lớp với cái mặt chưa nếm tình đờị Anh chàng cũng giới thiệu về bản thân với gia cảnh nghèo khó. Sự giới thiệu cũng mang nét riêng khi cái tôi tự thuật được biến thể từ

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 29 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)