Cho vay tiêudùng của một số ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về cho vay tiêudùng ở một số ngân hàng trong nước và

1.2.1. Cho vay tiêudùng của một số ngân hàng trong nước

Cho vay tiêu dùng đang được các NHTM trong nước nới lỏng và tiếp thị khá mạnh với: hạn mức vay cao, thời gian cho vay dài, lãi suất ưu đãi, giải quyết vay siêu tốc 24 phút… Giờ đây việc mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà ở, mua ô tô và tài sản có giá, đi du học... đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Từ con số cho vay tín chấp 20 triệu khơng cần thế chấp, đến năm 2009 hạn mức đó đã được các NHTM điều chỉnh lên đến vài trăm triệu đồng/người, mức lương tối thiểu để xét cho vay cũng hạ xuống còn 2 triệu đồng/tháng và thời gian xét duyệt cho vay giảm xuống chỉ còn 1, 2 ngày. Dẫn đầu thị trường trong các hạn mức tín dụng CVTD phải kể đến con số 1 tỷ đồng của SeABank, hay 500 triệu đồng của Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Cịn lại, hạn mức vay tín chấp tối đa của các NHTM dao động từ 200 - 500 triệu đồng, tùy từng ngân hàng: như Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)…, với thủ tục cho vay cũng được tạo điều kiện nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng. Nhanh nhất vẫn là Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) với sản phẩm "Vay 24 phút" đáp ứng nhu cầu cần vốn cấp tốc với lãi suất cho vay 1,07%/tháng. Tiếp đó, EximBank thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của chính ngân hàng này tối đa trong vòng 1 giờ, cấp hạn mức tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản tối đa 2 ngày… Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TienPhongBank) cũng cho vay thấu chi cầm cố sổ tiết kiệm trong khoảng 60 phút, vay thế chấp chứng khoán niêm yết tối đa là 4 giờ, vay giấy tờ có giá khoảng 30 phút… Thậm chí, ABBank cịn “mời chào” khách hàng vay bằng cách tặng kèm bảo hiểm, tặng vàng... Những hoạt động này của các ngân hàng đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thu hút lượng khách hàng đến tìm hiểu và vay vốn phục vụ cho mục đích tiêu dùng tăng lên nhanh chóng, đối tượng khách hàng vay cũng đa dạng hơn [5].

Tuy nhiên trong thực tế thì số lượng các khách hàng đến tìm hiểu và được cho vay không tương đương nhau, bởi lẽ các ngân hàng đều đưa ra các hạn mức khá cao, lãi suất thỏa thuận và ở chế độ điều chỉnh…. nên đồng vốn vay vẫn nằm xa tầm tay của người muốn vay

Về hạn chế tính rủi ro trong CVTD, các ngân hàng đều quy định phần lớn các hợp đồng cho vay là có tài sản thế chấp đảm bảo nên tính rủi ro khơng đáng ngại. Riêng vay tín chấp, tỉ lệ cho vay chỉ dừng lại ở mức từ 5 - 10% trên tổng dư nợ của khu vực khách hàng cá nhân.

Liên quan đến vấn đề các ngân hàng đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng, một số chuyên gia tài chính nhận định: từ trước đến nay, mặc dù đối tượng khách hàng cá nhân sẵn sàng chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn lãi suất mà các doanh nghiệp vay của ngân hàng, nhưng vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn. Trong khi đó, thị phần CVTD ở Việt Nam được các tổ chức tài chính nước ngồi đánh giá rất tiềm năng, các cơng ty tài chính nước ngoài, chẳng hạn như Mitsubishi, đang rất muốn vào nhưng chưa được. Rõ ràng các ngân hàng trong nước chuyển mạnh sang phân khúc CVTD trong lúc này, không chỉ là xoay xở vì khó khăn, mà họ nhận ra đây chính là thị phần quan trọng [5].

Trên thực tế hoạt động đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng một số ngân hàng giải ngân được một số tiền khá lớn so với kế hoạch như LienViet Bank, DongA Bank… Tuy nhiên dư luận cho rằng khơng phải ai cũng có thể tiếp cận được khoản vay tiêu dùng. Lãnh đạo một số ngân hàng cũng thừa nhận, thực chất hồ sơ xin vay thì nhiều nhưng khơng phải tất cả đều được giải ngân nếu không chứng minh được nguồn trả nợ. Các ngân hàng cho vay nhưng vẫn thấp thỏm lo lắng cho công tác thu hồi nợ [5].

Việc chưa có những trung tâm thơng tin tín dụng cá nhân cũng là một trở ngại khiến cho các ngân hàng khơng thể đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng. Một số ngân hàng địi hỏi người vay phải có giấy xác nhận của cơ quan… như là một đảm bảo về khả năng trả nợ. Thế nhưng các ngân hàng lại đối mặt với một thực tế là hiện nay trên thị trường có những cơng ty sinh ra chỉ để làm công việc “xác nhận”. Do vậy nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngân hàng dù đẩy mạnh CVTD nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khó lường.

Nếu nhìn cái gì cũng thấy rủi ro thì ngân hàng rất khó hoạt động, bất kì sản phẩm tín dụng nào cũng có rủi ro, CVTD có mức độ rủi ro cịn cao hơn, chẳng hạn như hồ sơ giả... Vấn đề là ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Do vậy, lãi suất CVTD luôn cao hơn lãi suất cho vay sản suất kinh doanh thông thường. Tùy từng đối tượng mà có hạn mức cụ thể, đối tượng nào ngân hàng kiểm soát được sẽ cho vay nhiều hơn và ngược lại.

Đã tham gia vào lĩnh vực CVTD, ngân hàng nào cũng có biện pháp hạn chế rủi ro. DongA Bank có bộ phận giám sát, kiểm soát, hậu kiểm để loại ra những hồ sơ nghi ngờ. Đồng thời ngân hàng cũng tổ chức các bộ phận đi xử lý công nợ dây dưa, kéo dài. Eximbank cũng ràng buộc một số điều kiện như người vay phải có việc làm và thu nhập ổn định, vay theo nhóm, đồng thời đơn vị nơi cá nhân làm việc cam kết giúp ngân hàng thu nợ thông qua việc chi trả tiền lương. Ngân hàng cũng kết hợp với ban lãnh đạo, cơng đồn các doanh nghiệp, để có thơng tin qua lại về hoạt động của người vay, qua đó quản lý chặt chẽ tình hình thanh tốn nợ của khách hàng.

Dù đã có những ràng buộc như vậy, nhưng rủi ro vẫn là điều khó tránh. Số khách hàng vay tiêu dùng rất lớn, có khi lên đến cả chục ngàn người, khơng ít trường hợp người vay khơng trả được nợ vì những lý do bất khả kháng như gặp tai nạn hoặc nghỉ việc. Hiện nay, để tránh những rủi ro bất khả kháng như cá nhân vay tiền ngân hàng bị tai nạn, tử vong, thất nghiệp… Eximbank đang tính tốn việc hợp tác với các công ty bảo hiểm nhằm bảo hiểm các khoản cho vay của ngân hàng.

Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: (i) Chức năng hoạt động của Uỷ ban quản lý rủi ro giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời đưa ra đươc những chiến lược, kế hoạch cụ thể để ứng phó với rủi ro lãi suất. (ii) Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng đã mang tính linh hoạt. (iii) Các mức lãi suất do Ngân hàng đề ra vừa mang tính định hướng để các chi nhánh tự quyết định mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp với mức độ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng của chi nhánh; đồng thời cân đối được nguồn vốn, sử dụng vốn trong tồn hệ thống. (iv) Quy trình quản trị rủi ro lãi suất đã được Ngân hàng thực hiện đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỷ giá, quản trị rủi ro tác nghiệp. (v) Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ: các sản phẩm huy động vốn, cho vay, gia tăng tỷ trọng các nguồn thu từ dịch vụ để giảm thiểu tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (vi) Ngân hàng đã thực hiện cân đối, phù hợp về mặt thời gian giữa tài sản có và tài sản nợ.

Một số chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đối với việc quản trị rủi ro ở các ngân hàng Việt Nam: (i) Về quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tím kiếm các mơ hình mới, các mơ hình xếp hạng liên tục có thể áp dụng qua các chu kỳ kinh tế. Thêm vào đó là xây dựng một hệ thống đánh giá, phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hỗ trợ các tổ chức tín dụng xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng và đề xuất những thay đổi phù hợp cho những phương pháp đang được áp dụng. Thông tư 02/2013/TT-NHNN mới ban hành là quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quả lý hoạt động tín dụng ngân hàng. Thơng tư u cầu, cùng với những quy định khác, các ngân hàng phải xây dựng một phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, phương pháp phải được Hội đồng quản trị chấp thuận, được tích hợp với các hệ thống ngân hàng với thông báo cách tiếp cận lên ngân hàng nhà nước. Đây là một bước tiến đúng hướng để có được quản trị rủi ro tín dụng đáng tin cậy. (ii) Ngày 18/10/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký hợp đồng triển khai „Hệ thống quản lý dữ liệu trung tâm thơng tin tín dụng - CIC” với liên doanh Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và DP Information Network (DP). Đây là một phần trong dự án hệ thống thơng tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý, phù hợp với những địi hỏi mới của ngành tài chính - ngân hàng. Hệ thống quản lý dữ liệu CIC có khả năng tự động nhận và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu, khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu, ứng dụng báo cáo theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, hỗ trợ đăng ký tín dụng và báo cáo tín dụng của đối tượng vay, quản lý người dùng [5].

Có thể khẳng định, mơi trường ngành ngân hàng Việt Nam 2013 vẫn còn nhiều thách thức. Để ứng phó nhanh nhạy với những biến động của thị trường tài chính - tiền tệ và cạnh tranh với các ngân hàng ngoại thì các ngân hàng trong nước cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTRR của mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)