Ngôn ngữ thông tục, suồng sã

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã

Trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ, tư duy tiểu thuyết cho phép những chất liệu đời thường ùa vào văn học. Không còn những thứ ngôn ngữ kiểu cách, lễ nghi mà thay vào đó, ngôn ngữ thông tục, suồng sã được hiện diện với đầy đủ góc cạnh, được ý thức bằng tư thế dân chủ, bình đẳng giữa người với ngườị

Trong văn xuôi đương đại, trước đó, ta bắt gặp thứ ngôn ngữ thông tục, khẩu ngữ. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một thí dụ điển hình. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng nhiều những câu nói câu hát giân gian khiến ngôn ngữ trần thuật mang hơi thở của tự nhiên. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng lớp ngôn từ thô nhám, không gọt giũa, ngôn ngữ tục xuất hiện với tần suất dàỵ Ngôn ngữ thông tục, suồng sã ấy cũng xuất hiện dày đặc trong văn xuôi Đặng Thân.

Trong Ma net, Đặng Thân bổ sung những đoạn thoại thông tục không hề liên quan đến tình tiết truyện, giữa những người có mặt trong lúc tác giả viết truyện, nghe tác giả thuật truyện, tạo thành một trục phản giá trị, bình phẩm truyện:

“Lại mõm chó (MC): (chề môi) Thưa các bác em còn thấy cả giọng “Người tốt việc tốt” báo Nhân dân, rồi Mực tím, Hoa học trò, “Tác phẩm tuổi xanh”,Tuổi trẻ cườị.. Thế mới “hồi xuân”!

Chân Hợi (Ca ve 4): Ôki các anh, các anh vẫn còn đang xuân chứ đâu

đã làm gì mà hồị

Lại MC: Các em có biết là đời người ta bây giờ có khái niệm mới là

quy về “tứ hồi” không?

Lộng Dậu (Ca ve 5): (đeo kính, vẻ sinh viên trí thức) Tức nà như cái

nhà bốn hồi hay nà một vở kịch bốn hồi ạ?...” [26, tr.219-220].

Lại MC: Nhưng tôi vẫn thấy là cái kiểu truyện này khó có thể ắp – đết

tới độc giả được. Khó cập nhật lắm, ý tôi là khó tiếp cận với người đọc lắm. Tôi chỉ thấy “Mộc Dục Luận” của anh Thân là không gì sánh được.

Mỹ Mùi: Khó tiếp cận hả anh? Tại anh chưa biết cách tân trang mông

má, chìu chuộng, ngúng nguẩy “ba chớp hai ngước” đấy thôị Phải học tập bọn em đây này, sẽ tiếp cận được cả thế giới luôn.

Minh ĐL: Em này haỵ Ai chả biết võ của các em 8x 9y là nhất quả đất

rồị Anh cũng đang muốn tiếp cận cả thế giới đây, hôm nào dậy cho

anh miếng đi…” [26, tr.232].

Những từ ngữ thông tục cũng được phát ngôn từ chính nhân vật trong truyện: “con dở hơi này trông xí xớn cong cớn mà khó cưa thế không biết”

[26, tr.13],“con chó này làm bố mày phát điên lên mất” [26, tr.14], “đếch

quan tâm” [26, tr.27].

Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], độc giả nghẹn ứ vì bởi sự xuất hiện dày đặc của những câu chửi thề, nói tục và sự dung nạp tràn lan các thành phần khẩu ngữ. Trong thời đại ngày nay, chúng giống như sự phá vỡ các chuẩn mực đã định hình của giao tiếp ngôn ngữ.

Ngôn ngữ đường phố xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết: “Con này nó “chăn giai” cực kỳ tanh tưởi, điện thoại của em nó lúc nào cũng nóng rực lên

như lò than tổ ong” [27, tr.20]. Đọc 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], thấy

xuất hiện nhiều câu văn miêu tả rất trần trụi, kiểu như: “nhìn cái vẻ đĩ đượi

của Hường thì em cũng chịu không nổi” [27, tr.534]. Sự miêu tả trần trụi ấy

giống như một phương thức để lột tả bản chất nhân vật.

Trong tiểu thuyết, những vấn đề liên quan đến thân thể, giới tính, tình dục đã bị dung tục hóạ Đôi khi được miêu tả khá tục tĩu: “Khi nào “ngứa” lên thì hoặc là “bóc bánh giả tiền” hoặc tới bến thì “tình cho không biếu

xuất hiện trở đi trở lại với tần xuất chóng mặt như một ám ảnh: “Bản năng của những ngày “chinh chiến” lại nổi lên ông lôi xềnh xệch bà vào bụi cây mà hiếp (…)Thấy bà như chẳng nghe lời đường mật nào của mình, phẫn uất,

ông lại đè bà ra mà hiếp...” [27, tr.151]. Ngôn ngữ được dùng để miêu tả

những cuộc “mây mưa” của trai gái cứ hồn nhiên “trần như nhộng” đi lại trong tiểu thuyết: “Sơn hôn vào taị Sơn hôn vào vaị Sơn hôn vào ti… Rồi Sơn sờ, xoa, nắn, bóp như làm vật lí trị liệu… đôi mông em làm Sơn phải vật

lộn chống chèo vật vã…” [27, tr.145].

Ngôn ngữ thông tục – chửi mắng, thề tục, nguyền rủa cũng góp mặt trong trận đồ bát quái ngôn ngữ. Ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết, người đọc đã bắt gặp câu chửi: “Biến đị Lúc nào cần tao gọi” [27, tr.15]. Trước sự nổi loạn của nhân vật Mộng Hường, nhân vật nhà văn nổi đóa và văng ngay ra câu chửi tục: “Chó chết… mày! Cô không được như thế chứ…

Bọn hôi thối khốn nạn. Bọn cướp biển lận bẩn thỉu…” [27, tr.284]. Nối tiếp

sau đó là những tràng dài nguyền rủa tục tĩu: “Tỉu nà ma thằng chó chết kiạ

Ai cho phép mày tẩn con Mộng Hường của taỏ” [27, tr.285]. Từ tục còn là

nguồn cảm hứng để Junkim và những người bạn đặt tên cho nhóm nhạc jazz “JAZZ DEL JAZZY” của mình, đưa tới sự liên tưởng độc đáo giữa tiếng Anh và tiếng Việt: “Vừa lúc ấy ông chủ quán mắng một em tiếp thị thuốc lá: “Đã bảo là biến đi cơ mà. Mày là đồ đéo ra gì!”; “Vâng, tôi đéo ra gì. Còn ông

muốn đéo mà chẳng được” [27, tr.542]. Có thể nói, văn hóa đường phố, tiếng

chửi đường phố ngang nhiên bước thẳng từ đời thực vào trang sách. Nhiều câu chửi được trá hình, giảm thanh: “Nó lại chửi “đ… mẹ đời” như hồi chưa

vào tù, nhưng lần “đ… mẹ đời” này đích thị là một thiên khải” [27, tr.157].

Không hề gọt giũa từ ngữ, tác giả để cho mọi thứ ngôn ngữ trong đời sống tràn lên trang sách. Chính điều này đã đem lại hiệu quả thẩm mĩ nhất định cho cuốn tiểu thuyết nàỵ

Như vậy thông qua ngôn ngữ thông tục, suồng sã trong tập truyện Ma

net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], ta nhận thấy ngôn ngữ trần thuật không còn là những lời nói quyền uy hay lối văn đạo mạo của người rao giảng đạo đức mà dung hợp trong đó là thứ ngôn ngữ vỉa hè, chợ búa sống sượng, phi chuẩn, thậm chí là bất nhã, dung tục. Những lối nói trần trụi, bụi bặm ấy có xu hướng xoá nhoà khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống thường ngàỵ

Một phần của tài liệu Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)