Những vấn đề đặt ra cần giảiquyết trong hoạt động cho vay tiêudùng tại Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 101)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Những vấn đề đặt ra cần giảiquyết trong hoạt động cho vay tiêudùng tại Ngân

hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động CVTD (mục 3.2.) và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng (mục 3.3.), đề tài rút ra những vấn đề khó khăn bất cập cần quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả CVTD tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ, cụ thể như sau:

(i) Hoạt động CVTD của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Phú Thọ chưa thực sự được mở rộng. Mặc dù đã có sự tăng lên hàng năm về mức dư nợ nhưng dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, chưa tương xứng với chính sách và mục tiêu đặt ra và chưa đáng kể so với nhu cầu của người dân.

(ii) Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích bị mất cân đối, tập trung chủ yếu vào cho vay mua nhà đất, mua sắm ơ tơ là chính, các nhóm mục đích khác chưa thực sự được chú trọng nên còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ CVTD.

(iii) Cơ cấu các sản phẩm CVTD vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào một số mục đích chính như: vay mua nhà đất, sửa chữa xây dựng nhà ở, mua sắm ô tô, vay đi du học, CBCNV vay lương… Các sản phẩm chủ yếu được cung cấp đơn lẻ, chưa có sự kết hợp nhiều sản phẩm hoặc bán chéo sản phẩm, chưa có sự khác biệt để hấp dẫn khách hàng nên hoạt động CVTD tại chi nhánh vẫn chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phát huy được hiệu quả. Hiện nay tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ vẫn chưa có cơ chế CVTD bằng ngoại tệ. Đây là một hạn chế rất lớn trong q trình hội nhập vào thị trường mới,có sự cạnh tranh đa dạng từ các tổ chức kinh tế, ngân hàng liên doanh của nước ngồi. Cịn đối với nhóm sản cho vay qua thẻ tín dụng đã được triển khai nhưng rất hạn chế, một phần do đây là sản phẩm mới khách hàng chưa biết hoặc chưa hiểu nhiều về sản phẩm, một phần là do công nghệ ngân hàng của chi nhánh còn hạn chế nên chưa phát triển. (iv) Nợ xấu tuy khơng cao nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy cần phải có sự kiểm sốt chặt chẽ, hiệu quả hơn nhất là đối với một số đối tượng (?) loại hình sản phẩm như: Cho vay tiêu dùng khác (chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài; xuất khẩu lao động; vay sửa chữa nhà cho thuê, vay ứng trước tiền mua chứng khốn, vay mua sắm các tài sản có giá trị lớn…). cho vay trung hạn, cho vay khơng có tài sản bảo đảm

(v) Kết quả và hiệu quả từ hoạt động CVTD chưa cao. Doanh số cho vay còn thấp, lợi nhuận thu được trong tổng lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh không lớn… Chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ…

(vi) Quy trình cho vay nhiều thủ tục rườm rà, quá trình thẩm định và giải ngân chậm làm mất nhiều thời gian của khách hàng.

(vii) Đội ngũ cán bộ của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định so với các NHTM khác, đặc biệt là so với các NHTM cổ phần như: tuổi đời cao nên thiếu sự năng động ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cũ; thái độ và phong cách phục vụ chưa thực sự thân thiện và chu đáo nên chưa lôi kéo được khách hàng. Nhân viên làm cơng tác tư vấn khách hàng cịn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới và chưa linh hoạt trong khi cho vay.

(viii) Chi nhánh chưa chú trọng quảng bá, khuếch trương các sản phẩm CVTD đến với khách hàng nên không thu hút được nhiều khách hàng. Khách hàng của chi nhánh phần lớn là các khách hàng truyền thống, còn số lượng khách hàng mới không cao. Đối tượng khách hàng vay vốn tiêu dùng tại chi nhánh chủ yếu là các cán bộ cơng nhân viên, những người có thu nhập cao và ổn định, những đối tượng là các gia đình, người có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp thì lại chưa có điều kiện hoặc chưa được khuyến khích tham gia vào thị trường CVTD này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

4.1. Định hƣớng CVTD của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long có định hướng phát triển thành hệ thống ngân hàng có lĩnh vực kinh doanh đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Thanh tốn hóa đơn trực tuyến, cung cấp các dịch vụ mua bán vé máy bay, vé tàu… trở thành siêu thị tài chính với tiêu chí “khách hàng đến với ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long có thể mua được tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao với giá cạnh tranh”. Là một chi nhánh trong hệ thống đó, chi nhánh Phú Thọ cũng tham gia tích cực trong việc cung cấp và phát triển các dịch vụ này.

Định hướng Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển khối khách hàng mới trong đó chú trọng đến các khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Chi nhánh cần cung cấp danh mục các sản phẩm cho vay nói chung và CVTD nói riêng một cách chi tiết, dịch vụ phong phú, đa dạng phù hợp với thu nhập của khách hàng ở nhiều mức khác nhau.

CVTD được đã được chi nhánh triển khai thực hiện từ nhiều năm trước, đến nay hoạt động này đã được mở rộng cả về quy mô, số lượng, chất lượng các khoản vay. Tuy nhiên, CVTD vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng và chưa thực sự phát huy vai trị của nó. Vì vậy, mục tiêu trong thời gian tới của Chi nhánh là tăng doanh số CVTD bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng tại các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phát triển và hoàn thiện sản phẩm CVTD nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm - dịch vụ cung ứng liên kết cho khách hàng cá nhân, giúp họ có thể được hưởng những lợi ích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đầy đủ nhất khi tiếp cận với công nghệ ngân hàng. Cụ thể:

(i) Chi nhánh hướng đến mở rộng CVTD với các cách thức, hình thức, phương pháp khoa học hơn. Việc mở rộng CVTD bao hàm mở rộng về đối tượng cho vay, hình thức cho vay, địa bàn cho vay đi đơi với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an tồn và chất lượng cho các khoản CVTD. Vì vậy chi nhánh phải đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ, đổi mới tác phong giao dịch, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ chi tiết cụ thể; giáo dục đạo đức nghề nghiệp không gây phiền hà sách nhiễu đối với khách hàng.

(ii) Củng cố, phát triển và chiếm lĩnh thị trường các sản phẩm CVTD bằng việc tăng cường quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống, tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần của ngân hàng.

(iii) Ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile banking, Internet banking, Home banking… để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và thu hút được nhiều khách hàng, đem lại tiện ích giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian giao dịch, khách hàng sẽ khơng cịn phải đến tận trụ sở của ngân hàng nữa.

(iv) Giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp yếu kém khơng có triển vọng phát triển, đẩy mạnh tín dụng cho khu vực doanh nghiệp vừa & nhỏ và khách hàng cá nhân, đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng.

(v) Thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân lên trên 30% trong đó CVTD chiếm trên 20%.

- Nâng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD, đẩy mạnh công tác thu nợ từ khách hàng theo đúng nguồn và khả năng trả nợ đã nêu trong giấy đề nghị vay vốn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn (phấn đấu tỷ lệ nợ quá hận ở mức <1%).

- Đa dạng hố các loại hình cho vay, thực hiện việc phát triển hình thức cho vay với cán bộ cơng nhân viên, cho vay qua thẻ tín dụng…

4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

4.1.2.1. Định hướng chung

Phương châm hoạt động: "An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững", trong đó tập trung vào:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông lệ là cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao toàn diện chất lượng các mặt hoạt động kinh doanh.

(ii) Đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện trên nền tảng bền vững, tập trung đầu tư đồng bộ tạo sự bứt phá phát triển dịch vụ, lấy công nghệ là cốt lõi tạo đà phát triển hoạt động dịch vụ, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng, đa dạng sản phẩm và tiện ích.

(iii) Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và dồn lực trích dự phịng rủi ro, chỉ đạo phân loại nợ xấu trung thực, chính xác, tập trung quyết liệt xử lý cơ bản nợ xấu thương mại.

(iv) Hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp cận áp dụng thông lệ chuẩn mực ương phân tích đánh giá hoạt động đáp ứng an tồn hệ thống theo quy định.

4.1.2.2. Định hướng về quản lý rủi ro tín dụng

Một là, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, rủi ro nhiều hơn, vì vậy Chi nhánh cần xác định hoạt động quản lý rủi ro, nhất là quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh là trọng tâm của mọi hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh.

Hai là, mọi quyết định trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyết định về

cấp tín dụng của Chi nhánh phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phải đánh giá được rủi ro và phải xác định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.

Ba là, giám sát, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh phải tiến hành theo

nguyên tắc quản lý giám sát độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phịng tín dụng khách hàng, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại Chi nhánh với sự phân công

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ Chi nhánh cho tới các phòng giao dịch sao cho rõ ràng, cụ thể; đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy được thế mạnh của các phòng giao dịch, vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo.

Năm là, nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban

BASEL và những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động quản lý rủi ro của Chi nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sáu là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hướng theo tiêu chuẩn quốc

tế, xây dựng mơ hình dự đốn rủi ro phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân.

Bảy là, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá

tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng thường xun và định kì; thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định.

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

Trên cơ sở thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết, những định hướng phát triển trong thời gian tới, để hoạt động CVTD của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ ngày càng mở rộng, phát triển và đem lại hiệu quả, cần tập trung vào các giải pháp sau:

4.2.1. Hồn thiện quy trình cho vay, xây dựng và tổ chức thực hiện thẩm định hồ sơ khoa học, chắc chắn

Thiết lập một quy trình cho vay hợp lý trên cơ sở khắc phục các hạn chế của quy trình hiện tại sẽ giúp cho Chi nhánh hạn chế những rủi ro tín dụng đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng. Trong quy trình hiện nay, khâu đặc biệt cần quan tâm đó là việc thẩm định phương án vay và tài sản đảm bảo.

Khi khách hàng gửi tới ngân hàng giấy đề nghị vay vốn và phương án vay cùng với các giấy tờ có liên quan tới tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan quan quản lý nhà nước của tài sản thế chấp đó và các kênh thơng tin. Tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; Kiểm tra xác minh xem các thơng tin khách hàng cung cấp có đúng hay khơng, phương án vay vốn có phù hợp với thực tế hay khơng. Cán bộ tín dụng cần phải sử dụng nhiều nguồn thơng tin khác nhau để có được các thơng tin chính xác nhất và phần nào hiểu được tính cách khách hàng thơng qua những thơng tin mà họ cung cấp. Từ đó phân tích thẩm định khách hàng vay vốn về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính, đánh giá tình hình cá nhân quan hệ với các tổ chức tín dụng... Đây là bước quan trọng để cán bộ tín dụng xây dựng tờ trình trình trước Ban Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh để ra quyết định có chấp nhận cho khách hàng đó vay vốn hay khơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ví dụ: Nếu khách hàng vay vốn để mua nhà đất hoặc xây dựng sửa chữa nhà thì phải điều tra thơng qua phịng tài ngun mơi trường và phịng xây dựng cấp huyện, thành phố xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhà của khách hàng có đúng khơng?

Nếu khách hàng vay vốn mua ơ tơ thì xem nhà cung cấp ghi trên hợp đồng mua bán có chức năng mua bán xe khơng?

Nếu khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đi du học cho con em thì phải kiểm tra xem trường học, nước đi du học, trung tâm tuyển sinh có hợp pháp khơng?

Nếu là cho vay lương CBCNV thì phải xác minh xem cơ quan, đơn vụ sử dụng lao động đó hoạt động như thế nào, có phát triển hay không, mức lương, mức thu nhập của cán bộ cơng nhân viên có ổn định khơng?

Đối với mỗi hợp đồng tín dụng, cơng tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ và chắc chắn sẽ là tiền đề cho hợp đồng đó được thực hiện có hiệu quả, bảo tồn được vốn vay, hạn chế các rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 101)