Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 135 - 137)

III. Các chương trình hoạt động

3. Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo

3.1. Chương trình nghiên cứu

a. Mục tiêu:

- Đánh giá được các giá trị tiềm năng hiện có về đa dạng sinh học, địa chất đất đai và các giá trị tự nhiên khác

- Đánh giá tác động môi trường (nguồn nước, chất thải, sự bồi lắng của các cửa sơng...)

- Có được hiểu biết đầy đủ giá trị của VQG làm cơ sở xây dựng kế chiến lược hạn cho quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

b. Nội dung

- Phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu cho từng đề

tài khác nhau, xác định thời gian và cơ quan hợp tác, chuẩn bị đào đạo cán bộ làm công tác nghiên cứu, tiến hành thực hiện nghiên cứu tại thực địa và tại phòng tiêu bản.

- Các đề tài nghiên cứu trong thời gian tới được xác định như sau: 1) Điều tra cơ bản hệ động vật và thu thập mẫu tiêu bản cho bảo tàng. 2) Điều tra cơ bản hệ thực vật và thu thập mẫu cho bảo tàng.

3) Nghiên cứu, giám sát tình trạng phân bố và số lượng của các loài chim quý hiếm định cư và di cư.

4) Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.

5) Nghiên cứu hệ sinh thái biển bao gồm động vật, thực vật, các loài thủy sinh khác.

6) Nghiên cứu diễn biến quá trình bồi lắng lấn biển các khu vực cửa sơng thuộc VQG Xuân Thuỷ.

7) Nghiên cứu mơi trường (nước, đất, khơng khí…)

8) Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước.

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo nhân lực cho ban quản lý VQG.

- Các nghiên cứu nên có sự tham gia của người dân để sử dụng vốn kiến thức bản địa qúy báu và nâng cao nhận thức, thu hút người dân tham gia bảo vệ VQG.

- Các đề tài nghiên cứu, tiến hành hợp tác với các cơ quan như: Viện Điều Tra Qui hoạch Rừng, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp, Viện Nghiên cứu Hải dương học...

3.2. Chương trình đào tạo

a. Mục tiêu

- Tăng cường năng lực của ban quản lý VQG, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 135 - 137)