Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về cho vay tiêudùng ở một số ngân hàng trong nước và

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng

sông Cửu Long

Qua nghiên cứu thực tiễn CVTD tại một số NHTM trong nước, đặc biệt là trên thế thế giới như Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể:

(i) Thị trường CVTD đang là thị trường tốt để các NHTM nhắm tới. Do vậy mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là một hướng đi đúng đã được thực tiễn chứng minh tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Đây là vấn đề cần được xác định cho đúng trong tư tưởng chỉ đạo, và thực tiễn kinh doanh đối với Ngân hàng TMCP Đồng bằng Sơng Cửu long nói chung và Ngân hàng TMCP Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bằng Sơng Cửu long, chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

(ii) Hầu hết các ngân hàng hiện nay nay đều thực hiện chính sách đa dạng hố CVTD trên cơ sở áp dụng cơng nghệ hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; coi nhu cầu thực tế của khách hàng làm trọng tâm của hoàn thiện và phát triển hoạt động CVTD. Qua đó, cung ứng các danh mục sản phẩm CVTD phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng tiêu dùng. Đây là chìa khóa, bài học kinh nghiệm để đạt những thành cơng trong phát triển CVTD của các NHTM.

(iii) Để CVTD đạt được hiệu quả mong muốn, một trong những yếu tố mang tính quyết định là phải xây dựng được thương hiệu của ngân hàng. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín, năng lực và sức hút của ngân hàng đối với khách hàng và đối tác sẽ ngày càng được củng cố và nâng cao. Để xây dựng xây dựng thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt là năng lực hoạt động và chất lượng dịch vụ CVTD.

(iv) Quan tâm và làm tốt việc đầu tư xây dựng một hệ thống thu thập xử lý thơng tin chính xác kịp thời của từng đối tượng khách hàng vì nó là nền tảng cho mọi quyết định về cung ứng dịch vụ và quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đặc biệt là khi ngân hàng muốn cấp tín dụng cho họ. Giúp cho các nhà quản trị luôn cập nhật, kết nối được thơng tin từ đó có những quyết định chính xác; giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận các thông tin cần thiết để tạo ra sự minh bạch, tiện lợi trong khi sử dụng dịch vụ.

(v) Đầu tư đúng, đủ cho công nghệ ngân hàng. Xác định công nghệ hiện đại là điều kiện để nâng cao chất lượng CVTD trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

(vi) Thực hiện đa dạng hóa các liên kết theo chuỗi tỏng CVTD, đặc biệt chú ý liên kết giữa ngân hàng với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc bán chéo sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Người tiêu dùng có thể vay trực tiếp từ ngân hàng liên kết với công ty khi mua hàng, đồng thời ngân hàng vừa kiểm sốt được mục đích vay tiêu dùng của khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu cần thiết của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Phú Thọ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)