Công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 77 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Về thực trạng công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, ta có sơ đồ kết quả điều tra khảo sát như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần trăm đánh giá hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc 0% 0% 40% 40% 20% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ 30 phiếu điều tra khảo sát

Thông qua biểu đồ trên đây ta có thể thấy mức độ hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc của các cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện công tác này tại Cục thuế, cụ thể:

- Không có phần trăm đánh giá rất không hài lòng hoặc không hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc.

- Có 20% CBCNV đánh giá rất hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc.

- 40% các CBCNV đánh giá hài lòng về công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc và 40% còn lại đánh giá ở mức độ bình thường.

Như vậy, nhìn chung công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc được thực hiện khá tốt và có được phản hồi tích cực từ phía CBCNV.

Điều tra thực tế kết hợp với kết quả khi tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Ban lãnh đạo Cục thuế Vĩnh Phúc quan tâm sâu sắc đến các kế hoạch thu nợ tại Cục thuế.

+ Công tác lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc bao hàm đầy đủ nội dung: Phân công quản lý nợ thuế, phân loại tiền thuế nợ, lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ. Cụ thể:

* Phân công quản lý nợ thuế

Hàng tháng, trước ngày khoá sổ thuế một (01) ngày làm việc, trưởng phòng, đội trưởng đội quản lý nợ và trưởng phòng, đội trưởng đội tham gia thực hiện quy trình có trách nhiệm:

> Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình như sau:

- Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (hộ kê khai): Phân công quản lý nợ thuế cho công chức có kinh nghiệm thuộc phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình theo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

- Đối với hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (hộ khoán) và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ theo địa bàn thu như: phường, xã, thị trấn; bến tàu; bến xe; chợ…

- Đối với các khoản tiền thuế do các đoàn thanh tra, kiểm tra ra quyết định truy thu, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

> Đề xuất lãnh đạo Cục Thuế chỉ đạo phòng/đội thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế nộp khoản tiền thuế truy thu vào NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Chỉ đạo công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phối hợp với phòng/đội thanh tra, kiểm tra đôn đốc các khoản tiền thuế truy thu.

> Sau khi được phân công, nếu có thay đổi trong tháng về phân công lại việc quản lý người nộp thuế: công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phải bàn giao đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế đã được phân công cho công chức tiếp nhận. Việc bàn giao phải có biên bản xác nhận của lãnh đạo phòng hoặc đội.

* Phân loại tiền thuế nợ

> Hàng tháng, chậm nhất là ba (03) ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình:

- Thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế với ứng dụng quản lý nợ.

- Căn cứ vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ, tài liệu liên quan đến người nộp thuế, rà soát danh sách người nộp thuế còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.

> Phòng, đội của cơ quan thuế khi nhận được hồ sơ của người nộp thuế gửi đến có liên quan đến việc phân loại nợ thuế, phải sao gửi cho phòng, đội quản lý nợ; phòng, đội tham gia thực hiện quy trình để có cơ sở thực hiện phân loại nợ theo quy định.

* Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ

Ngay sau ngày làm việc kế tiếp ngày hoàn thành việc phân loại nợ thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình:

- Lập nhật ký theo dõi tiền thuế nợ đối với từng người nộp thuế theo mẫu. Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng người nộp thuế để theo dõi từng khoản tiền thuế nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của phòng/đội quản lý nợ hoặc phòng/đội tham gia thực hiện quy trình tổng hợp theo mẫu.

- Công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của các phòng/đội tham gia thực hiện quy trình chuyển phòng quản lý nợ hoặc đội quản lý nợ tổng hợp theo mẫu trên địa bàn quản lý.

Đối với các đơn vị đã triển khai ứng dụng quản lý nợ thuế, công chức quản lý nợ phải nhập các dữ liệu kịp thời, theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng này.

+ Các kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc đều được khai thác một cách chi tiết ở phần nội dung.

* Nhược điểm

- Bộ phận thực hiện lập kế hoạch thu nợ tại Cục thuế Vĩnh Phúc chưa được phân quyền cụ thể nên vẫn còn xảy ra tình trạng người quá nhiều việc nhưng người lại không có việc để làm.

- Công tác lập kế hoạch thu nợ chưa được lên quy trình cụ thể nên trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)