Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 63 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế

chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc

Hệ thống chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc, về cơ bản, bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá cấp độ chiến lược quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm bốn chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước bao gồm tổng thu nội địa trên GDP, tổng thu nội địa do Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý trên tổng thu NSNN, tổng thu nội địa do Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao.

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí quản lý bao gồm tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý, tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tổng số cán bộ thuế.

- Chỉ tiêu tuân thủ của người nộp thuế bao gồm số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.

- Sự hài lòng của người nộp thuế: Chỉ tiêu này sẽ được thực hiện bằng kết quả điều tra thông qua các bảng hỏi dành cho người nộp thuế.

* Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế

Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế bao gồm sáu chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu hoạt động chung: Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế, tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trừ thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất trên Tổng số cán bộ của cơ quan thuế, sự hài lòng của NNT.

- Chỉ tiêu tuyên truyền hỗ trợ: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn, số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra: Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra, tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm, tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm, số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra, số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra, tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý, sự hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế, tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước, tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

- Chỉ tiêu khai thuế, hoàn thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động, số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế, số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp, số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết, sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý khai thác, hoàn thuế của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên, số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, số cán bộ được tuyển dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, số cán bộ bị kỷ luật trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, tỷ lệ cán bộ thuế đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.

Trong giới hạn và phạm vi của đề tài, những chỉ tiêu này sẽ được hệ thống hóa lại và được áp dụng để tính toán để đưa những tóm lược chung nhất được sử dụng trong luận văn. Tác giả không trình bày cụ thể cách tính toán cũng như những chỉ tiêu đã được sử dụng như thế nào, tuy nhiên đề tài sẽ biểu hiện những kết quả thu được một cách cụ thể nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƢỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009- 2013 3.1. Sơ lƣợc tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013

Về điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước, có các trục giao thông chính, cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy đi qua, lại tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc còn sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi khác giúp tình hình phát triển kinh tế xã hội đạt kết quả tốt hơn, đó là:

- Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ6, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Điểm thuận lợi nhất là Vĩnh Phúc nằm gần Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài và nhiều trục đường giao thông quan trọng.

- Là một tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có đầy đủ ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi, tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề khác nhau.

- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.

- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

6

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Với những điều kiện thuận lợi như trên cùng những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả đáng mừng trong giai đoạn gần đây.

Sơ lược tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích ba khía cạnh: Tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu, PCI, số lượng doanh nghiệp, sau đó là phân tích cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh, cuối cùng là phân tích tình hình lao động việc làm và tổng quát lại những ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ thuế trong các cơ quan thuế, trong đó có các cơ quan thuế tại tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế GDP và GRDP tỉnh Vĩnh Phúc

Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong vòng 15 năm (1997-2011) của Vĩnh Phúc là 17,2%. Xét trong giai đoạn 2009 - 2013, các mức GDP tương ứng là Năm 2009 là 1064 USD (5,3%) ; Năm 2010 là 1168 USD (6,78%) ; Năm 2011 (5,89%) ; Năm 2012 là 1540 USD (5,03%) và Năm 2013 là 1960 USD (5,4%). Những con số thông kê chỉ ra rằng sau khủng hoảng năm 2009. Năm 2009 tới 2010, con số GDP cả nước vẫn tăng, năm 2011 có giảm nhưng đến năm 2013 đã tăng dần trở lại và đi vào ổn định hơn.

Riêng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ số ịa bàn tỉnh

(GRDP) năm 2013 theo giá so sánh đạt 46.825 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2012, Trong đó giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 đạt 3.809 tỷ đồng, tăng 5,09% so với năm 2012, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,43 điểm %, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 đạt 30.538 tỷ đồng, tăng 11,12% so với năm 2012, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 7,04 điểm %, giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 của các ngành dịch vụ đạt 9.925 tỷ đồng, tăng 5,65% so với năm 2012, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,22 điểm %.

Trước đó, vào năm 2011, tổng giá trị tăng thêm (GDP) giá so sánh 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 14.707 tỷ đồng, tăng 14,83% so với năm 2010;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong đó kinh tế Nhà nước tăng 18,52%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 9,21% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 17,65%.

Những con số thống kê trên đây cho thấy tình hình biến động GDP và GRDP tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc rất khả quan và tăng trưởng đều trong giai đoạn sau khủng hoảng, từ 2009 đến 2013.

3.1.2. Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ số năng lực cạnh tranh

Về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong các báo cáo niêm giám thống kê của tỉnh cho thấy:

Trị giá xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 398,9 triệu USD, tăng lên 526,6 triệu USD năm 2010 và tới năm 2013 con số này là hơn 700 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu địa phương năm 2009 là 43,9 triệu USD, năm 2010 là 74,9 triệu USD và tới năm 2013 con số này đã là hơn 90 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè, lạc, sản phẩm bằng gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại, xe máy, hàng điện tử và các loại hàng hóa khác.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2009 là là 1.429,3 triệu USD, tăng lên 1.606,3 triệu USD năm 2010 và tới năm 2013 con số này gần 2000 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu địa phương năm 2009 là 176,4 triệu USD, năm 2010 là 166,8 triệu USD và tới năm 2013 con số này giảm xuống và đạt khoảng 150 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu chế biến, vải may mặc, sắt thép, hàng điện tử, sắt thép và một số mặt hàng khác.

Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ta thấy:

- Năm 2009: Điểm 66.65, xếp hạng 6, nhóm điều hành Rất Tốt. - Năm 2010: Điểm 61,73; xếp hạng 15; nhóm điều hành Tốt - Năm 2011: Điểm 62,57; xếp hạng 17; nhóm điều hành Tốt - Năm 2012: Điểm 55,15; xếp hạng 43; nhóm điều hành Khá - Năm 2013: Điểm 58,86; xếp hạng 26; nhóm điều hành Khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhìn vào những thống kê trên đây, có thể thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tỉnh liên tục tăng trong giai đoạn 2009 - 2013, riêng chỉ số PCI lại giảm dần cho thấy năng lực cạnh tranh ngày càng yếu đi của tỉnh, tuy nhiên xét trên mặt bằng chung, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây và đó là tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua và giai đoạn sắp tới.

3.1.3. Tổng vốn đầu tư

Xét trên phạm vi cả nước, năm 2013 có số lượng dự án đầu tư trong nước là 538 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 31.727 tỷ đồng. Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 là 137 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,7 tỷ USD.

Riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình biến động vốn đầu tư giai đoạn 2009 - 2013 biến động như sau: Tổng số vốn đầu tư trong toàn tỉnh năm 2009 là 12.331.877 triệu đồng, tăng lên 14.482.867 triệu đồng năm 2010 và năm 2012 đạt con số 14.880.980 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là mức 17.202.907 triệu đồng. Như vậy, về vấn đề tổng vốn đầu tư, nhìn chung tỉnh Vĩnh Phúc có biến động về vốn đầu tư tăng lên trong giai đoạn 2009 - 2010 những giải đoạn 2011 trở về sau có sự giảm nhẹ trong vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự thay đổi.

3.1.4. Biến động số lượng doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tục tăng lên trong giai đoạn 2009 - 2013. Các con số thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp năm 2009 là 1.649 DN, tăng lên 1.846 DN năm 2010, năm 2011 con số này là 2.681 DN và năm 2012 là 2.704 DN, năm 2013, có khoảng gần 3000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cơ cấu doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khoảng 95 - 98%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng cao thứ hai, trong khoảng 2 - 4% và cuối cùng là doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 0.7 - 2%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Như vậy, số lượng doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2009 - 2013. Mặc dù số lượng doanh nghiệp phá sản cũng tăng lên nhưng số lượng DN đăng ký mới cũng tăng lên, khiến cho con số thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn liên tục được giữ vững ổn định trong giai đoạn này.

3.1.5. Phân tích cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%). Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 15,6%. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dựng 53,4%, Dịch vụ 33,1%, nông, lâm, thủy sản 13,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc tương ứng là: 60,39%; 28,92% và 10,69%. Như vậy, có thể thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp chủ chốt, sang công nghiệp, sau đó là công nghiệp xây dựng và hiện nay đang chuyển dịch theo định hướng công nghiệp xây dựng chú trọng, tiếp sau đó là ngành dịch vụ.

Về cơ cấu kinh tế theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp tư nhân chiếm đạt đa số , sau đó là các doanh nghiệp nước ngoài và cuối cùng là các doanh nghiệp Nhà nước.

Như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển biến theo hướng tích cực và đi đúng định hướng của tỉnh cũng như của quốc gia, bắt kịp với xu hướng trên toàn thế giới.

Những thống kê trên đây cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc có kết quả khá tích cực và trải qua hơn 60 năm từ ngày thành lập tỉnh (12-02-1950), với những thành tích và nỗ lực to lớn của Đảng bộ và

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 63 - 123)