Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 87 - 88)

II. Luận chứng về quy hoạch VQG

2.1.Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích

Diện tích VQG đã được phê chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/1/2003 với diện tích là 7.100 ha.

Phạm vi, ranh giới VQG Xuân Thuỷ được hoạch định như sau:

VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh nằm giáp ranh với 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long và phần Bãi Trong (bãi bồi) huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Ranh giới được mô tả như sau:

Bắt đầu từ nơi giao nhau của đê Vành Lược với sơng Vọp (phía Bắc) theo đê Vành Lược cắt một phần diện tích của Cồn Ngạn đến nơi giao nhau của đê Vành Lược Với sông Vọp (phía Nam); theo sơng Vọp chạy bao lấy Cồn Lu và Cồn Xanh(ranh giới này chạy ra biển) đến cửa Ba Lạt theo Sơng Hồng (ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định) đến Sông Vọp.

Ranh giới ngồi biển có thể được nhận biết bằng phao nhưng chúng tơi khuyến nghị đây là ranh giới mở cứ năm năm lại phúc tra lại một lần để mở rộng VQG theo đúng cơng ước Ramsar. Nếu như ngồi biển có cồn mới nổi lên sẽ được tính vào ranh giới của VQG và phải được điều tra diện tích để trình uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định và Chính phủ phê chuẩn.

Ranh giới VQG Xuân Thuỷ theo quy hoạch trên có các đặc trưng sau:

(1)Có diện tích đủ lớn, bao trùm hầu hết diện tích rừng ngập mặn quan trọng trong khu vực và bảo tồn được tồn bộ diện tích các kiểu sinh cảnh vùng đất ngập nước VQG Xuân Thuỷ.

(2)Ranh giới VQG bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái, nơi sống của các loài động thực vật. Đặc biệt đối với các loài chim di cư đang bị đe doạ cấp quốc gia và tồn cầu.

(3)Trong ranh giới VQG khơng có dân sống định cư.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 87 - 88)