Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 124 - 129)

III. Các chương trình hoạt động

2. Chương trình phục hồi sinh thá

2.2. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng

a. Mục tiêu

- Quản lý được nguồn lợi thủy sản

- Phục hồi lại các sinh cảnh kiếm ăn của chim di cư và chim nước

- Tăng thu nhập cho người dân thông qua việc sử dụng nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý.

b. Nội dung

- Quy hoạch khu vực nuôi vạng

- Thiết lập qui chế vế quản lý và sử dụng nguồn lợi về nuôi vạng

- Giải quyết mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức của cộng đồng đối với công tác bảo tồn

c. Giải pháp:

- Quy hoạch lại tồn bộ diện tích canh tác vạng ở khu vực Bãi Vạng. Quy định khu vực được nuôi và khai thác vạng. Quy định diện tích các vây vạng đủ lớn để khơng ảnh hưởng tới sinh cảnh các lồi chim.

- Đóng cột mốc giữa khu vực canh tác vạng với các khu vực khác của VQG.

- Tiến hành đánh giá khả năng nuôi trồng vạng ở các xã, lựa chọn các hộ gia đình có khả năng và kinh nghiệm ni vạng tham gia đấu thầu để tổ chức lại tồn bộ hệ thống các hộ gia đình tham gia ni vạng trong khu vực.

- Bãi bỏ việc cắm mốc nhận phần và bán trao tay các vây vạng.

- Khi chuyển nhượng các vây vạng phải được phép của chính quyền địa phương và Ban quản lý VQG.

- Giảm các đăng đáy trên Bãi Vạng và chỉ được sử dụng ở những nơi quy định.

- Giảm các hoạt động nuôi trồng và khai thác vào mùa đơng là mùa các lồi chim di cư tới sinh sống.

- Chính quyền địa phương, Bộ đội biên phịng, Ban quản lý VQG, các hộ gia đình ni vạng cùng xây dựng quy chế quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khu vực Bãi Vạng. Các hộ gia đình sau này tham gia nuôi vạng phải tuân thủ quy chế này.

- Các chủ vây vạng được tham gia vào công tác quản lý bảo vệ VQG và phải cam kết không săn bắt hoặc bao che cho những người săn bắt chim, cũng như khai thác trái phép các nguồn tài nguyên khác của Vườn.

- Thành lập đội tự vệ do các chủ vây vạng cử ra để tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động vi pham quy chế trong khu vực và tham gia tuần tra bảo vệ tài nguyên VQG.

- Các chủ vây vạng được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi vạng và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có người dân tham gia.

- Có thể thành lập hội những người nuôi vạng để bảo vệ quyền lợi của họ. - Thành lập một hội đồng các bên liên quan bao gồm chính quyền địa

phương (huyện, xã), Ban quản lý VQG và đại diện các chủ vây vạng để giám sát các hoạt động ở bãi vạng từ việc ni trồng đến đấu thầu, quy định kinh phí, chia xẻ lợi ích giữa các bên liên quan.

Nét nổi bật

- Quản lý và sử dụng hệ sinh thái các bãi vạng hiện có trong VQG có sự tham gia của người dân.

- Người dân vẫn được tham gia quản lý và sử dụng bãi vạng nên vẫn có việc làm và nguồn thu ổn định.

- ổn định an ninh trật tự khu vực, giải quyết được các mâu thuẫn trong canh tác nuôi trồng và khai thác thủy sản. Chính quyền địa phương kiểm soát được khu vực và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Ban quản lý VQG vẫn hoàn thành mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của mình. Đặc biệt là bảo vệ được các sinh cảnh quan trọng nhất của các loài chim di cư

- Vẫn đảm bảo quy chế rừng đặc dụng và cam kết bảo vệ khu RAMSAR. - Sử dụng khôn khéo khu vực giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa bảo tồn và

phát triển kinh tế, đảm bảo “Vừa có Vạng vừa có Chim”

2.3. Vườn ươm

a. Mục tiêu

- Thu thập, gieo và lưu trữ giống cây trồng phục vụ cho công tác phục hồi rừng và trồng cây lâm nông nghiệp trong nhân dân.

- Thu thập và lưu trữ các lồi cây bản địa phục vụ cơng tác phục hồi tái tạo hệ sinh thái rừng.

- Là trung tâm cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật ươm cây và trồng rừng cho toàn bộ VQG và vùng đệm.

b. Nội dung

Để đảm bảo lưu trữ, gieo trồng và cung cấp giống cho công tác phục hồi rừng và trồng cây nông lâm nghiệp trong nhân dân, dự án đề xuất xây dựng các vườn ươm tại trụ sở ban quản lý.

Diện tích: 1 ha.

c. Giải pháp

- Vườn ươm tại trụ sở ban quản lý

- Xây dựng khu gieo, khu cấy, khu ươm, khu lưu trữ. Giữa các khu này là hệ thống các đường nhỏ bê tông rộng 80 cm, dày 10cm, chiều dài 700m. - Xây dựng 30 m2 nhà cấp IV để dụng cụ

- Hệ thống tưới nước gồm 2 máy bơm công suất 400cc Hàn Quốc, ống dẫn gang loại D100 dài 1500m , van tưới 120 cái, cút 300 cái.

- Hệ thống bể nước chứa khoảng 50 m3 nước

- Hệ thống rãnh thoát nước quanh vườn: dài 550m, rộng 0,3m, sâu 0,4m. - Hệ thống hàng rào: Cột bê tông và lưới B40, cao 1,8m, chiều dài 550m. - Xây dựng 1 nhà lưới, bảo quản lưu trữ cây con, nuôi cấy hom Vật liệu:

khung bằng thép, lưới bằng polyetylen.

- Xây dựng quy trình gieo ươm cho từng lồi cây thông qua nghiên cứu tại chỗ

- Thu thập các lồi cây bản địa hiện có trong VQG bằng cách thu lượm hạt hoặc cây con.

- Có chính sách khuyến khích người dân tham gia thu thập cây bản địa và tìm hiểu kiến thức của họ (nếu có) về khả năng gieo trồng của một số loài.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 124 - 129)