Ngôn ngữ nhại

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Ngôn ngữ nhại

Từ sau 1975, cảm hứng sử thi lãng mạn trong văn học nhường chỗ cho vấn đề thế sự bé mọn, vấn đề của mỗi cái tôi băn khoăn lạc lõng. Theo đó, lớp ngôn từ của mạch sống tự nhiên ùa tràn vào văn học. Về sau, văn học tiệm cận với chủ nghĩa hậu hiện đại, lớp ngôn từ trở nên phức tạp, xuất hiện dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, đánh mất dần bản chất thông tin thẩm mĩ vốn có. Nhại trở thành một khuynh hướng biểu hiện của ngôn ngữ.

Tập truyện ngắn Ma net của Đặng Thân cũng nằm trong mạch vận động nàỵ Yếu tố nhại xuất hiện đậm đặc và hầu như ở mọi phương diện sáng tạo tác phẩm. Người viết chú ý trước hết đến nhại biểu hiện ở cấp độ ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki), là mặt tiếp xúc và phương tiện nhà văn giao tiếp với độc giả. Sự biểu hiện đầu tiên của yếu tố nhại trong tác phẩm đầu tiên cũng chính ở bình diện ngôn ngữ.

Văn học truyền thống, mỗi chữ nặng tựa ngàn vàng, chứa đựng cái tâm và hoài bão của người nghệ sĩ, dù ở thời đại nào và đổi mới đến đâu cũng vậỵ Một chữ “đế” trong bài Nam quốc sơn hà tương truyền của Lí Thường Kiệt đủ để phân định ranh giới bờ cõi, khẳng định chủ quyền ngàn đời của dân tộc. Một chữ “tót” của Nguyễn Du đủ để vạch trần bản chất vô học, lừa đảo của Mã Giám Sinh. Một chữ “chín” trong thơ Xuân Diệu “Hai tay chín móng bám vào đời” đủ để gây ra cuộc tranh luận đầy sóng gió trên văn đàn. Ý thức về sứ

mệnh sáng tạo cái đẹp không cho phép người nghệ sĩ buông lỏng bản thân. Nhà văn Nam Cao đúc rút rằng “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất

lương rồị Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện” [6, tr.267]. Nhà

văn thai nghén được một ý tưởng mới đã khó, nhưng việc diễn đạt đúng và hay còn khó khăn gấp bội phần.

Trong văn chương, ngay từ đầu, người ta đã có xu hướng mĩ hóa ngôn từ trên cơ sở đổi mới sáng tạọ Nhưng với Đặng Thân, một khi đã tham dự vào cuộc chơi nghệ thuật, ý thức bứt phá những lối mòn luôn thôi thúc ông tìm đến và du nhập những cách biểu đạt táo tợn. Nhà văn chia sẻ “[…] Tôi ủng hộ mọi sự bứt phá, dù là đi trên con đường chưa từng ai bước hay là trên những lối

mòn đã có người đi mà vẫn vô cùng lạ lẫm” [28]. Đổi mới là quy luật tất yếu ở

mỗi nhà văn, họ đổi mới trên cơ sở kế thừa những truyền thống đã có. Nhưng Đặng Thân thì khác, anh đã phá vỡ hoàn toàn tính mực thước của ngôn ngữ.

Đọc Ma net, độc giả bị “sốc” trước lớp ngôn từ đậm đặc tính nhạị

Nhan đề vốn được coi là xương sống tư tưởng của truyện. Vào rừng

, Thùng thuốc nổ, Hiếp, Yêu, Ma net, Ma nhòa [net ii] là những nhan đề

đáng chú ý hơn cả trong tổng số 12 truyện ngắn. Tên truyện từ chỗ mơ hồ, khó hiểu (Vào rừng ) cho đến kiểu loại giật gân (Hiếp, Yêu) hay ngôn ngữ mạng, nửa Tây nửa Ta (Ma net, Ma nhòa [net ii]).

Tiếp theo, người viết bắt gặp trong truyện ngắn Đặng Thân phương thức tẩy rửa lối viết văn theo chuẩn chính tả thông thường. Các thanh điệu và chữ cái bị cưỡng ép lệch khỏi quy tắc vốn có theo một kĩ thuật lập dị, nhại đặc điểm ngọng phụ âm, nói biến âm của người Việt: “Mẹ kiếp, hắn nghĩ thầm, đến cái thằng cha đại thi hào thi hài Bai - dần gì đấy ở bên Ăng - nê mà còn nói dằng cả đời gã chỉ có nấy bẩy giờ xung xướng. Tiền để nàm gì? Ta chưa chả nời được câu hỏi này bao giờ, nhưng mà nó cho ta quyền nực, cho ta hưởng thụ, cho ta xự tự tin, bù nấp cho ta những gì khiếm khuyết và nhiều thứ

nữa …]” [26, tr.184]. Cả một đoạn dài tác giả để nhân vật “ngọng” mà không hề “chữa”, một tên tri thức với công việc văn phòng mà vốn văn hóa chẳng thể chấp nhận nổị

Nếu như trong kịch phi lí của Ẹ Ionesco, ngôn ngữ chỉ bị tước bỏ phần nội dung, thành những kí hiệu rỗng hoàn toàn về nghĩa, còn hình thức không hề biến đổi thì trong truyện ngắn Đặng Thân, ngôn ngữ biến cải hoàn toàn về hình thức chữ viết. Kí tự rối loạn, nội dung biểu đạt cũng rối loạn. “Người nghệ sĩ giống như người loạn thần kinh, anh ta tự rút vào thế giới tưởng tượng ấy, cách biệt khỏi cái hiện thực không làm anh ta thỏa mãn. Nhưng khác với người loạn thần kinh, người nghệ sĩ biết cách làm thế nào tìm lại

được con đường hiện thực vững chắc” (Sigmund Freud). Ở đây, một mặt,

Đặng Thân giễu nhại lối sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện naỵ Mặt khác, nhà văn muốn dẫn dụ đến cách truyền đạt lạ lẫm và có chút quái gở thông điệp: lối viết cũ nên mạnh dạn thay thế bằng tín hiệu thẩm mĩ đắc địa hơn.

Thang độ thứ hai thuộc về ngôn ngữ Đặng Thân sử dụng nhại là từ. Trong 12 truyện ngắn ở cả hai phần Cú hýchMa net, độc giả có cảm tưởng như bị mắc kẹt bởi mớ bòng bong ngôn ngữ. Đó là những cách nói đầy sáng tạo, biểu lộ “cá tính” của lớp trẻ và “trình độ văn hóa bậc cao”. Nhà văn không ngần ngại mà đưa chúng vào trong văn phong của mình, thậm chí còn mang chúng vào một cách tự nhiên và thích thú. Loại từ xuất hiện nhiều nhất thuộc về lời lẽ của lớp nam thanh nữ tú mới lớn: “Giai theo cả đống” [26, tr.10], “sợ

vãi linh hồn” [26, tr.11], “trông em ngon quá em ơi” [26, tr.13], “kiếp chó

lông bông” [26, tr.17], “văn hóa sồn sồn”, “văn hóa non tơ”, “văn hóa yếu

sinh lí” [26, tr.21], “Cao như sào chọc cứt. Nghênh nghênh ngáo ngáo như

cái gáo múc phân” [26, tr.153-154], “Ừ, thì anh cũng đến với em bằng cái

chân và cái tình”, “Ừ, giang hồ đã có câu về “tam ánh” nà “tóc ánh bạc, ví ánh kim, chim ánh thép” mà nại”, “Anh làm việc hùng hục, ăn chơi quần

quật” [26, tr.186]. Tiếng cười tạo ra do hiệu quả của việc tái tạo ngôn từ khác hoàn toàn so với chức năng mà chúng vốn có được ước định trong trình tự sắp xếp ngữ pháp: “Vào rừng mơ bắt con tưởng bở”, “Mặt mũi hốc hác

mà mắt sáng long lanh” [26, tr.9], “con jean xịn”, “con dụng cụ”, “con

hotel” [26, tr.162], “quá thoải con gà mái” [26, tr.184]… Những ngôn từ này

phản ánh phần nào xu hướng thẩm mĩ đương đạị

Ma net không thiếu loại ngôn ngữ dùng để ca ngợị Nhưng oái oăm

thay, nó lại được bày đặt để nhại: “Cuộc đời thật đẹp phải không các bạn. Ngày chiến tranh đối với thanh niên thì cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Thế hệ cha ông chúng ta đã rửa được nỗi nhục mất nước, ngày nay thế hệ con cháu chúng ta phải cố gắng làm sao rửa được nỗi nhục to lớn là nghèo nàn lạc hậụ Vinh dự của tôi ngày hôm nay chính là vinh dự của một người lính đứng trên tuyến đầu của mặt trận công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

… Và hủ hóạ” [26, tr.135].

Trong văn học truyền thống, từ Hán Việt được đưa vào văn bản với mục đích tăng tính trang nhã, tôn nghiêm. Đặng Thân không thế. Anh đưa chúng vào truyện kèm các dấu ngoặc kép đầy hài hước, đặc chỉ sự lệch lạc giữa hình thức oai phong và bản chất thô bỉ, khốn nạn: “kiệt trụ”, “trước tác

“thiên kim bất dịch””, “cụ chột” [trụ cột]”… Có khi, anh lại chắp dính

quàng xiên, khiến người đọc không thể nhịn cười vì sự lố lăng của đối tượng châm biếm: “Chào bà tiến sĩ, tôi là Hồng Hộc. Tên hay biệt hiệu gì mà lạ vậy anh. Chắc là anh làm gì cũng hồng hộc lên chứ gì. Không, tôi họ Hồng tên Hộc. Nhưng đây cũng là hai loại chim quý hiếm biểu tượng cho sự thanh cao sống trong cõi tục mà vượt thoát cõi tục, khi bay lên đỉnh trời rồi những âm thanh của nó còn làm sáng cả cõi nhân gian. À, em nhớ ra rồi, đúng rồi! Trong kí ức em anh là một kẻ dị hợm. Thế mà nó có cái tên ý nghĩa quá. Chắc

anh sinh ra trong một nhà Nho học, và… bất đắc chí. Cũng không hẳn thế. Cha tôi tên Đạo, mẹ tên Đức. Vô Đạo và Thất Đức chứ gì. Không, cha tôi là Hồng Đạo, mẹ tôi là Hằng Đức, nhưng ý nghĩa thì không sai lời em nói là mấỵ” [26, tr.149].

Đặng Thân đặt ngôn ngữ của kẻ vô học, ngôn ngữ lếu láo bên cạnh ngôn ngữ của kẻ mang danh trí thức. Cái xấu hiện hình đặt kế cái xấu trá hình cái đẹp. Với Đặng Thân, chẳng có gì là tiêu chí phân biệt đẳng cấp ngôn ngữ quý tộc cao sang và thứ ngôn ngữ bình dân xấc láọ Anh xáo tung mọi loại chuẩn mực định danh ngôn ngữ, tất cả chúng đều được phơi bày trên một mặt sân giá trị bình đẳng, chen lấn nhau trong cuộc đua tạo tiếng cười bỡn cợt. Đặng Thân tung hỏa mù bằng ngôn từ nhưng không hề tỏ ra mất kiểm soát với chúng. Sự sáng tạo ấy của nhà văn ngầm ẩn ý thức nắm bắt đặc trưng ngôn ngữ.

Những câu chữ văn chương có tính quy phạm, cũng được nhà văn phá

vỡ “Không. Không. Số không. Địa không. Thiên không. Một cõi mông mông.

Đời trôi như nước chảy về đông.” [26, tr.15], “Em mất quân bình khủng

khiếp. Khủng khiếp. Khủng khiếp. Khủng khiếp quá. Đừng anh. Đừng anh.

Đừng đừng anh…” [26, tr.149]. Câu văn ở đây bị bóp nát cấu trúc, mất dần

lượng thông tin hàm chứa, trở thành những lời lẩm nhẩm vô nghĩa từ miệng nhân vật. Có khi câu lại là lời cầu cứu yếu ớt của dạng người lạc lõng, người thừa, đánh mất mình giữa cuộc sống xô bồ: “Em là một khối u đáng thương”

[26, tr.149]. Theo đó, độc giả có thể đọc được ý thức giễu nhại cuộc sống con người trong mạch ngầm văn bản.

Ma net là sự giễu nhại độc đáo về ngôn ngữ văn chương tiếng Việt

truyền thống. Tiếng Việt trong cái nhìn của các văn nhân xưa giàu và đẹp. Đến Đặng Thân, sự khấp khểnh của ngôn ngữ diễn ra toàn diện ở cả ba mặt: chính tả, từ và câụ Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận được lối viết hỗn

tạp nàỵ Nhiều người thấy khó chịu, hoa mắt, đau đầu, bặm môi mà chịu không nuốt nổi thứ ngôn ngữ lai căng, giả đạo, giả trí. Nhưng dẫu sao cũng không thể phủ nhận được ma lực quái đản và sự cuốn hút của ngôn ngữ đặc biệt nàỵ

Trong các sáng tác của mình, nhà văn biến ngôn ngữ thành nơi diễn trò. Anh xóa bỏ hoàn toàn chức năng thông tin thẩm mĩ và thay thế bằng chức năng nhạị Anh cho rằng: “Ngôn ngữ càng phát triển càng bế tắc” [26, tr.139] và cần phải có một thứ “ngôn ngữ đa chiều” (nhiều hơn ba) thay thế ngôn ngữ truyền thống mới có thể chuyển tải thông tin đa chiều nhất, huyền nhiệm nhất, vượt qua giới hạn ngôn ngữ ba chiều chỉ luẩn quẩn trong Đúng - Saị

Cùng giễu nhại ngôn từ, Phạm Thị Hoài dừng lại ở sự dung hợp trong ngôn ngữ sự vênh trật kệch cỡm giữa hình thức trang trọng mà nội dung giả trá. Đặng Thân mạnh tay hơn. Anh đập bể thứ ngôn ngữ trước giờ được trưng bày kiểu mẫu trong tủ kính và mở rộng đường cho ngôn ngữ tự do phát triển. Tuy nhiên, tập Ma net có sự tiếp nối thang bậc trong trò chơi ngôn từ. Ở phần I, các truyện ngắn mới chỉ là “cú huých” nhẹ nhàng vào ngôn ngữ. Sang phần II, Đặng Thân “đã bạo động hiếp tiếng Việt, một cú hiếp đầy ý thức nghệ

thuật” (Inrassara).

Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] hấp dẫn bởi một phong cách nhại vô cùng độc đáo, trong đó tiêu biểu là lối nhại văn. Những ngôn ngữ nghiêm trang, kiểu cách, khuôn mẫu trong sách vở đều được Đặng Thân biến thành ngôn ngữ của những trò diễn: “Đã quen ăn trắng mặc trơn, giờ mất nhà tài trợ hảo tâm, Hường rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân là do em có một nền kinh tế bong bóng “bubble economy” mà ảnh hưởng của nó đã lan tràn khắp Đông Nam Á. Cần phải có một chiến lược kinh tế có tầm nhìn thế kỉ, kiểu tầm nhìn 2010 hay tầm nhìn 2020 mới

được tác giả dùng để nói về chiến lược “săn đại gia” của một cô gái tỉnh lẻ mong đổi đời đã làm tăng thêm tính giễu nhại đối với nhân vật Mộng Hường. Đó còn là lối nhại văn một cách phóng túng từ những câu thơ, lời ca, điệu hát quen thuộc. Nếu như trong âm nhạc có “đạo nhạc” thì ở đây chính là hiện tượng “đạo lời”: “Ôi than Quảng Ninh. “Mỗi khi tan ca… em cùng anh lại ghi thêm một chiến công.”… Hương bưởi thơm hai nhà cuối phố. Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm... “Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau” [27, tr.544]. Nhà văn còn công khai nhại lời hát: “Thật đúng là “Anh ở

đầu sông em cuối sông, uống chung dòng nước… chẩy về đông”, khi chú

thích rõ ràng ở cuối trang “Nhại bài hát “Anh ở đầu sông em cuối sông” của

Phan Huỳnh Điểu” [27, tr.43].

Không chỉ nhại văn, chế văn từ bài hát, trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần], không ít những bài ca dao, dân ca cũng được dùng làm chất liệu để

“nhại”. Trong tiểu thuyết này, việc nhại ca dao đã mang tới những tiếng cười và kinh nghiệm đầy khoái thú:

“Trai khôn lấy gái đặt vòng

Gái ngoan tìm chồng thắt ống dẫn tinh” [27, tr.536].

Sự xuất hiện của ngôn ngữ nhại trong tác phẩm thể hiện lối tư duy phán xét của nhà văn, sự hoài nghi các giá trị được sắp đặt trước mà con người mặc nhiên thừa nhận. Ngôn ngữ nhại đã góp phần tạo ra tiếng cười, sự liên tưởng độc đáo mà chủ đích ở sự bỡn cợt.

Yếu tố nhại thẩm thấu vào bình diện ngôn ngữ đầu tiên. Mở được mã khóa trong thế giới ngôn từ hỗn độn của Đặng Thân chính là cơ sở để tìm hiểu các bình diện tiếp theo của yếu tố nhạị

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)