Các áp lực ảnh hưởng đến VQG Xuân Thuỷ.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 59 - 64)

Do điều kiện tự nhiên ưu đãi, nên nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên trong VQG rất phong phú, đặc biệt là nguồn lợi về thuỷ sản. Chính vì vậy, từ lâu người dân đã khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này bằng các hình thức chủ yếu dưới đây:

Biểu16 : Thực trạng các hoạt động trong khu vực VQG.

TT Đầm tôm Vây vạng Đăng đáy Trâu dê

1 Giao Thiện 15 0 33 210 2 Giao An 2 0 12 0 3 Giao Lạc 0 36 10 90 4 Giao Xuân 0 168 8 0 5 Giao Hải 0 7 3 0 6 Xã khác 2 0 0 110 Tổng 19 211 66 410

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế.

* Các Đầm tôm nuôi quảng canh :

Phong trào khai phá đất rừng ngập mặn làm đầm tôm trong khu vực bắt đầu từ cuối năm 1980. Hiện tại, trong ranh giới Vườn có 19 đầm tôm, phần lớn là ký hợp đồng đến hết năm 2010 trong đó có 4 đầm sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 3/2004.

Hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng tương đối ổn định. Người dân chỉ nuôi tôm quảng canh, chủ yếu khai thác nguồn thức ăn hiện có và chỉ dùng một ít thức ăn cơng nghiệp, khơng dùng hố chất, ít ảnh hưởng tới mơi trường. Nhưng đầu tư ban đầu tương đối lớn trung bình cho 1 ha thì đầu tư ban đầu hết khoảng 25.000.000 đồng (đắp bờ, làm cống, san bãi…), nếu chỉ khai thác tự nhiên một năm 2 vụ (vụ chiêm và vụ mùa) với các sản phẩm như tôm sú, tơm rảo, cua rèm… Thì lãi suất một năm được khoảng 30.000.000 đến 50.000.000 đồng. Nếu có vốn đầu tư giống khoảng 50.000.000 con tơm sú/ha (giống mua từ Nha Trang), thì một năm có thể thu được lãi xuất khoảng từ 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng.

Trong q trình ni tơm người dân đã tỉa quang nên độ che phủ trong các đầm tôm dưới 50%. Đầm tơm là sinh cảnh của một số lồi chim; nhưng theo điều tra những năm gần đây số lượng chim về đầm đã giảm so với trước đây do các hoạt động nuôi và khai thác tôm đã gây nhiễu loạn tới các loài chim.

* Bãi Vạng :

Bãi vạng được người dân khai thác những năm 1990, hiện nay bãi Vạng được chia nhỏ thành các vây Vạng với diện tích khoảng 2-5ha. Nguồn lợi từ bãi Vạng này rất lớn, nếu chỉ tính cho 1 ha thì vốn đầu tư ban đầu cho

lưới và cọc hết từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng, tiền mua giống hết từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng, sau 11 tháng có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu khơng gặp rủi ro thì trừ mọi chi phí đi, một vụ có thể lãi từ 250.000.000 – 300.000.000 đồng. Như vậy theo ước tính mỗi năm bãi vạng có thể đem lại lợi nhuận cho người dân khoảng 100 tỷ đồng.

Bãi Vạng chính là sinh cảnh quan trọng nhất của các loài chim nước, đặc biệt là đối với loài chim di cư quý hiếm đang đe doạ ở mức độ toàn cầu. Tới mùa đông, hàng chục ngàn chim di cư và chim nước tập trung ở đây, vì đây là nơi cung cấp thức ăn rồi rào nhất cho chúng.

Các hoạt động nuôi và khai thác Vạng chưa ảnh hưởng nhiều tới tới các sinh cảnh của các loài chim. Theo khảo sát cho thấy, chim di cư và chim nước vẫn chọn bãi vạng để kiếm ăn. Mùa đơng là mùa các lồi chim di cư về đây sinh sống nên hạn chế được các hoạt động khai thác thì sinh cảnh này vẫn là sinh cảnh chính để các lồi chim kiếm ăn.

Tình hình quản lý bãi vạng khơng ổn định. Phần lớn diện tích do người dân tự chiếm và bán trao tay cho các chủ vây Vạng khác. Chính quyền các xã hầu như chưa kiểm sốt được hiện trạng khai thác ở đây. Tình hình an ninh cũng rất phức tạp. Mâu thuẫn đã và đang xẩy ra gay gắt. Mâu thuẫn giũa các chủ vây vạng vì nguồn lợi và trong quá trình mua bán vây vạng.

Mâu thuẫn giữa chủ vạng với người dân khai thác tự nhiên. Mâu thuẫn giữa chủ vạng với chính quyền địa phương.

* Đăng đáy:

Hiện tượng đăng đáy được dăng khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách, phần lớn phân bố tập trung chủ yếu trên các sông, lạch sông. Hiện tượng này ảnh hưởng không lớn đến môi trường sinh thái trong khu vực, nhưng đã làm xấu cảnh quan và chính đăng đáy trở thành hình nộm xua đuổi các lồi chim đến đây.

- Đối với đăng đáy: Đầu tư ban đầu hết khoảng 4.400.000 đồng (bao gồm 1cái đáy lưới miệng 16 – 18 sải tay, 7 cái cọc, dây buộc), thời gian sử dụng được 10 năm, các sản phẩm thu được như tơm rảo, cua rèm, cá nhệch… Tính trung bình mỗi năm thu được từ 1 cửa đăng đáy khoảng từ 4.500.000 – 5.000.000 đồng

* Các hiện tượng khai thác tự nhiên khác ảnh hưởng tới VQG

Do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay, nên các hoạt động khai thác nguồn lợi đã lôi kéo hầu hết các lượng lao động dư thừa trong các xã vùng đệm và cả một số người ở những xã khác như Giao Hương, Giao Thanh. Theo số liệu điều tra trung bình một ngày số người vào khu vực VQG khai thác có khoảng 500 người, vào những ngày nơng nhàn

con số cao điểm lên tới hàng nghìn người, vừa làm thuê vừa khai thác nguồn lợi tự nhiên trong khu vực VQG. Sản phẩm khai thác tự nhiên chủ yếu là: Cua rèm, Cá bớp, Cá nhệch, Don don, Vạng cám, Tơm rảo…

Hình thức khai thác nguồn lợi tự nhiên cịn thể hiện như: kéo chài, thả lưới, câu, mò, cuốc (vạng, don) đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình, bình quân mỗi ngày một người vào khai thác nguồn lợi tự nhiên trong khu vực VQG cũng thu được khoảng từ 40.000 – 50.000 đồng. Như vậy ước tính khai thác tự nhiên này cũng đạt 3 tỷ đồng/năm.

Ngồi việc ni trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản, thì nguồn lợi về chim thú cũng khơng thốt khỏi số phận bị con người săn bắt. Giá một đơi vịt mịng từ 120.000đ - 150.000đ, hay 500.000đ một đôi ngỗng, đã tạo nên sức hấp dẫn như một ma lực đối với những người thợ săn bẫy chim chuyên nghiệp và nghiệp dư.

VQG hiện nay cịn là nơi chăn thả gia súc, hiện có khoảng 410 con (trâu, dê) hàng ngày được thả tự do, mức độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật rừng ngập mặn nói chung và cây tái sinh nói riêng. Ngồi ra tình trạng tự do dựng lều lán để trơng coi đầm tơm và vây vạng khơng có quy hoạch cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn tới cảnh

quan trong khu vực, đặc biệt là gây nên xáo trộn các sinh cảnh của các loài chim nước.

Rõ ràng, nền sản xuất hàng hố dựa trên tiềm năng ni trồng và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở khu vực VQG Xuân Thuỷ đã là nguồn sống quan trọng của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm VQG. Thuỷ hải sản là một trong các nguồn thu nhập trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình, tỉ trọng của nguồn thu này đối với tổng thu nhập giữa các hộ gia đình khơng giống nhau. Nhìn chung, nguồn thu này là khoản tiền mặt lớn nhất giúp họ bù đắp sự thiếu hụt về lương thực và đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hiện đang còn nhiều thiếu thốn.

Một phần của tài liệu Nội dung và các giải pháp về quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng vườn quốc gia (Trang 59 - 64)