Truyện ngắn, tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 34 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Truyện ngắn, tiểu thuyết

Thành công với những tác phẩm đầu tay đã khẳng định tên tuổi Đặng Thân trên văn đàn. Có thể thấy điều này qua một số tác phẩm: tập truyện ngắn Ma net (2008) ra đời với 12 truyện ngắn lối viết “phi thực”, thể hiện

“không gian đa chiều” và được ví với “cách nhìn của đại bàng” [33]. Đặc

đảo văn đàn, với cái mới và cái lạ nổi rõ, cái hay khi ẩn khi hiện. Nó làm

“thay đổi cả thế giới tư duy lẫn nhận thức” [33], “nó khơi mở định nghĩa, xác

lập cái bản chất của đời sống, bản chất của xã hội chúng ta đang sống” [33],

thậm chí còn được gọi là một “thoát giun luận” [33] cho dân tộc trong thời đại toàn cầu hóạ Có nhà phê bình khẳng định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] sẽ chỉ có những ý kiến “cực khen hoặc cực chê” [33] và cho rằng: “tiểu

thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận như vậy” [33]. Đặng Thân được

coi là “đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những gì nhiều nhà văn

hàng đầu khác đã làm” [33].

Với những đóng góp của Đặng Thân giới phê bình đã đưa ra thuật ngữ “Tiểu - thuyết - Đặng - Thân” nhằm khẳng định vai trò của anh trên văn đàn và phong cách mới trong tiểu thuyết. Và giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của Đặng Thân.

Nhận định “Đặng Thân là điển hình của văn chương Hậu- Đổi mới”

cùng bài giới thiệu trên báo Văn nghệ số 53 (31/12/2011) mang tiêu đề: Cuộc

chạy tiếp sức lịch sử (Đặng Thân nhìn từ Nguyễn Huy Thiệp) với câu

nói:“Nói từ Nguyễn Huy Thiệp đến Đặng Thân là nói từ (chủ nghĩa) hiện đại

đến hậu hiện đại” của nhà lý luận - phê bình Đỗ Lai Thúy đã khẳng định tên

tuổi của tác giả trong nền văn học Việt Nam đương đạị Hi vọng rằng rồi đây văn chương Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc với những đóng góp của những cây bút như Đặng Thân và “ngoài” Đặng Thân cho văn đàn.

CHƯƠNG 2

NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN

CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI ĐẶNG THÂN

2.1. Ngôi kể của người trần thuật

2.1.1. Cuộc đua tranh giữa người trần thuật với cái tôi tự thuật

Từ sau 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng có những biến đổi trên nhiều phương diện, nhiều thể loạị Đặng Thân đã mang đến trong văn xuôi một lối tư duy mới, một cách viết mới và đòi hỏi người đọc cũng phải tiếp nhận tác phẩm của anh với một tâm thế mớị

Tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

của Đặng Thân đã mang đến một kiểu cấu trúc lạ, một cách viết mới trên tinh thần phản biện lối viết truyền thống. Trước hết đó là những đổi mới trong việc lựa chọn người trần thuật.

Người trần thuật và ngôi kể là hai yếu tố không thể tách rờị Câu chuyện bao giờ cũng được kể bởi người trần thuật. Tập truyện ngắn Ma net là tập hợp những lát cắt của cuộc sống. Mỗi câu chuyện trong đây là một khía cạnh của đời sống, có đi học, vui chơi, đi làm, tán tỉnh, yêu đương, có sống chết và chiến tranh... Tất cả đều được nhìn nhận một cách bình thường không hề lãng mạn cũng chẳng hề được bi kịch hoá, đặc biệt ở mỗi câu chuyện trong truyện ngắn có những sự đặc sắc riêng trong lối trần thuật.

Trong nửa đầu của tập truyện ngắn Ma net, ta bắt gặp một lối viết vẫn còn mang hơi hướng của văn học hiện đại, cách kể chuyện của Đặng Thân vẫn còn mang âm hưởng, dấu ấn của truyền thống. Những truyện ở nửa đầu

tập Ma net như: Vào rừng mơ, Thùng thuốc nổ, Đã 20 mùa thu “người Hà

Nội”... Dù cách kể trong đây tuân theo trật tự tuyến tính mang tính truyền thống nhưng những câu chuyện trong đây đã có dấu hiệu cách tân mới mẻ. Ở

đó ta bắt gặp phần nào một sự đua tranh giữa người trần thuật với những cái tôi tự thuật.

Trong truyện ngắn Vào rừng mơ (Phần I Cú hých) không chỉ xuất hiện một người trần thuật mà có sự gặp gỡ của ba cái tôi trần thuật ứng với ba nhân vật: hai chàng trai và một cô gái kể về câu chuyện tình yêu của mình và họ có mối liên hệ với nhaụ Ở đây cái tôi tự thuật đã được biến hóa theo cách xưng hô của chủ thể đối với vấn đề được nói tớị Đây là lời nhân vật cô gái xưng “em”: “Anh ở đâu ra mà lạ vậỵ Em những tưởng những người như anh chỉ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở trong tiểu thuyết chứ cõi đời này thì làm gì có” [26, tr.9]. Cái tôi tự thuật ấy

của cô gái có sự biến hoá từ “tôi” sang “em” rồi lại chuyển sang “mình”:

“Còn mình thì khác quá. Cuộc đời êm ấm trong nhung lụạ Lúc nào mình cũng sống trong niềm vuị Nhà cửa đầy tiện nghị Bạn bè vui vầy cười cợt

suốt ngàỵ Giai theo cả đống” [26, tr.9-10]. Cái tôi tự thuật thứ hai – chàng

thầy giáo – người mà cô gái ấn tượng ngay khi anh bước vào lớp với cái mặt chưa nếm tình đờị Anh chàng cũng giới thiệu về bản thân với gia cảnh nghèo khó. Sự giới thiệu cũng mang nét riêng khi cái tôi tự thuật được biến thể từ “tôi” sang “ta”: “Cuộc đời sao mà vô lý vậỵ Thành phố có biết bao ngôi nhà to lớn mà sao ta lại không nhà. Kiếp trước ta ăn ở thế nào mà kiếp này cay

cực vậy” [26, tr.12]. Tiếp đó, ta lại bắt gặp thêm một cái tôi tự thuật nữa đó là

anh chàng tình đầu của cô gáị Anh ta xuất hiện với sự nhận xét không hề dễ nghe về cô gái anh đang theo đuổi: “Con dở hơi này trông xí xớn cong cớn mà khó cưa thế không biết. Mẹ mày nữa chứ, cành cao vừa vừa thôị Nhưng mà trông em ngon quá em ơị Phải đi hỏi thêm mánh của các đại ca cao thủ

mới được” [26, tr.13].

Trong truyện ngắn Vào rừng mơ, các nhân vật cũng đua nhau tự thuật về câu chuyện tình yêu của chính mình. Sự chạy đua này khiến người đọc phải căng mắt, phải chú ý đến từng chi tiết, phải bám sát câu chuyện mới có thể hiểu được đó là lời kể của nhân vật nào, cách nhìn, cách nghĩ của họ ra saọ

Trong truyện ngắn Thùng thuốc nổ, ta bắt gặp lời trần thuật của người dẫn chuyện dẫn dắt người đọc đến với biệt danh “thùng thuốc nổ”: “Trận cầu đinh đang vào hồi quyết liệt. Trận derby thủ đô nước Anh, Arsenal gặp Chelsea, nhưng lại trên đấu trường châu lục. "Thùng thuốc nổ" - "Kho thuốc

súng" của thành phố gặp "Làng nghệ sỹ" Luân Đôn” [26, tr.23] và đưa người

đọc lần lượt đi vào từng câu chuyện nhỏ: “Thùng thuốc nổ” thứ nhất, “Thùng

thuốc nổ” thứ hai, “Thùng thuốc nổ” thứ ba. Bên cạnh người trần thuật ấy lại

xuất hiện một cái tôi tự thuật – thùng thuốc nổ: “Thùng thuốc nổ" là biệt hiệu mà tất cả mọi người đã gặp đều dùng để gọi tôi như các bạn đã nghẹ Nó như chính là một học hàm cho thực lực con người tôi, như một logo cho tình yêu bóng đá của tôị Tên thật của tôi cũng đồng âm nhưng nghịch nghĩa với đội

bóng mà tôi yêu hết mình - An Sơn, Trần Nữ An Sơn” [26, tr.29-30]. Người

trần thuật và cái tôi tự thuật trong truyện ngắn đan xen nhau tạo nên tính đua tranh và làm cho người đọc khó nắm bắt vấn đề. Muốn hiểu được người trần thuật và nhân vật tự thuật đang nói điều gì người đọc buộc phải quan sát và suy ngẫm.

Truyện ngắn Đã 20 mùa thu “người Hà Nội” lại cho ta thấy sự xen cài giữa người trần thuật với những cái “tôi” tự thuật. Mở đầu truyện ngắn ta bắt gặp một người trần thuật đang giới thiệu cho người đọc về nhân vật có tên Bình khi lần đầu tiên anh này được đặt chân đến thủ đô Hà Nội: “Một ngày thu năm 1984. Bình vừa tròn 17 tuổị Bình đến với Hà Nội lần đầu tiên trong

đời trai với cái Giấy gọi đại học trong tay” [26, tr.37]. Ngay sau lời giới thiệu

ấy là lời tự thuật của chính nhân vật Bình: “Thế là tôi sắp trở thành sinh viên ở một trường ngay giữa thủ đô vì Giấy gọi đại học đã đến nhà tôi trước Giấy

gọi nhập ngũ hai ngày” [26, tr.37]. Bình thuật lại câu chuyện cuộc đời mình

từ lúc nhận giấy gọi đại học, quãng đường đến với Hà Nội, giờ phút nhập học và những ấn tượng về Hà Nội mà Bình được tận mắt chứng kiến. Đan xen với

lời tự thuật của Bình xuất hiện lời tự thuật của hai nhân vật khác là Vĩnh và Ngọc Yến. Lời trần thuật của nhân vật Vĩnh xuất hiện khi anh bị “tuột xích” và bị trả về địa phương vì kết quả học tập kém. Đoạn tự thuật của Vĩnh là từ biệt của anh đối với Hà Nội mà anh đã gắn bó trong suốt mấy năm qua: “Hãy cố mà cười! Đời buồn lắm. Chẳng lẽ thế là hết cả rồi saọ Hà Nội ơi, dù sao ta

vẫn yêu người bằng nguyên cả trái tim” [26, tr.48]. Trong đoạn tự thuật của

Ngọc Yến – cô gái gốc Hà Thành học cùng khoa với Bình, cái tôi tự thuật đã biến thể sang “ta”: “Ta phải kiểm tra trái tim hắn xem nó có "cái đó" không.

Rồi nhà ngươi sẽ biết thế nào là Ngọc Yến” [26, tr.52]. Người trần thuật cùng

những cái tôi tự thuật tiếp tục đan xen, chạy đua để nói lên những ý kiến của mình tạo nên những cái nhìn đa chiều về vấn đề đang được bàn đến.

Truyện ngắn Người thầy của em đậm chất văn chương học trò cũng xuất hiện sự đan xen của những cái tôi trần thuật. Đó là sự đan xen lời tự thuật của nhân vật Cát Tường, bà nội Cát Tường, và Điệp – bạn của cô. Cát Tường xuất hiện với cái tôi tự thuật biến thể xưng “em”. Cô kể về tuổi thơ của mình, giới thiệu về bản thân và những hồi ức tuổi học trò:

Bà em là một thi sĩ.

Em lớn lên mà không biết mình xinh đẹp.

Em ngốc nghếch quá phải không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thôi em kể chuyện tuổi thơ em nghe nhé.

Thực ra thì tuổi thơ của em cũng chẳng có chuyện gì mà kể. Em tên là Cát Tường. Em đi học từ năm lên sáụ Mà công nhận tuổi thơ thì thích thật, thảo nào ai cũng khao khát có một lần về lại những ngày xưa thân áị Những

năm tiểu học em cứ thấy mình xấu xí thế nào ấy” [26, tr.67]. Sự tự thuật của

nhân vật người bà cũng đã biến thể từ “tôi” chuyển sang “mình” và “ta”:

Con bé thật quen mà thật lạ. Hình như nó giống mình khi xưạ Cuộc sống

ngần này tuổi mà sao lúc nào cũng thấy đời như mới” [26, tr.71]. Trong lời tự thuật của Điệp – cô bạn thân của Cát Tường, ngôi trần thuật biến thể sang “mình”: “Hay là mình sắp chết? Thế là mình sắp từ giã cõi đời này thật saỏ” [26, tr.76]. Trong truyện Người thầy của em, tần suất đua tranh đã bắt đầu tăng lên với nhịp độ mạnh hơn những truyện trước. Điều này cho ta thấy sự vận động và phát triển của người trần thuật trong truyện ngắn Đặng Thân.

Sang đến Phần II Ma net, tính chất đua tranh giữa người trần thuật với những cái tối tự thuật trở nên gay gắt hơn. Truyện ngắn Đêm trắng của Nam

Việt Vương – một truyện ngắn có kết cấu truyện lồng truyện thể hiện rất rõ đặc

điểm nàỵ Người trần thuật ở đây xưng “tôi” dẫn dắt truyện và cũng trở thành một cái tôi tự thuật của truyện: “Chuyến đi kỳ vĩ đã cho tôi cơ hội viết được một cuốn nhật ký để đời, nhưng tôi nhất quyết chỉ cho nó được xuất bản sau khi tôi qua đời, vì không muốn chia sẻ những điều tuyệt vời nhất đời ấy với người

khác một khi còn sống. Dám mong không ai cho là quá vị kỷ” [26, tr.113].

Chạy đua với người trần thuật xưng tôi ở xã hội hiện đại là cái tôi tự thuật của Nam Việt Vương – một nhân vật lịch sử trong quá khứ: “Ta sinh ra với một khối mâu thuẫn lớn. Làm gì cho đời hay làm gì cho mình? Sau này ta hiểu khối mâu thuẫn ấy thực ra rất thống nhất: ta muốn làm vuạ Mà ai muốn làm vua thì cứ về với đất phương Nam nàỵ Đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là "vương"; Âu Lạc dân chưa biết ăn mặc, cũng xưng là "vương". Ta nhớ đến nao lòng những ngày xưạ Ôn văn. Luyện võ. Tứ thư, ngũ kinh. Bách gia chư tử. Thập bát ban võ nghệ. Binh pháp họ Tôn. Nhâm, cầm, độn, số. Cha ta không tiếc cả núi vàng cho ta ăn học chỉ hòng mong ta được

nên công nghiệp” [26, tr.121]. Hai câu chuyện song hành nhau, chạy đua

nhau, sự đan xen giữa hai cốt truyện, giữa hai khoảng thời gian càng làm cho cuộc đua giữa người trần thuật và cái tôi tự thuật giằng co hơn, gay gắt hơn.

Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] như một sự tổng hợp mang đến một bức tranh liên hoàn, đan xen nhiều màu sắc, một câu chuyện lớn chứa đựng nhiều câu chuyện nhỏ. Từ nhân loại, lịch sử, văn hóa, truyền thống đến những vấn đề âm nhạc, văn học, dịch thuật, ngôn ngữ, thời sự trong và ngoài nước, tất cả được tái hiện trọn vẹn và sinh động qua người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.

Cũng giống như những truyện trong tập Ma net, tiểu thuyết này không chỉ có một người kể chuyện, mỗi nhân vật trong truyện đều trở thành người kể chuyện với vai trò đồng đẳng. Và cuộc đua tranh của những người kể chuyện với cái tôi tự thuật bắt đầu ngay từ trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết.

Bước vào phần KHAI của cuốn tiểu thuyết, người sẽ cảm thấy mơ hồ, chưa hiểu điều gì đang xảy ra vì sự xuất hiện của các nhân vật với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất tự giới thiệu về bản thân. Với phông chữ riêng biệt, với cỡ chữ khác nhau, các nhân vật đã tự xưng danh và khẳng định vị trí của mình cuốn tiểu thuyết nàỵ Người đầu tiên là Schditt – một trí thức, doanh nhân người Đức: “Xin hãy nhớ, tôi là Schditt các bạn nhé. Tôi yêu các bạn! Cầu xin các bạn hãy nhớ cho đây là chỗ để phát biểu của tôi: font chữ Times New

Roman cỡ 12.5, cách lề trái ½ inch.” [27, tr.11]. Tiếp sau đó là phần tự xưng

của Mộng Hường – một cô gái quê gốc Tiên Lãng, Hải Phòng:“9,25! Còn iem là Mộng Hường nhé. Cái đoạn fông chữ Tham-liu-dôman kiểu Titalic cách lề

lửa inh lày là lời của iem đấy nhá, nhá keke” [27, tr.11]. Cuối cùng là nhân

vật Ông Bà/A Bồng hùng hồn tuyên bố: “Ta là Ông Bà, hay có người gọi ta

là A Bồng. Cái góc này là của tạ Không nhiệm vụ miễn vào!” [27, tr.11].

Một câu hỏi mà bất kì ai khi đọc tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn

trần] cũng phải đặt ra chính là: ai là người trần thuật trong tiểu thuyết nàỷ

Tác giả đã tung hỏa mù gây rối trí người đọc và kích thích họ đi tìm lời giải cho câu hỏi đó. Sau phần tự xưng danh của các nhân vật trên, một cái “tôi”

nữa xuất hiện - nhân vật nhà văn Đặng Thân được nhận diện bởi dòng thông báo trong phần LỜI BÀN [PHÍM…] CỦA CÁC NETIZEN: “Kính thưa quý vị! Vậy là từ Chương 1 đã có thêm nhân vật thứ tư là Đặng Thân “nhà văn”,

phát ngôn ở font chữ Tahoma” [27, tr.29]. Lựa chọn nhiều vai kể được đặt

ngay trong hai chương mở đầu, tác giả đã dựng lên một cuộc gặp mặt theo kiểu “lễ ra mắt” cho các nhân vật của mình và đứng lên tuyên bố: “Thưa quý vị thân mến, tôi sẽ làm đạo diễn cho cái gọi là “thiên tiểu thuyết” nàỵ Tôi sẽ đóng vai người kể chuyện, và cả một số vai trò khác nữa khi cần thiết – như

một nghệ sĩ chân chính…” [27, tr.25]. Phải đến đây người đọc mới nhận ra

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 34 - 106)