Giọng điệu hoài nghi, chất vấn

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 97 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn

Trong cuộc sống hiện đại, khi mà mọi giá trị, chân lí đều có thể bị đảo lộn và xóa bỏ thì mỗi cá nhân sống trong xã hội ấy luôn mang trong mình cảm thức bất an, hoài nghị Tâm thức hoài nghi ấy đã bắt rễ cho nhà văn sáng tạo và chi phối đến giọng điệu của tác phẩm. Giọng điệu xuất hiện khi tác giả muốn truy tìm căn nguyên của những điều phi lí. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn vì thế mà thường đi với lối hành văn nửa nghiêm túc, nửa suồng sã, mỉa maị Sự hoài nghi chất vấn trước đó từng được thể hiện trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đó là sự hoài nghi, trăn trở, chất vấn lương tâm của người cầm bút về thiên chức của mình. Đến với văn xuôi của Đặng Thân, sự hoài nghi chất vấn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhaụ

Mỗi câu chuyện trong Ma net đều xuất hiện những câu hỏi hoài nghi chất vấn. Vào rừng mơ, một truyện ngắn liên tiếp xuất hiện những câu hỏi chất vấn. Mở đầu truyện ta đã vấp ngay phải một sự nghi hoặc lớn: “Những buổi tối là thiên đường của tuổi trẻ. Hay là cũng mấp mé bên bờ địa ngục?”

[26, tr.9]. Sau đó có sự thắc mắc của cô gái về anh chàng thầy giáo ở lớp học thêm tiếng Anh mà cô ấn tượng: “Anh ở đâu ra mà lạ vậy” [26, tr.9], “Sao

anh lại có mặt ở trên đời nàỷ” [26,tr.13], “Hôm nay anh lên lớp thật haỵ Có

gì mới thế không biết? Hay anh có bạn gáỉ Hay mới lĩnh tiền?”, “Người đâu

mà tệ thế. Không biết gì hay anh rõ là một thằng khốn nạn?” [26, tr.18]. Anh

chàng thầy giáo cũng chất vấn về cuộc đời bất công: “Cuộc đời sao mà vô lí vậỵ Thành phố có biết bao nhiêu ngôi nhà to lớn mà sao ta lại không có nhà.

Kiếp trước ta ăn ở thế nào mà kiếp này cơ cực vậy” [26, tr.12].

Một nhân vật vô danh trong Thùng thuốc nổ đã đặt ra một câu hỏi nghi ngờ về sức mạnh của trí tuệ và đồng tiền: “Cậu bảo “trí tuệ” hay “đồng tiền”

sẽ thắng?” [26, tr.27].

Giọng điệu ấy là nỗi trăn trở về số phận của dân tộc: “Những con suối con khe thuở hồng hoang nào đã đưa nước về đâỷ Con sông đỏ nặng phù sa tha thiết chở đầy hồn dân tộc, đi đâu về đâủ Nghiệp chướng nào khiến cả

dân tộc lao đao trước bao cường tặc?” [26, tr.55].

Sự hoài nghi chất thể hiện trong những câu hỏi ngô nghê của Cát Tường: “Em ngốc nghếch quá phải không?” [26, tr.67], “Chả nhẽ mình đang

làm thơ” [26, tr.69] hay sự hoang mang của Điệp khi thiếu kiến thức của tuổi

dậy thì: “Mình thấy sợ, hay là mình sắp chết? Thế là mình sắp từ giã cõi đời

này thật saỏ” [26, tr.76]. Đó cũng là một thắc mắc: “Nước mình cớ sao cây

đa nào cũng thiêng” [26, tr.78].

Trong Cú hých về nguồn, nhân vật Adam luôn mang trong mình những mối hoài nghi lớn. Adam nghi ngờ cái âm thanh mà mình nghe được: “Hình

như không phải là tiếng ngườị Không phải là tiếng nóị Một thông điệp bằng sóng từ vũ trụ? Hay từ trong lòng tả Có cái gì như âm hưởng của cội rễ...

như dáng hình của ngọn nguồn... Mập mờ thấp thoáng...” [26, tr.84]. Anh

hoài nghi về dục vọng, về sự tồn tại của chính mình: “Con-chằn-tinh-dục- vọng khổng lồ cứ nuốt, nuốt mãi như chẳng bao giờ nọ Này con chằn tinh,

ngươi đang tồn tại vì ta hay là ta đang tồn tại vì ngươỉ!” [26, tr.85-86]. Đó

còn là mối hoài nghi lớn về khả năng lĩnh hội thế giới của con người: “đã có bao giờ chư vị tự hỏi mình rằng chúng ta đã bước vào vũ trụ hàng tỷ dặm

nhưng chúng ta đã đi vào thế giới trong ta được bao nhiêủ” [26, tr.87].

Adam chất vấn cả “mùi” trên người của Eva mà bấy lâu anh mới nhận ra:

“Sao Eva lại có mùi đất sét?!” [26, tr.89].

Sự hoài nghi còn thể hiện trong sự chất vấn dòng chảy thời gian: “Sao thời gian trôi quá mau như vậỷ Để lại những ngẩn ngơ nuối tiếc một cái gì, như thể một hạt sương, một làn khói, một hơi thở bâng khuâng. Phải chăng

đó là sinh khí?” [26, tr.103], thể hiện ở mâu thuẫn trong lòng một vị vương:

Làm gì cho đời, làm gì cho mình?” [26, tr.121], ở câu hỏi của chàng trai trẻ:

“Nhưng phải làm gì thì mới trở thành anh hùng đâỷ [26, tr.230].

Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], Đặng Thân dường như muốn nhìn nhận, đánh giá lại tất cả những giá trị mà trước đó người ta đã coi là chân lí và xác lập lại bản chất đời sống mà chúng ta đang sống. Điều này giống như là một hình thức giải thiêng. Sự sùng bái đạo Phật cũng không thể ngồi vững cùng những niềm tin bất di bất dịch: “Vớ vẩn tất! Chùa chỉ có

tượng thôi chứ làm gì có Phật…” [27, tr.48]. Đây là một sự phủ định. Những

giá trị mà ta tìm, ngay cả Đức Phật, sẽ là ta nếu “không tham ái, không vướng vào phân biệt thiện - ác thì người chính là một Phật sống chứ không

Trước mỗi vấn đề, người trần thuật không thôi chất vấn, đặt câu hỏị Câu hỏi ở đây không dành cho riêng ai mà xoáy vào lòng người đọc ý thức đi tìm câu trả lời cho những trăn trở, hoài nghi đó. Vì vậy mà giọng kể giống như lời đối thoại với bạn đọc, đôi khi là tự vấn chính mình. Chẳng hạn, tác phong phục vụ của tiếp viên nhà hàng Việt Nam cũng là một vấn đề nhà văn lưu tâm: “Chúng nó phục vụ như thể đuổi khách đi vậỵ Các bạn nước ngoài của tôi đều nói với tôi thế… Chẳng nhẽ người mình đến đi làm tiếp viên cũng không xong? Chẳng nhẽ bọn trẻ ở đây đã đi tong? Kẻ nào đã gây nên cái

thảm-cảnh-người nàỷ” [27, tr.16]. Đây là một vấn đề có ảnh hưởng tới văn

hóa ứng xử của người Việt. Đôi khi câu hỏi cũng chính là sự khẳng định: “Hình như quan liêu là căn bệnh kinh khủng của mọi tổ chức, tổ chức

càng lớn mạnh nạn quan liêu càng ghê gớm” [27, tr.39]. Đó là những trăn trở

về nạn nạo phá thai đã đánh thức những suy nghĩ trong lòng người đọc: “Con số nạo phá thai đúng bằng nửa số nhân khẩu ra đời hàng năm ở Việt Nam! Còn 20% có nghĩa là trong số khoảng 1.500.000 bé gái ra đời mỗi năm thì khi lớn lên đã có 300.000 teen phải đi giải quyết… Có ai nghĩ gì về những con số và sự kiện đó không? Có một thực tế mà hình như không ai nhận rạ”

[27, tr.39]. Có những lời chất vấn còn hàm chứa sự mỉa mai sâu cay: “Vâng, tôi đã nghe những tên choai nói rằng bây giờ chỉ có bọn nhà quê thì mới dấn thân vào yêu đương vớ vẩn, mất thời giờ và rách việc vô cùng. “Khi nào ‘ngứa’ lên thì hoặc là ‘bóc bánh giả tiền’ hoặc tới bến thì ‘tình cho không biếu không’ chứ việc quái gì mà phải lăn tăn.” Các nhà hoạch định chính

sách có bao giờ nghĩ về vấn đề cực kì thiết thực này không nhỉ?” [27, tr.40].

Câu hỏi của nhà văn đâu phải chỉ dành cho những cơ quan, những gia đình, cá nhân có trách nhiệm mà như một lời chất vấn đối với cả xã hộị Tiểu thuyết như một kho tài liệu sống mà ở đó “trơ trơ” những hiện thực, “ngồn ngộn” những trăn trở, suy tư về cuộc sống.

Sự xuất hiện giọng điệu hoài nghi, chất vấn đôi khi là do thái độ bất bình của nhà văn trước hiện thực cuộc sống không như ý. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn Đặng Thân cũng giãi bày: “Tôi viết trước hết để chơị Cũng vì cuộc sống quanh tôi trong mắt tôi nó rất đau buồn, u ám, tù đọng,

cứng nhắc. Tôi tìm vui trong những trò chơi bời câu chữ” [8].

Qua việc tìm hiểu giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân, chúng tôi nhận thấy: tập truyện truyện ngắn và tiểu thuyết của anh được trần thuật với nhiều giọng điệu khác nhau và các giọng điệu này không bao giờ được tách bạch rõ ràng: giễu nhại, trào lộng nhưng hoài nghi, chua xót; chất vấn nhưng đầy mỉa mai, châm biếm; tục mà thanh. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết này là sự kết hợp của nhiều âm sắc, thanh điệu của đời sống, theo đó mà tránh được lối trần thuật đơn điệu, một giọng, mở ra nhiều màu sắc cảm xúc về đời sống. Từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] luôn có sự tiến triển về giọng điệụ Điều này cho thấy sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của nhà văn.

KẾT LUẬN

1. Người trần thuật là vấn đề trung tâm của tự sự học. Có thể xem người trần thuật là nhân vật trung gian kết nối nhà văn, tác phẩm với bạn đọc, là một điểm nhấn tất yếu, mang ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm tự sự. Không có câu chuyện nào được kể ra mà không có người trần thuật. Với những chức năng và vai trò to lớn của mình, người trần thuật đóng vai trò cốt yếu trong việc sáng tạo tác phẩm, thể hiện tư duy nghệ thuật đặc thù của nhà văn. Ở mỗi nhà văn, việc xây dựng hình tượng người trần thuật lại có đặc điểm riêng. Nghiên cứu đặc điểm hình tượng người trần thuật, do đó, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trần thuật học.

2. Đặng Thân là một cây bút văn xuôi có phong cách độc đáọ Anh được giới phê bình trong và ngoài nước chú ý. Đặng Thân thể hiện lối tư duy mới, cách viết mới và thể nghiệm qua nhiều phương diện, trong đó có vấn đề người trần thuật.

Phân tích hình tượng người trần thuật trong tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, Đặng Thân vẫn kế thừa những ưu điểm của cách kể truyền thống, mặt khác nhà văn đã nâng nó lên một tầm cao mớị Đặng Thân đã trao điểm nhìn cho nhân vật để các nhân vật trở thành cái tôi tự thuật kể câu chuyện về chính cuộc đời mình. Từ đó nhà văn mở rộng biên độ tái tạo thực tạị Trong văn xuôi Đặng Thân, điểm nhìn của người trần thuật rất đa dạng và luôn thay đổi linh hoạt. Việc di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật tạo nên tính chất đối thoại và dân chủ trong tác phẩm. Nhà văn liên tục dịch chuyển điểm nhìn theo không gian và thời gian để khai thác hiện thực từ nhiều góc nhìn và từ nhiều thời điểm khác nhaụ Từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh

mức độ cao hơn tạo nên sự mới mẻ của hình thức trần thuật và sự phong phú của điểm nhìn nghệ thuật. Cũng từ đây, độc giả có được cái nhìn đa chiều về vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Thứ hai, Đặng Thân là người mở rộng cánh cửa văn học để đưa ngôn ngữ thông tục đời thường vào tác phẩm. Ngôn ngữ văn xuôi Đặng Thân có sự pha trộn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Đó là hệ thống ngôn ngữ đa dạng với những biến tấu linh hoạt. Sự đa dạng trong ngôn ngữ cũng liên quan mật thiết đến sự đa dạng của giọng điệụ Với tư duy và lối viết hậu hiện đại, Đặng Thân đã tạo nên tính đa thanh điệu trong giọng điệu trần thuật. Có thể nói đây là một nỗ lực trong quá trình đổi mới tư duy và lối viết trong văn xuôi Việt Nam đương đạị

3. Khám phá tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những

mảnh hồn trần], người đọc ấn tượng bởi lối viết, cách dẫn chuyện và hành

văn độc đáo, có sự hấp dẫn đặc biệt. Nhẹ nhàng mà tinh tế, cợt nhả mà sâu lắng, Đặng Thân đã đưa người đọc bước vào thế giới hiện thực nóng bỏng của đời sống đương đại, cùng với đó là sự hoài niệm về quá khứ và việc tìm lại niềm tin trong thế giới đa trị nàỵ Có thể khẳng định, với những đứa con tinh thần đặc biệt, Đặng Thân đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đạị

Nghiên cứu người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân nói riêng, văn xuôi Đặng Thân nói chung là một đề tài có những gợi mở khoa học thú vị song cũng là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự góp sức của nhiều ngườị Luận văn của chúng tôi mới chỉ là những tìm hiểu ban đầu về công việc đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Tuấn Anh (2013), “Đặc trưng ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại – Nhìn từ trường hợp Đặng Thân”,

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n12230/Dac-trung-ngoai- bien-hoa-trong-van-hoc-hau-hien-dai-nhin-tu-truong-hop-Dang-Than.html 2. Lại Nguyên Ân, (1998), 150 thuật ngữ văn học, NXB. Đại học quốc gia

Hà Nộị

3. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, NXB. Thanh niên, TP Hồ Chí Minh.

4. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 9.

5. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nộị

6. Nam Cao (2005), Truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nộị

7. Vũ Khắc Chương, (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, NXB. Văn học, Hà Nộị

8. Nam Dao (2012), Nam Dao trò chuyện cùng Đặng Thân”, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail &id=18284

9. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Líluận văn học – Vấn

đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nộị

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB. Giáo dục, Hà Nộị

11. La Khắc Hòa (2012), “Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống”, http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin- van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n- h%C3%B3a/van-xuoi-hau-hien-dai-viet-nam-quoc-te-va-ban-dia-cach- tan-va-truyen-thong.

12. La Khắc Hòa, (2012), Sàn diễn “ đa thoại” của Đặng Thân”, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4226.

13. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề của thi pháp truyện, NXB. Giáo dục, Hà Nộị

14. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB. Giáo dục, Hà Nộị

15. Lê Anh Hoài, “Bung phá sáng tạo và vượt thoát”, Tiền phong cuối tuần, số ra ngày 17/12/2008.

16. M. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

văn học, NXB. Tác phẩm mới, Hà Nộị

17. M. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB. Đà Nẵng.

18. Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, NXB Tri thức, Hà Nộị

19. Phạm Xuân Nguyên, “Văn học Việt Nam 2008”,

http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/post/1958/137276 20. Nguyễn Hồng Nhung, “Ghi sau khi đọc Đặng Thân”,

http://amvc.freẹfr/Damvc/GioiThieu/DangThanHHD/GhiSauKhiDocDa ngThan-NHNhung.htm

21. Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch (1993), Những

vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, M.Bakhtin, NXB. Giáo dục, Hà Nộị

22. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận thi pháp học, NXB. Giáo dục, Hà Nội 23. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch

sử, (Phần 1), NXB. Đại học Sư phạm Hà Nộị

24. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (Phần 2), NXB. Đại học Sư phạm Hà Nộị

25. Đặng Thân (2006), “Những góc nhìn luễnh loãng Đông Tây khi đọc Đỗ Mạnh Tuấn bên Nabokov và Trang Tử và Muhammad và vv...”, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail &id=17374.

26. Đặng Thân (2008), Ma net, NXB. Văn học, Hà Nộị

27. Đặng Thân (2011), 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], NXB. Hội Nhà văn, Hà Nộị

28. Đặng Thân (2006), “Tôi ủng hộ mọi sự bứt phá”, http://vanchuongviet. org/index.php.

29. Phùng Gia Thế (2012), “Siêu thị chữ của Đặng Thân”, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=1741.

30. Đỗ Lai Thúy (2011), “Đặng Thân: điển hình của văn chương hậu – Đổi mới”,

http://www.vanchinh.net/index.php?option=com_content&view=article &id=651:cuc-chy-tip-sc-lch-s-ng-than-nhin-t-nguyn-huy-

thip&catid=38:tiu-lun-i-thoi&Itemid=57.

31. L.Ị Timofeev (1962), Nguyên lí lí luận văn học, Nxb. Văn hóa, Hà Nộị 32. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hoá, Nxb Giáo Dục

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)