Khu hệ Thực vật

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 30 - 34)

Thành phần loài thực vật

Theo nghiên cứu của Gs.Ts Phan Kế Lộc (1999) đã thống kê được 99 lồi thực vật bậc cao có mạch 33 họ. Chuyên đề thực vật phục vụ dự án đầu tư VQG đã phát hiện và thống kê thêm 16 loài thuộc 8 họ, nâng số loài lên 116 thuộc 99 chi, 42 họ. Thực vật nổi đã bước đầu được Viện Nghiên cứu Hải sản và Sở Thuỷ lợi Nam Hà nghiên cứu và đã công bố 64 lồi.

Biểu 1: Thành phần thực vật bậc cao có mạch VQG Xuân Thuỷ Ngành Họ Chi Loài 1. Khuyết thực vật – Psilotophyta 4 6 6 2. Thực vật hạt kín – Angiospermae 38 93 109 2.1. Thực vật hai lá mầm- Dicotyledones 32 68 85 2.2. Thực vật một lá mầm- Monocotyledones 6 25 34 Tổng số 42 99 116

Thành phần thực vật tương đối nghèo so với rừng nhiệt đới ẩm trên vùng đồi núi, thể hiện ở các ngành thực thực vật. Chỉ có 2 ngành thực vật có mặt tại khu vực VQG, đó là Khuyết thực vật và Thực vật hạt kín. Trong hai ngành này, thực vật hạt kín chiếm đa số. Trong ngành thực vật hạt kín thì lớp thực vật hai lá mầm có thành phần loài hơn gấp hai lần thực vật một lá mầm.

Tuy nhiên, thành phần họ và chi thực vật rất đa dạng so với tổng số lồi, với chỉ có 116 lồi nhưng đó là sự đóng góp của 42 họ, 99 chi thực vật. Có tới 24 họ chỉ có 1 lồi trong họ, 6 họ có 2 lồi, 4 họ có 3 lồi, 2 họ có 4 lồi, 6 họ cịn lại có từ 5 lồi trở lên. Họ có số lồi lớn nhất là Họ Cỏ (Poaceae) 18 loài, sau đó là họ Cúc (Compocitae) 14 lồi, họ Cói (Cyperaceae) 10 loài và họ Đậu (Leguminosae) 8 loài.

Về thành phần lồi, qua hai lần điều tra trên phạm vi không quá rộng lớn mới chỉ thống kê được 115 lồi thực vật bậc cao có mạch. Tuy nhiên, nếu điều tra kỹ lưỡng hơn với thời gian dài để tìm hiểu sâu và rộng thì thành phần lồi có thể tăng lên, nhưng với số lượng khơng nhiều. Đối với các lồi cây gỗ ở rừng ngập mặn thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc nếu được trồng thì cũng thuần lồi nên chúng càng nghèo về thành phần lồi. VQG Xn Thuỷ có 14 lồi cây gỗ, trong đó chỉ có 6 lồi tham gia vào rừng ngập mặn tập trung, đó là Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao. Các loài này đã tạo ra các diện tích rộng lớn rừng ngập mặn gần như thuần loài. Các loài cây gỗ cịn lại hầu hết là các lồi được trồng rải rác với số lượng rất ít, khơng đáng kể.

Thành phần lồi thực vật đa dạng hơn cả là các loài cây thân thảo phân bố dưới tán rừng Phi lao, bãi cát cố định, ven đường, trên bờ các đầm tơm. Các lồi này thường là các loài cỏ nhất niên hoặc đa niên phát triển mạnh vào hè trùng với mùa mưa.

Giá trị khoa học và thực tiễn của hệ thực vật

Chưa có đầy đủ thơng tin về giá trị nguồn gen của các loài thực vật của VQG Xuân Thuỷ. Còn về mặt khoa học thì hệ thực vật trong khu vực

bao gồm các các loài phổ biến, chưa bị đe doạ tiêu diệt ngoài tự nhiên. Chúng cũng khơng phải là các lồi q hiếm hoặc đặc hữu.

Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của hệ thực vật trong VQG là rất lớn. Chúng đóng vai trị là giá thể của các lồi chim nước. Đối với các lồi chim định cư thì khu hệ thực vật, đặc biệt là khu hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi kiếm ăn, nơi sinh sống và làm tổ. Cịn đối với các lồi chim di cư thì rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và là nơi cung cấp nguồn thức ăn đáng kể (mặc dù hầu hết các loài chim di cư kiếm ăn ở các bãi bồi phù sa, lầy). Rừng ngập mặn cịn có vai trị quan trong trong việc cố định cát, bãi bồi, chắn sóng, phịng hộ cho các hoạt động canh tác thuỷ sản và sản xuất nơng nghiệp.

Tài ngun thực vật

Các lồi cây gỗ chủ yếu là gỗ nhỏ có tác dụng làm củi, hàng rào, đăng đó và cho tanine. Hầu hết các lồi cây ăn được là các loài rau dại, hoặc rau trồng đã bỏ hoang phân bố rải rác, không nhiều. Trong số các lồi cây có khả năng làm cây cảnh, cây bóng mát có một số lồi đáng chú ý như: Bần chua có thể trồng ven đường các vùng ven biển, Tra làm chiếu có hoa đẹp tán rộng có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven đường làm bóng mát, Vẹt dù có thể trồng làm cây cảnh quan các vùng ven biển rất đẹp, một số lồi khác

có thể trồng làm cảnh như Phi lao, Rứa dại biển, các loài cúc và các loài quyết thực vật.

Biểu 2: Tài nguyên khu hệ thực vật VQG

Cơng dụng Số lồi

Cây gỗ củi 14

Cây cho tanine 7

Cây ăn được 7

Cây làm cảnh, bóng mát 15

Cây làm thuốc 43

Đặc biệt đáng chú ý, thành phần cây thuốc trong khu vực tương đối đa dạng, có tới 43 lồi có thể làm thuốc, chiếm gần 40% tổng số lồi. Tuy nhiên, trong vùng khơng có các lồi cây thuốc có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Hầu hết các loài cây thuốc ở đây chỉ chữa được các bệnh thông thường thuộc đường hô hấp và đường ruột như: Vọng đắng, Cứt lợn, Cam thảo đất, Mã đề....

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 30 - 34)