7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Trao điểm nhìn cho nhân vật
Trong văn học truyền thống, chủ yếu các tác phẩm văn học được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định, đó là cái nhìn “biết trước”. Đến văn học hiện đại, ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục đã trở thành một thủ pháp có tính phổ biến.
Trong tập truyện ngắn Ma net, Đặng Thân đã bước đầu nhen nhóm sự giải phóng điểm nhìn cho các nhân vật bằng cách nhà văn trao điểm nhìn cho chính nhân vật của mình làm tăng tính đối thoại cho truyện. Và cũng chính điểm nhìn xuất phát từ những nhân vật tham gia trong truyện mà người đọc có cảm giác tin tưởng hơn vào tính chân thực của truyện.
Trong Vào rừng mơ, điểm nhìn là nhân vật cô gái - một tiểu thư sống trong nhung lụa êm ấm. Cô có một ấn tượng ban đầu về anh chàng thầy giáo ở lớp dạy thêm tiếng anh: “Hôm đầu tiên anh vào lớp đã thấy kỳ dị rồị Mặt mũi hốc hác mà mắt sáng long lanh. Đít quần còn hằn hai miếng ticket mà vẫn thật gọn gàng. Và nhất là cái giọng nóị ấm, vang, đắm đuốị Cái mặt này chắc là chưa bao giờ được hưởng mật ngọt của tình yêụ Chưa được ai chăm
sóc bao giờ” [26, tr.9]. Với điểm nhìn của cô gái trong truyện ta có thể phần
nào thấy được nét tính cách của cô, cô đánh giá người khác thông qua cái nhìn bề ngoài và cảm nhận về người đó bằng ấn tượng đầu tiên theo kiểu “nhìn mặt bắt hình dong”.
Anh chàng thầy giáo với cái nhìn của anh chàng sinh viên nghèo ra trường chịu cảnh thất nghiệp - một người không được số phận ưu ái: “Giời hãy cho con một chỗ trú chân, dù chỉ là gác xép hay gầm cầu thang. Nếu không giời sẽ phải ân hận vì đã đầy đọa một đứa con ưu tú của dân tộc. Lang thang. Lang thang. Ôi quê hương tiếng hát nơi nàọ Học xong ra trường không việc làm. Mãi mới được mấy thầy tốt bụng alô đi dạy ngoại ngữ buổi tối ở vài trung tâm. Dân mình sao học cái món này lại trì trệ thế nhỉ. Mệt rã.
Khan cổ. Rát ngực” [26, tr.12-13].
Trong truyện, nhà văn còn trao điểm nhìn cho nhân vật chàng trai – mối tình đầu của cô gáị Đó là một chàng thanh niên đầy vẻ ăn chơi với thứ ngôn ngữ thông tục. Anh ta nhìn nhận về người mình theo đuổi với một cái nhìn không mấy tôn trọng: “Con chó này làm bố mày phát điên lên mất” [26, tr.14].
Trong Người thầy của em, Đặng Thân đã trao điểm nhìn cho các nhân vật Cát Tường, Điệp và bà nội của Cát Tường. Điểm nhìn của Cát Tường xuất phát từ bản chất ngây thơ của một cô học trò, mang tính chất hồn nhiên trong sáng: “Thời còn bé thì thích nhất là giờ ra chơị Và những tối sinh hoạt lớp hay sinh hoạt độị Chơi thì bao giờ chả thấy thích. Nhưng lúc nào được chơi chung những trò có cả con trai con gái cùng chơi là thích nhất. Nào là nhẩy dây tập thể. Rồi trốn tìm. Năm mười mười lăm hai mươị.. ba mươị.. mở mắt đi tìm. Rồi túm lấy nhaụ Thích nhất là túm nhaụ Nhất là lúc được thằng con trai nào đó túm được. Thế là cấu chí vùng vẫỵ Thích thật. Nhiều lúc cái mặt
mải chơi của em vẫn còn đầy ăm ắp khí thiên nhiên khi vào lớp” [26, tr.68].
Điểm nhìn xuất phát từ nhân vật Điệp ở thời trung học không còn chút ngây ngô của cô học trò nhỏ, mà xuất phát từ một nữ sinh đã biết giao du, biết chơi bời: “Tôi thì ghét đi học và chỉ thích tới các quán bar. Chỉ ở đó tôi mới thấy là mình đang sống. Nhịp sống sôi động của thời đại, của một thời được làm con gáị 15 tuổi tôi đã yêụ 16 tuổi tôi đã phải đến thắp hương ở cây đa
Nhà Bò. Nước mình cớ làm sao cây đa nào cũng thiêng? Chứng tỏ cái quá khứ và truyền thống nó nặng nề lắm. Thế mà tôi vượt qua cứ như không. Phải
chăng kiếp trước tôi là bướm, thoắt hoa thoắt hóa” [26, tr.78].
Còn cái nhìn của bà nội Cát Tường là cái nhìn của một người bà đúng nghĩa, dõi theo từng bước trưởng thành của cô cháu gái: “Con bé càng ngày càng lớn. Mừng là nó vẫn giữ được cái bản lai hồn nhiên trước những bặm trợn của đời sống. Mừng là được như vậỵ Ta biết nó rất thông minh nhưng chưa có ai phát hiện ra điều đó, như thế càng tốt. Vì càng thông minh lộ liễu
sớm người ta càng dễ sa đọa mà thôi” [26, tr.71].
Trong truyện Đêm trắng của Nam Việt Vương, điểm nhìn xuất của một con người đứng đầu nhà nước phong kiến mang quan điểm chính trị, thể hiện khát vọng muốn làm chủ, và những nỗi lo âu về tình hình đất nước: “Ta sinh ra với một khối mâu thuẫn lớn. Làm gì cho đời hay làm gì cho mình? Sau này ta hiểu khối mâu thuẫn ấy thực ra rất thống nhất: ta muốn làm vuạ Mà ai muốn làm vua thì cứ về với đất phương Nam nàỵ Đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn
nghìn người, cũng xưng hiệu là "vương"” [26, tr.121].
Đó còn là điểm nhìn của nhân vật Mã Lì Liên trong truyện ngắn Yêu, một cô gái nửa Tây nửa Tàu, với cái nhìn và lối sống “thoáng”. Trong đầu óc cô lúc nào cũng hiện lên ý nghĩ loạn luân với anh trai: “Tôi mê cái mặt lạnh lùng và cái lưng gù của anh, cũng như tôi đã từng mê thằng gù trong Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Harrạ Tôi tin những bộ mặt lạnh lùng cũng sẽ không thèm biết khái niệm loạn luân là gì. Tôi bảo có con bạn cho em mượn cuộn băng hay lắm (tôi thích xem filmchưởng mềm từ khi 13 tuổi). Không phải loại Tây, Tầu, Mỹ, Nhật nhan nhản đâu mà là Ái Vân, Duy Phương. Hàng đời đầu của ngành điện ảnh chăn nuôi nước nhà. Anh đồng ý xem cùng [hàng độc thế ai mà dám từ chối]. Trình độ quay của dân mình có thể nói là quá kém, thế mà xem film của quân ta quả là “xúc động” [cảm giác động đậy khi tiếp xúc] hơn
Đến với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], Đặng Thân đã thành công trong cuộc cách mạng “giải phóng” cho điểm nhìn nhân vật. Với tinh thần gia tăng tính đối thoại, tác giả đã tin cậy trao cho nhân vật quyền phát ngôn, đồng thời trao cho họ “đôi mắt” để khám phá thế giớị Dù sự xuất hiện của mỗi nhân vật có thật có hư, lúc đậm lúc nhạt nhưng xuất phát từ những điểm nhìn mà mỗi nhân vật soi chiếu sự vật và đánh giá vấn đề, họ đã mang tới cho tiểu thuyết một bức tranh đa diện về đời sống.
Mộng Hường với điểm nhìn của một cô sinh viên tỉnh lẻ, có khát vọng thoát li số phận và đổi đời bằng mọi giá. Mộng Hường gia nhập vào cuộc sống thị thành và thả mình trong các cuộc vui thể xác với các “đại gia”. Giờ đây ở cô không còn cái vẻ ngoài ngây thơ của cô sinh viên trường sư phạm, mà là một Mộng Hường “ăn sung mặc sướng trong cảnh trống kèn toe
toét…” [27, tr.239]. Sự thay đổi bề ngoài kéo theo sự thay đổi bên trong con
người cô. Điểm nhìn của cô hoàn toàn bị chi phối bởi nhu cầu thể xác. Trong tâm hồn Mộng Hường đầy rẫy những ham muốn nhục thể. Hường tiếc nuối khi tình cảm đương nồng thì bị gián đoạn: “Giời ạ… Từ ngày giao cấu với Sơn iem thấy đời thư thái như tâm hồn đang vượt đỉnh non caọ Cứ thế mà
phát huy em đã làm nên một trận long trờị” [27, tr.154]. Sự tha hóa trong
nhân cách của Mộng Hường dường như không có điểm dừng, hình ảnh bát canh hài nhi thật đáng sợ: “Đến Trung Quốc không bao giờ Hường quên ăn món bánh bao hay canh hài nhị Được cái nữa là Dương Đại Nghiệp cũng
khỏe như A Phủ của Tô Hoài” [27, tr.306]. Đặc biệt, trước cái tin vua gạch
Nguyên “sân” – “cọng rơm cứu sinh” của Mộng Hường đã chết, cô chỉ có thể than rằng: “Ối anh Nguyên “sân” là anh Nguyên “sân” ơi… Anh và iem đang tha thiết là thế cơ mà. Nhớ ngày nào anh cùng iem ân ái mặn nồng,
những lúc anh tồng ngồng là iem lại tức cười không chịu nổi” [27, tr. 362].
Trong những lúc đường cùng nhất thì điều mà Mộng Hường nuối tiếc vẫn chỉ là những giây phút thăng hoa, ân ái mặn nồng.
Với điểm nhìn Mộng Hường, một phần của thế giới bên trong con người được mở ra, đó chính là nhu cầu thể xác. Những chi tiết về cuộc sống tình trường của Hường đã cho bạn đọc hình dung về một con người đời thường với lối sống bản năng đầy tính dục.
Khác với Mộng Hường, Schditt là hình ảnh của con người lí trí. Schditt là một trí thức, doanh nhân người Đức, có một tiểu sử, phả hệ khá đồ sộ. Anh là người luôn trăn trở, suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai, về nơi mà mình gắn bó. Với điểm nhìn đặt vào một nhân vật ngoại quốc, 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] đã mở rộng theo không gian, thời gian và những vấn đề trong
xã hội cũng được nhân vật này nhìn nhận một cách chân thực. Ngay từ phần giới thiệu bản thân, anh đã thẳng thắn bộc lộ cái nhìn về ngôn ngữ Việt: “À mà tôi không biết phải nói là “cám” hay “cảm”… Tiếng Việt “hơi bị” rắc
rốị Cám ơn, cám ơn. Xin cảm ơn!” [27, tr.11].
Với điểm nhìn đặt vào nhân vật trí thức, một phần còn lại của con người đã được Schditt mở ra, đó là nhu cầu tinh thần với những tình cảm chân thành dành cho đời sống. Cùng với đó, mảng hiện thực xã hội được soi chiếu khách quan hơn trước con mắt của vị khách người ngoại quốc nàỵ Điểm nhìn của Schditt và Mộng Hường là hai đối cực, sự đối đầu của phần hồn và phần xác trong một con ngườị Việc đặt điểm nhìn vào những nhân vật có tính cách trái ngược là sáng tạo độc đáo giúp nhà văn đưa tới cái nhìn đa chiều về một hiện tượng.
Ông Bà/A Bồng – nhân vật hiện lên “hư hư thực thực”, tác giả không hề cung cấp một thông tin nào về nhân vật, tất cả chỉ vỏn vẹn trong mấy dòng ngắn :“Ta là Ông Bà, hay có người gọi ta là A Bồng. Cái góc này là của tạ
Không nhiệm vụ miễn vào!” [27, tr.11] và lời chú thích thêm ở cuối
chương: “Ông Bà/A Bồng: phát ngôn ở chỗ fond chữ Palatino Linotype in
Bồng, thì chúng ta không thể biết được nhân vật này tồn tại hay không. Nhân vật A Bồng là đại điện cho một thế giới “ảo”, chỉ tồn tại qua những ý niệm, những phát ngôn, chứa đựng cái nhìn của kẻ nắm trong tay mọi chân lí, mọi cách lí giảị A Bồng không ngần ngại giễu cái dơ của cộng đồng: “Các ngươi làm cái gì cũng thích trăm phần trăm là cớ vì saỏ Chẳng qua là cái bệnh
bầy đàn. Thấy người bên cạnh dơ tay chẳng nhẽ mình không dơ” [27, tr.9].
Không chỉ có thế, những hình ảnh mang tính chất linh thiêng giờ cũng được A Bồng “giải thiêng” đầy táo bạo: “Vớ vẩn tất! Chùa chỉ có tượng thôi chứ làm
gì có Phật” [27, tr.48]. Không có hình hài, xuất thân rõ ràng đã khiến cho
Ông Bà/A Bồng trở thành nhân vật độc đáo, hiện đại nhưng giống môtip nhân vật thông thái kiểu bụt hay thần trong truyện cổ tích. Đặt điểm nhìn vào một nhân vật có tính siêu nhiên, tác giả muốn mở ra một thế giới hư ảo vốn tồn tại song hành cùng thực tạị Với điểm nhìn của A Bồng, người đọc nhận ra nhiều sự thật mà trước đó người ta không dám thừa nhận.
Như vậy với điểm nhìn của ba nhân vật: Mộng Hường, Schditt và A Bồng, hiện thực cuộc sống được mở ra đầy đủ ở mọi chiều kích. Từ cái nhìn của một cô gái bản năng, sống cho dục vọng thể xác, đến điểm nhìn của con người văn hóa, sống lí trí như Schditt cộng với cách nghĩ, tầm nhìn siêu thực của nhân vật Ông Bà/A Bồng.
Có một điều rất hấp dẫn là trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], tác giả đã trao điểm nhìn cho một dạng nhân vật đặc biệt, đó là nhân vật – nửa người đọc. Điều này chưa từng xuất hiện trong văn học truyền thống.Trong văn học truyền thống, người đọc vốn là những con người chưa xác định, có ảnh hưởng nhưng không tác động trực tiếp đến câu chuyện của nhà văn. Với 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần], cuộc đối thoại giữa những người đọc hay giữa nhà
văn với người đọc trong phần LỜI BÀN [PHÍM…] CỦA CÁC NETIZEN chính là sự phá vỡ kết cấu đại tự sự trong văn học truyền thống. Các Netizen
(cư dân mạng) thoải mái, tự do bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình, đó có thể là sự ủng hộ hay phản bác, cũng có thể là sự đóng góp ý kiến cá nhân.
“ TÕM:
Bác ợ! Đọc tiểu thuyết của bác thì em thích nhưng có vẻ thách đố bạn đọc thông thường. Bác quẳng người ta sợi dây để còn bám mà đi trong đêm tối mịt chứ. Từng mẩu nhỏ thì mẩu nào cũng đọc sướng cái xúc tu
cả! Hị hị” [27, tr.91].
“ TranAnh painter:
Văn của bác đọc có vần có điệu như thơ, còn thơ phụ âm thì dường như chanschar thèm thơ thơ thẩn thẩn thế mà thấy vẫn tơ lắm bác. Hihi
Khanh Phương:
He, ông bác cẩn thận kẻo lại rơi vào một giọng thì phí cả công Hậu – hại
điện. Cảm ơn ông bác bày nhiều trò cho bà con được vui!” [27, tr.104].
LỜI BÀN [PHÍM…] CỦA CÁC NETIZEN đã trở thành một thế giới điểm nhìn phong phú. Tuy họ chỉ tồn tại ẩn mình đằng sau những nickname những bản thân họ là một chủ thể độc lập có lập trường, quan điểm. Vị thế của người đọc được nâng cao, họ theo dõi và sát cánh cùng nhà văn trong quá trình sáng tạọ Trao điểm nhìn cho nhân vật – nửa người đọc là một bước đi mới đầy táo bạo, làm cho quá trình tiếp nhận của bạn đọc mang tính dân chủ. Trong văn xuôi Đặng Thân, dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết, mỗi nhân vật kể chuyện đều tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáọ Chính sự đa dạng về tính chất xã hội – thẩm mĩ, về quan điểm đạo đức, lối sống, cá tính của nhân vật khiến cho hiện thực đời sống được thể hiện phong phú hơn, nhiều chiều hơn. Trao điểm nhìn cho nhân vật đồng nghĩa với việc nhà văn đã trao cho họ “chìa khóa” để họ tự khám phá những điều bí ẩn đằng sau “cánh cửa” cuộc sống.
2.2.2. Điểm nhìn đa dạng, thay đổi linh hoạt
Trong văn học hiện đại, vấn đề điểm nhìn đã được các nhà văn không ngừng đổi mới, sáng tạọ Sự gia tăng và dịch chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết được xem là cách tân quan trọng. Các nhà văn đã và đang tìm cách vượt ra khỏi lối viết truyền thống để thâu tóm, lĩnh hội được diện mạo đa chiều của cuộc sống.
Dịch chuyển điểm nhìn là trạng thái điểm nhìn không cố định mà liên tục có sự thay đổị Sự dịch chuyển này thường diễn ra theo cơ chế như: dịch chuyển điểm nhìn từ người kể sang nhân vật; dịch chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật khác nhau trong tác phẩm; dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian…
Tập truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được tạo nên từ hệ thống đa dạng các điểm nhìn và phối hợp linh động nhiều cơ chế dịch chuyển điểm nhìn, đưa tới một bản đàn đa thanh với tiết tấu không ngừng thay đổị Trong luận văn, chúng tôi sẽ đi sâu khai thác những cơ chế dịch chuyển điểm nhìn mang lại hiệu quả nghệ thuật nổi bật.
2.2.2.1. Sự luân chuyển điểm nhìn từ người trần thuật sang nhân vật, giữa các nhân vật trong tác phẩm
Sự luân chuyển điểm nhìn từ người trần thuật sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật kia tạo cơ hội cho mỗi nhân vật có thể bộc lộ quan điểm, thái độ của mình. Đặc biệt, khi đưa nhân vật vào thế giới văn học và trao cho nhân vật quyền phát ngôn, ít nhiều nhà văn đã trao cho họ một đời