Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển VQG.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 67 - 81)

Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngày 2/10/1989 UNESCO đã chính thức cơng nhận khu bãi bồi cửa sơng Hồng (huyện Xuân Thuỷ) ra nhập công ước quốc tế Ramsar. Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đến cuối năm 1989 đầu năm 1990 UBND

huyện Xuân Thuỷ đã thành lập Ban quản lý môi trường của huyện, nhằm đặt nền móng cơ bản cho việc hình thành khu BTTN Xuân Thuỷ.

Giai đoạn 1993 – 1995 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ven biển của huyện ra đời và cũng chỉ là ban quản lý tạm thời, chủ yếu nhằm tiếp nhận vốn để xây dựng cơ bản văn phòng ban quản lý.

Cuối năm 1993, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Hà, Chi Cục Kiểm Lâm đã cùng với Viện Điều tra quy hoạch rừng và UBND huyện Xuân Thuỷ, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ.

Ngày 19/1/1995, luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ được phê duyệt theo quyết định số 26/ KH-LN.

Ngày 10/5/1995 UBND tỉnh Nam Hà đã ban hành quyết định số 479/QĐ-UB để chuyển giao Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên vùng biển huyện Xuân Thuỷ về trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Nam Hà, đồng thời đổi tên thành “Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ”.

VQG Xuân Thuỷ được thành lập trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ramsar theo quyết định số 01/2003-QĐ-TTg ngày 02 tháng

01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Sở Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn tỉnh Nam Định.

Có thể nói rằng từ ngày tham gia cơng ước Ramsar đến nay trên 10 năm, song do có nhiều sự điều chỉnh về nhân sự của cơ quan chủ quản, cán bộ được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau, khả năng thích ứng chậm, đến năm 1997 Ban quản lý KBT Xuân Thuỷ vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình. Quan hệ đối nội và đối ngoại còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng dậm chân tại chỗ. Đời sống của cán bộ cơng nhân viên hết sức khó khăn, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.

Từ thời điểm năm 1998 đến nay, do có sự điều chỉnh về nhân sự của cơ quan chủ quản. Ban lãnh đạo mới đã chủ động mở các mối quan hệ đối ngoại, tìm kiếm các nguồn lực đầu tư mới, đồng thời tích cực cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng dân cư ở vùng đệm. Nhiều chương trình mục tiêu của sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên được khởi động và đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

Đời sống của cán bộ cơng nhân viên tuy đã có phần được cải thiện hơn, song vẫn còn quá thấp, chưa tương xứng với vị trí và vai trị mà họ

đang phải đảm nhiệm (bình quân thu nhập 440.000đ/người/tháng). Trong thời gian tới ban quản lý VQG cần có hướng tạo thêm các nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên từ các hoạt động: Dịch vụ du lịch và dịch vụ khoa học hoặc đề nghị bổ sung phụ cấp công tác…vv, nhằm động viên họ phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu VQG đã đề ra.

Cơ sở hạ tầng khu vực VQG.

Kể từ ngày chính thức được thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước và cho đến đầu năm 2003, KBT thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ được nâng cấp chuyển hạng lên thành VQG Xuân Thuỷ ngày nay. Trải qua một khoảng thời gian tuy chưa phải là dài, nhưng Ban quản lý đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý bảo vệ cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trụ sở ban quản lý (nhà ở và làm việc):

Được xây dựng từ năm 1992-1994 bằng ngân sách của địa phương, tổng vốn đầu tư là 465 triệu đồng gồm 1 nhà làm việc 2 tầng, diện tích sử dụng 105 m2, một nhà mái bằng 3 gian có diện tích sử dụng là 88 m2, hệ thống cơng trình phụ bao gồm: Sân bê tơng 400 m2, nhà bếp 27 m2, nhà vệ sinh 14,5 m2, giếng nước, bể chứa 10m2, tường bao + cổng sắt 58,5m2. trị giá cơng trình ở thời điểm bàn giao là (10/1995) là 390 triệu đồng. Đến nay hầu

hết các cơng trình trên đã xuống cấp khá nghiêm trọng, do xây dựng ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, qua thời gian dài khơng được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên hiệu quả sử dụng thấp, không đảm bảo nhu cầu ở và làm việc của cán bộ công nhân viên.

Hệ thống cột mốc, biển báo:

Đã được thiết kế thi công và lắp đặt trên 2 tuyến đê chính : là Đê Ngự Hàn ở vùng đệm và đê Vành Lược ở khu bảo vệ, hiện nay đã có 8 biển báo (cỡ 1m x 1,2m) và 5 cột mốc tam giác nhỏ (20cm x 20cm x 50cm). Nhìn chung cột mốc và biển báo cịn thiếu nhiều. Trên tồn tuyến ranh giới sông, biển và cửa VQG chưa có cột mốc biển báo. Số cột mốc đã có cũng bị xuống cấp mạnh , giá trị thẩm mỹ kém nên khơng phát huy được vai trị của nó là phân định gianh giới, cảnh báo và tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên môi trừơng ở khu vực VQG.

Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc.

- Trụ sở VQG Xuân Thuỷ hiện nay chưa có điện lưới để sử dụng, đơn vị chỉ chạy máy phát điện khi có nhu cầu cấp thiết, cịn lại việc thắp sáng trong sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chủ yếu dùng bằng đèn dầu.

- Nước phục vụ cho sinh hoạt: Có hai nguồn, nước ăn dùng nước mưa từ bể chứa với dung tích khá hạn chế, cịn nước sinh hoạt tắm rửa được lấy từ

giếng khoan UNICEF Thường xuyên có độ mặn từ 3-7%, không qua lọc và xử lý hố chất nên khơng đảm bảo u cầu về vệ sinh.

- Thông tin liên lạc: Do ở xa trung tâm huyện nên mãi đến năm 1997, ban quản lý mới được lắp đặt một máy điện thoại Viba sử dụng bằng năng lượng ắc quy. Hệ thống liên lạc này có nhiều nhược điểm nên rất dễ bị trục trặc kỹ thuật. Thư báo và FAX phải về lấy ở bưu điện huyện cách xa cơ quan 20 km.

- Các thiết bị phù trợ khác: Do các dự án trong và ngoài nước trang bị một số trang thiết bị như: Máy thuỷ 25 mã lực, vỏ xuồng Nga, 2 máy phát điện 2,5 kw và 1,5kw, đầu video. Ti vi, Máy chiếu Slide projector, máy vi tính và đầu in kim, Máy ảnh, ống nhòm, 1 xe máy DD, Máy bơm phòng cháy. Hiện nay phần lớn các thiết bị đã bị hư hỏng cần được sửa chữa hoặc sắm mới.

Hệ thống giao thông.

- Đường bộ : Trong phạm vi khu vực có 1 đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4 km là con đường giao thông huyết mạch của ban quản lý VQG. Ban đầu được hình thành từ quy hoạch phát triển của dự án lấn biển Cồn Ngạn (1992). Năm 1997 dự án 327 của tỉnh đã đầu tư nâng cấp được 1,8 km đường rải đá (rộng 2m, dầy 10 cm) và áp trúc 700 m đường bị sụt lở. Từ năm 1998 đến năm 1999 ban quản lý đã huy động các ơng chủ đầm tơm Cồn

Ngạn đóng góp để rải đá cho mặt đường cịn lại dài 2,3 km, rộng 1 m, dầy 10 cm. Hiện nay xe máy và xe thơ sơ đã có thể đi lại trong thời tiết xấu, nhưng ô tô nhỏ vẫn chưa thể đi lại được khi gặp trời mưa.

Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là hệ thống đê vành lược, đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách thăm quan du lịch, nhưng do ảnh hưởng của các cống tháo nước vào các đầm tôm nên hiện nay ô tô con không thể đi lại được. Đề nghị trong dự án đầu tư cần ưu tiên nâng cấp các đoạn đường này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện thô sơ và ơ tơ con, có thể đi lại được trong mọi thời tiết, tạo điều kiện phát triển du lịch cảnh quan trong khu vực.

- Đường thuỷ : Đường giao thông trong khu vực VQG chủ yếu là đường thuỷ tự nhiên, hàng năm phù sa bồi đắp nâng cốt cửa sông lên từ 8 – 10 cm, luồng lạch không được nạo vét thường xuyên, nên đi lại bằng đường thuỷ cũng gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt là khi triều thấp. Trong tương lai để đẩy mạnh và thu hút khách du lịch sinh thái trong khu vực cần phải có sự đầu tư thích đáng để nạo vét luồng lạch, xây dựng cầu cảng và trang bị mới các phương tiện cho phù hợp.

Cơ cấu tổ chức quản lý.

Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong VQG Xuân Thuỷ là 8 người, trong đó có: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Trưởng phịng và 5 Nhân viên. Trong đó có 3 kỹ sư lâm nghiệp, 2 kỹ sư nơng nghiệp, 1 cử nhân kinh tế và 2 sơ cấp.

Hiện tại, VQG khơng có hạt kiểm lâm, khơng được tăng qn số, việc đào tạo nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có trong những năm qua cũng rất hạn chế, cùng với điều kiện làm việc tương đối khó khăn, cơ sở hạ tầng nhỏ bé xuống cấp, khơng có điện lưới, thơng tin liên lạc rất trục trặc, thu nhập thấp (bình quân 500.000 đ/người/tháng). Đây cũng chính là những nhược điểm khá cơ bản kìm hãm sự phát triển của khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Nói chung là hiện nay bộ máy tổ chức chưa thật hồn chỉnh chưa đáp ứng được địi hỏi của nhiệm vụ và tương xứng với một VQG.

Các hoạt động của VQG

- Công tác trồng rừng :

Công tác trồng rừng thực chất đã có từ trước ngày ra nhập cơng ước quốc tế Ramsar. Rừng phi lao ở cồn Lu dược bắt đầu trồng lại từ năm 1989,

bằng nguồn vốn ngân sách của ngành Nông – Lâm nghiệp. Từ năm 1990 – 1992, rừng Trang được trồng ở cồn Ngạn và cồn Lu bởi nguồn vốn của dự án lấn biển cồn Ngạn. Từ năm 1993 đến nay, rừng được trồng mới và bảo vệ bằng dự án quốc gia (327 & 661). Từ năm 1997 đến nay cũng có thêm một dự án của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, đầu tư cho địa phương trồng rừng ngập mặn với mục tiêu nhân đạo. Đây là một dự án trồng và bảo vệ rừng có quy mơ khá lớn.

Đến nay, về cơ bản những lô đất trống lớn ở khu vực VQG Xuân Thuỷ đã được phủ xanh bằng rừng trồng. Chỉ cịn những diện tích cát ướt, chưa thể trồng thành rừng với bất kỳ một loại cây bản địa nào và phần diện tích đất phù sa mới bồi ở giáp giới giữa cồn Xanh và cồn Lu là những sinh cảnh hết sức quan trọng dành cho các lồi chim ăn nghỉ rất đơng đúc vào mùa chim di trú.

- Công tác tuyên truyền giáo dục :

Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường ở khu vực trong thời gian qua đã được triển khai khá phong phú và đạt kết quả tích cực như : Tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho cán bộ quản lý và cộng đồng địa phương từ xã đến huyện và tỉnh, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng giới thiệu về khu Ramsar trên đài truyền hình trung ương, tỉnh và

thơng qua báo trí, đài phát thanh, in tờ rơi, tài liệu… phát hành rộng rãi ra cộng đồng. Ngồi ra cịn đưa chương trình giáo dục mơi trường vào hệ thống các trường phổ thông các xã vùng đệm (chương trình ngoại khố) và 2 dự án của (GEF và DRC cịn tổ chức các hội thi tìm hiểu về rừng ngập mặn và bảo tồn thiên nhiên cũng khá sôi động. Tuy nhiên việc tuyên truyền giáo dục chưa được tổ chức thường xuyên và khoa học, do vậy trong dự án cần đưa ra các chương trình giáo dục tuyên truyền, nhằm tiếp tục nhân rộng và đổi mới phương thức hoạt động nhằm đạt hiệu quả thiết thực hơn.

- Công tác bảo vệ và phục hồi rừng

Từ sau khi tham gia công ước Ramsar, UBND tỉnh Nam Định, huyện Xuân Thuỷ đã có những văn bản pháp quy, cấm việc săn bắt chim thú ở khu vực này. Và nhất là từ khi ban quản lý chính thức được thành lập tháng 10/1995, ban quản lý có quyền xử lý các vi phạm về lâm luật (các hành vi xâm hại rừng và chim thú). Đồng thời có chức năng quản lý và bắt giữ các hành vi, vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và luật bảo vệ mơi trường, sau đó chuyển cấp có thẩm quyền xử lý. Số vụ vi phạm chặt phá cây rừng làm nhiên liệu, săn bẫy chim và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng sung điện cũng đã giảm rất nhiều.

Biểu 17: Các vụ xâm hại tài nguyên môi trường VQG đã được xử phạt. Hạng mục Năm Tổng cộng 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 Vi phạm lâm luật 15 25 24 15 7 5 5 2 98 Vi phạm BVNLTS 4 8 5 2 1 1 2 3 25 Tổng số 19 33 29 17 8 6 7 5 123

Nguồn : Ban quản lý VQG cung cấp.

Nguyên nhân các vi phạm bảo vệ môi trường rừng ngập mặn là do: Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của địa phương, thiếu sự đầu tư vào các cơng trình bảo vệ mơi trường và số lượng cán bộ bảo vệ VQG còn quá mỏng, năng lực khoa học của các cán bộ có nhiều hạn chế. Vì vậy việc lập dự án đầu tư xây VQG là việc làm rất cấp bách, nhằm giảm đi các hoạt động bất hợp pháp nêu trên và giữ được hệ sinh thái rừng ngập nước điển hình nhất của Việt Nam.

Các chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến việc quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng (như Nghị định 02 - CP ngày 15/1/1994 và

quyết định số 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành quy định về khốn bảo vệ rừng, khoanh ni tái sinh rừng, trồng rừng và nhiều văn bản khác...) là những văn bản tạo thuận lợi cho cơ chế quản lý Khu bảo tồn chưa được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

Công tác nghiên cứu khoa học:

Công tác nghiên cứu khoa học về các loại tài nguyên trong thời gian qua đã được xúc tiến có sự trợ giúp của tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngồi nước, nhằm duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước ven biển như : Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (CRES), Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn thuộc Đại học sư phạm I Hà Nội (MERC, Dự án Birdlife internationa đóng tạiViệt Nam, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Ngoài ra UBND huyện Giao Thuỷ còn thực hiện đề tài “ xây dựng luận cứ khoa học cho việc phát triển kinh tế – xã hội vùng bãi bồi cồn Ngạn. Mặt khác cũng tham mưu với chính quyền địa phương có chính sách thoả đáng cho người sử dụng đất ngập nước trong khu bảo tồn yên tâm sản xuất và có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Nhìn chung trong thời gian qua, trên cơ sở các dự án trong và ngoài nước đã được ban quản lý triển khai khá rộng, trên nhiều phương diện như : Cử 6 cán bộ đi học bảo tồn đa dạng sinh học theo dự án VIE/G31 – Cúc Phương, 1 cán bộ học về du lịch sinh thái (do IUCN & FD tổ chức), 2 cán bộ tham dự lớp tập huấn về cơng tác phịng chống sâu bệnh hại và phịng chống cháy rừng (do cục kiểm lâm tổ chức) và một số lớp tập huấn khác như huấn luyện về sử dụng vũ khí quân dụng, anh ngữ, hội thảo về quản lý đất ngập nước…, nhưng nói chung là chưa thật sâu và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Trong dự án đầu tư xây dựng VQG đưa ra chương trình đào tạo cho lĩnh vực này, nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên ở khu

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 67 - 81)