Nội dung và yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 37 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Nội dung và yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế

Về nội dung công tác cưỡng chế nợ thuế, nhằm giúp Cục trưởng các Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý, các nội dung của công tác cưỡng chế nợ thuế được thiết lập, bao gồm4

:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn cơ quan quản lý thuế đảm nhiệm.

4

Theo chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp cho cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế Quận Gò Vấp”, trích nguồn từ http://www.doko.vn/luan-van/giai-phap-cho-cong-tac-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-go-vap-311754 .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khâu này là khâu đầu tiên làm cơ sở nền tảng cho quá trình cưỡng chế nợ thuế diễn ra có định hướng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn sẽ giúp các cơ quan quản lý thuế xác định được mục tiêu, phương hướng của công tác để từ đó có những giải pháp tương ứng phù hợp với mục tiêu và định hướng đã đề ra.

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, từ đó, đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế có hiệu quả, cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân chây ỳ nợ thuế cho UBND huyện, Phòng Kinh tế huyện để hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ đọng.

Sau khi đã xác định được mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng được kế hoạch và chương trình thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, khâu tiếp theo là phân tích, đánh giá tình hình thực hiện. Việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ giúp các cơ quan thuế xác định được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện, từ đó khắc phục được những hạn chế, phát huy những mặt mạnh và tăng hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.

- Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền, tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.

Khâu tiếp theo sau khi đã đánh giá tình hình thực hiện là lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định. Điều này giúp cho các công việc được thực hiện đúng phân quyền và tăng hiệu quả cho công tác cưỡng chế thu tiền thuế nợ.

- Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong tất cả các hoạt động quản lý thuế, không chỉ riêng các hoạt động cưỡng chế nợ thuế, việc các bộ phận chức năng phối hợp ăn ý với nhau là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình cưỡng chế được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất. Vì vậy, việc chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc là vô cùng quan trọng trong các cơ quan thuế nói chung.

- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi qui trình CCNT về Tổng cục Thuế.

Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, việc gặp phải những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, căn cứ trên kế hoạch đã được lập ra, cơ quan thuế sẽ phản ảnh lại những khó khăn này để có những điều chỉnh kịp thời, tránh để những khó khăn làm giảm hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế.

Sau khi đã tiến hành thực hiện các giải pháp cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá lại kết quả thực hiện. Nó sẽ giúp cho cơ quan thuế nhìn nhận lại quá trình áp dụng, từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình cho những giai đoạn sau.

Về yêu cầu, cũng như công tác quản lý nợ, công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được yêu cầu này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định về cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.

Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

1.3. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hộ và bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng… nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN.

Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế thuế giảm. Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi chi phí cưỡng chế thuế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.

Ngược lại, công tác cưỡng chế nợ thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ giảm. Khi đó, cơ quan thuế có điều kiện để tập trung nguồn lực vào các công tác khác như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra…

Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do vậy, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung.

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

1.4.1. Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Một cơ quan thuế xây dựng và thiết lập được một quy trình quản lý nợ thuế tốt, phù hợp với đơn vị sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nợ thuế. Bởi vì, quy trình quản lý nợ thuế hiệu quả sẽ góp phần tạo nền tảng tốt để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau và các khâu quản lý được thực hiện một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Các cơ quan thuế có nhận thức và những biện pháp nâng cao, cải thiện tình hình ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý thuế sẽ là những đơn vị đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, bởi những công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu sức lao động, tăng độ chính xác của các thông tin, giảm lượng việc cần làm, từ đó nhân viên có nhiều thời gian hơn để có thể làm những công tác khác, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại cơ quan.

Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế lại càng không chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng không nằm ngoài quy luật này.

Yếu tố con người là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức nào, và trong các cơ quan thuế cũng vậy. Khâu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt sẽ giúp hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, yếu tố trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế ảnh hưởng lên hiệu quả công tác theo cách đó.

1.4.2. Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thường không cao. Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

1.5. Quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế

Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cấp cục thuế hiện hành ở Việt Nam thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Bƣớc 1: Lập kế hoạch thu nợ

- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

- Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

Bƣớc 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ

- Phân công công chức quản lý nợ - Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ

- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ - Phân tích, đánh giá và xử lý nợ

- Lưu hồ sơ

Bƣớc 3: Báo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiện công tác

quản lý nợ thuế - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế tại các cơ quan thuế

Như vậy, dựa vào sơ đồ trên, ta thấy quy trình quản lý nợ thuế được chia thành các bước sau:

Bƣớc 1: Lập kế hoạch thu nợ

(1.1) Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ

Cục thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Thuế và tình hình thực tế quản lý nợ thuế ở địa phương để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn Cục thuế, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cục thuế thực hiện trong tháng 12 hàng năm.

Cục thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ của

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 37 - 123)