Ngôn ngữ mạng

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 68 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Ngôn ngữ mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động đến ngôn ngữ và để lại dấu ấn khá rõ ở ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ mạng gắn liền với sự phát triển của thời đại máy tính, mạng internet, nó đang xa rời những yếu tố làm nên văn học truyền thống.

Tập truyện ngắn Ma net được bổ sung thêm ngôn ngữ mạng, góp phần hoàn chỉnh bức tranh đầy sắc màu của tiếng Việt. Những cụm từ đặc trưng

cho ngôn ngữ mạng đã được Đặng Thân đưa vào trong truyện ngắn của mình:

cứu net, chat, www.cuunet.com, Dẹp_chai_nai_Phap, Crazy_Vietkieu,

Trang_Xuong, hihi, kẹckẹc, thien_than_bong_dem, trinh_nu_7tinh,

yeu_anh_dem_nay, em_dang_co_don...

Việc chèn thêm những phần phụ ngoài văn bản là một sự cách tân đặc biệt đặc biệt của Đặng Thân trong cách thiết tạo bố cục truyện. Có thể nói Đặng Thân đã biến truyện ngắn thành một mảnh đất không hề bằng phẳng như văn xuôi truyền thống mà lỗ mỗ, khấp khểnh. Có lúc nhà văn xen kẽ vào mạch văn bản các mẩu chat trên mạng, cắt dán y nguyên ngôn ngữ mạng:

“<blowjob> Hi Marilyn, rất hân hạnh được gặp lại!

<never_bin_kissed> Hi Bob, cũng rất hân hạnh!

<blowjob> Em ơi, anh thật là bất hạnh khi lần trước quên không hỏi

địa chỉ email của em. Chỉ vì sau đó có rất nhiều điều anh muốn viết cho em em à.

<never_bin_kissed> Anh ơị.. không biết như thế là bất hạnh hay lại là

may mắn cho anh nữa, vì có nhiều người đã thấy đau thương khi gặp em rồi đấỵ Còn như anh muốn mail cho em thì cứ gửi

tới marilyn.sao@wholemail.net anh à…” [26, tr.166].

“Crazy_Vietkieu> b/g?

Trang_Xuong> Chắc là g.

Crazy_Vietkieu> Sao lại chắc? Xăng pha nhớt à? Trang_Xuong> Thế thì g.

Crazy_Vietkieu> Kẹt lâu chưả Kẹt bao nhiêủ

Trang_Xuong> Kẹt khoảng mấy triệu thuị Không phải ko có tiền

nhưng E ko có tiền polymer. Mà ở đây ko có chỗ đổi tiền.

Crazy_Vietkieu> Điên à? Điên hơn cả Crazy_Vietkieu rùị Trang_Xuong> Thiệt mờ…” [26, tr.179].

Bên cạnh đó, Đặng Thân còn chế tác một bài thơ kèm trong truyện Yêu

với thứ ngôn ngữ mạng đổi dấu, đổi chữ bằng những kí hiệu nguệch ngoạc, phải cố gắng lắm ta mới có thể nhận ra mặt chữ:

“Khu/c Độc Hành FAST FOOD

Em à, anh vu’`a ăn thịt gà ! Rau ra/u mâ/y ca/i xu’o’ng ro’i ra;

Đùi gà đẹp nhu’ chân ngu’o’i mẫu Đâu đo/i mà anh cu’/ nghiê/n ngâ/ụ Em o’i, anh thi/ch ca/i phao câu !

So’` khă/p hàng họ chẳng thâ/y đâu; Gặm lu’o’`n cho’.t thâ/y mình mê mẩn, Că/n so’.i gân đau đa/u a/i ân.

Em biê/t “chi mô”… lòng râ/t ngu’a,

Buồn “răng” anh uô/ng ly nu’o’/c “du’/a”; Nho’/ ai… ai biê/t… ai nho’/ ai ?

Ai nồng, ai cha/y…â/y ai dai” [26, tr.165].

Ra đời sau Ma net, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] cũng nằm trong quỹ đạo chung của thời đại công nghệ thông tin. Đến với văn bản này, người đọc cần phải có ít nhiều sự trải nghiệm trong “thế giới ảo”, mạng internet thì mới có thể chiếm lĩnh được văn bản bởi sự lên ngôi của ngôn ngữ mạng trong đó.

Ngôn ngữ mạng trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] rất phong phú. Điều này được thể hiện ở những đường dẫn (link), những bình luận (comment), trích dẫn những bài phỏng vấn. Chính thứ ngôn ngữ mạng đã tạo cho người đọc cảm giác như đang đọc “online” (trực tuyến) chứ không phải là

đang đọc cuốn sách in trên giấỵ Đường link trả lời phỏng vấn của nhà văn Đặng Thân với báo Văn nghệ Trẻ là một trong những minh chứng tiêu biểu:

“http://vietvan.vn/vi/bvct/id446/Dang-Than--Hau-hien-dai---Can-no-thi-no-

den/” [27, tr 495].

Các đường “link web” là một trong các loại kí tự truyền thông đa phương tiện, đây là một hình thức đặc thù của ngôn ngữ mạng mà chúng ta không thể tái tạo được bằng ngôn ngữ truyền thống. Trên trang giấy in, một đường link chỉ là những con chữ, những kí hiệu bình thường, nhưng trên màn hình máy tính đó là chuỗi kí tự mở ra một thế giới khác - thế giới ảọ Đó là những đường dẫn để con người có thể khám phá những thông tin, truy tìm những tài liệu…

Ngôn ngữ mạng trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] còn là những dòng tin nhắn (sms), “nick chat”, “nick blog”, những văn bản “email”. Nhà văn đã tạo ra loại văn bản email nhằm xác lập mối giao tiếp thông qua mạng giữa các nhân vật:

“From: Judah-Schditt… To: Mong Huong… Subject: ….

Date: Sun, 25 May 10:40:35 – 0700 (PDT)” [27, tr.584].

Những biểu tượng và kí tự mạng cũng làm phong phú thêm diện mạo ngôn ngữ mạng. Các biểu tượng khuôn mặt bộc lộ những trạng thái cảm xúc khác nhau : J, :), :)), ;-)), :D, ^-^, ^^… mở ra một không gian trò chuyện online sinh động.

Ngôn ngữ thời @ cũng được tác giả tận dụng, khai thác hiệu quả. Thứ ngôn ngữ này tạo nên tính đa tạp trong mỗi chương của tiểu thuyết. Ngôn ngữ @, ngôn ngữ teen hay còn gọi là “chat ngữ” bắt nguồn từ những tin nhắn, những mẩu đối thoại với mục đích tiết kiệm kí tự như một thể tốc kí. Những

ai chưa bắt kịp với ngôn ngữ của thế hệ này sẽ phải rất vất vả phân tích từng kí tự để hiểu được nhân vật đang nói điều gì.

Trước tiên phải kể đến ngôn ngữ không dấu: “MSM, em cam on A nhiu! E dang nho nguoi dich cai bai cam tuong cua A ra tieng Viet vi em thay

cung kho ma hieu cho het ngĩa dc A ạ!” [27, tr.601].

Cùng với việc sử dụng những ngôn ngữ không dấu, Đặng Thân còn viện tới sự hỗ trợ đắc lực của tiếng lóng do giới trẻ tạo rạ Một trong những phương thức sử dụng tiếng lóng hiện nay là việc dùng các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ… để nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý đối với sự việc được nói tớị Ta có thể bắt gặp những khái niệm: “giờ cao su”, “chim cú”, “chuối”… Nhiều câu nói, cách nói được hình thành từ một công thức và trở thành dạng thức ngôn ngữ giống như thành ngữ, có khả năng diễn đạt cảm xúc ở nhiều trạng thái khác nhau, có thể là vui buồn hay mỉa mai, giễu cợt. Trong khi trần thuật, tác giả đã kết hợp sử dụng những câu văn có vần điệu để tăng khả năng miêu tả và gây ấn tượng mạnh:“Ông Bà/A Bồng đến Quán GIÓ chậm 55 phút. Có thể nói đây là một đại diện lớn của nền “văn minh cao su”

cỡ “cao thủ đầu có mủ” [27, tr.23]. Ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết rất

nhiều những câu văn “tự chế” dùng để liên hệ tới một vấn đề nào đó, điển hình như: “nhầm nhọt sang trồng trọt”, “ngây ngây như Tây giẫm phải cứt”,

“đẹp giai lai Pháp”, “ăn chơi xả láng sáng về sớm”, “hiếm có khó tìm”, “bất

hủ trên nóc tủ”… Đây là những lối nói, lố ví von mới của thời đạị

Đọc 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], còn thấy xuất hiện thứ ngôn ngữ

biến âm, sai chính tả, pha giọng địa phương đang được giới trẻ sử dụng phổ biến như một cách để khẳng định mình. Ở đậy sự quy chuẩn về ngôn ngữ đã bị xóa bỏ, chỉ còn sự quy ước, mặc định về chữ cáị Có thể kiểm chứng điều này qua một câu nói của Mộng Hường: “Iem có mún ló thần thánh hóa iem đâu zì khi iem iu ló iem cũng rất kần cái mãnh thú của ló thía mừ ló chỉ được

cái mãnh thú với ai ai chứ iem cần ló mãnh thú với iem thì nó lại ko mãnh

thú…” [27, tr.93]. Đó còn là cách nói ngược, nói lái đầy hài hước: “Ui jời iem

Mộng hường đây chả hiểu gì iem đếk kần hỉu mà hỉu để làm jì iem đến thăm

Thích chân thâm (sorry, Tâm Chân) đây” [27, tr.103]. Không dừng lại ở đó,

nhà văn còn đưa vào tác phẩm của mình những mật mã @, kiểu như: “Kâ’p độ Dễ đọk (cấp độ dễ đọc); K4^p’ +)0^. k0^’ g4(nG’ +hì +)0.k -

!)ư0+k (cấp độ cố gắng thì đọc được)…” [27, tr.632].

Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], còn xuất hiện kiểu ngôn ngữ pha tạp kết hợp “bất quy tắc” các ngôn ngữ trên thế giới, ở đó ngôn ngữ Ta – Tàu – Tây được liên kết lại với nhau theo cái “lý” riêng: “Cho đến khi chàng đạo diễn cặp với một chị già có tiền thì “sugar you you go, sugar me me go” (đường anh anh đi, đường tôi tôi đi), hay Việt – Anh phối kết hợp: “sugar ai nấy go” (đường ai nấy đi) [27, tr.227]. Có những dạng ngôn ngữ phiên âm dễ hiểu, dễ đọc: Cách phiên âm Anh – Việt: “Ấu kề, ơ phlái lai

phò mì, plì.” [27, tr.266], “Thanh kiu Vinamiụ Thanh kiu pho jo biu” [27,

tr.66]; phiên âm Trung – Việt: “Hẩu hớn Lon Son Pạt. Hẩu hớn Yí Nàm.

Công phu sư phọ” [27, tr.268].

Nếu như Ma net sự khởi nguồn cho ngôn ngữ mạng thì đến 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần], ngôn ngữ mạng đã thật sự lên ngôị Giống như một

màn hình máy tính được mở ra, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] chứa đựng trong đó tất cả sự da dạng của thứ ngôn ngữ đặc biệt. Chỉ những người cùng ở trong không gian ấy mới hiểu được nhaụ Đưa vào tác phẩm những thứ ngôn ngữ lệch chuẩn, phi chính thống để sáng tạo là một bước đi táo bạo của Đặng Thân. Chính sự biến âm, quy ước và tái tạo nghĩa mới cho ngôn ngữ do một bộ phận giới trẻ quy định khiến cho việc tiếp cận và giải mã tác phẩm không còn là điều đơn giản.

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)