Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 57 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được các câu hỏi nghiên cứu chính sau:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Nội dung cơ bản, đặc điểm và vai trò của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 như thế nào?. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác này ra sao?.

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới là gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu.

- Phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu. - Phương pháp xử lý dữ liệu.

Nội dung cụ thể của các phương pháp như sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như các luận văn đã được nghiên cứu trước đó, sách giáo trình, sách chuyên khảo, các báo cáo khoa học, báo cáo tài chính liên quan…Luận văn cũng sử dụng các báo cáo tổng kết hoạt động của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, các trang website cũng được sử dụng như kênh để thu thập thông tin thứ cấp cho luận văn.

Bên cạnh đó, các thông tin thứ cấp còn được lấy từ các nguồn khác như:

- Về thông tin nợ thuế, tác giả thu thập số liệu từ chương trình quản lý thuế, hệ thống thông tin của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý như kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế; các báo cáo tổng kết chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành.

- Về thông tin phát triển kinh tế xã hội nói chung, tác giả thu thập từ các thống kê, báo cáo của Cục Thống kê - Tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ quan ban ngành của tỉnh.

- Các phân tích, đánh giá của các nghiên cứu trước về lĩnh vực của đề tài cũng được thu thập giúp cho quá trình phân tích được sâu sắc thêm.

Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho phân tích ở cả chương 1, chương 3 và chương 4 nhưng chủ yếu là phân tích ở chương 1 và mục 3.1.

b. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có được các dữ liệu sơ cấp, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả xây dựng phiếu điều tra nghiên cứu dưới dạng câu hỏi và tiến hành điều tra nghiên cứu các đối tượng khác nhau. Phiếu điều tra nghiên cứu được thực hiện đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (đính kèm ở phần Phụ Lục).

Về phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phiếu điều tra dành cho nhân viên trực tiếp thực hiện công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế gồm có hai phần:

- Phần câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi, tập trung vào các vấn đề về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần thông tin cá nhân các đáp viên để dựa vào đó có cơ sở khách quan để đánh giá sự chính xác của các số liệu mang lại.

Các phiếu điều tra sẽ được phát đi cho 30 nhân viên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và sẽ được tổng hợp lại bằng phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu để đánh giá về các thông tin liên quan đến công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiến hành phát, thu và tổng hợp các phiếu điều tra trong vòng 2 tháng ( Tháng 2 và Tháng 3/2014), diễn ra tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề tài cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu với mục đích tập trung xây dựng các nội dung phỏng vấn đối với các cán bộ quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế, dựa trên những kiến thức cơ sở lý luận liên quan đã được phân tích ở chương 1 của luận văn.

Những dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu phục vụ cho nội dung phân tích ở chương 3 và một phần trong chương 4 của luận văn.

Căn cứ để chọn mẫu khi áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là căn cứ vào những bộ phận trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ thuế và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cưỡng chế nợ thuế tại cơ quan. Những mẫu khách thể được chọn được căn cứ trên số năm công tác, vị trí, chức vụ và những công việc hằng ngày mà cán bộ trực tiếp thực hiện có liên quan đến quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.

Đối tượng khách thể nghiên cứu được chọn ở đây bao gồm hai nhóm đối tượng chính:

- Các nhân tố nằm trong Ban lãnh đạo Cục thuế. Họ là những người nắm rõ các hoạt động của Cục thuế, trong đó có kết quả, thực trạng các hoạt động trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế.

- Các cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên cơ sở ý kiến đề xuất từ Ban lãnh đạo Cục thuế. Họ là những người có thâm niên công tác tại Cục thuế, có kinh nghiệm trong vấn đề quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời am tường các vấn đề về thực trạng công tác và các giải pháp đã áp dụng tại Cục thuế trong những năm qua.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu

Cách thức tổng hợp xử lý thông tin được luận văn sử dụng là các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Luận văn sử dụng công cụ phần mềm Excel để tính toán cơ bản. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích để phản ánh thực trạng về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

Phương pháp tổng hợp số liệu sẽ sử dụng các công cụ phần mềm kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như so sánh, phân tích và tổng hợp...

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu lý luận được xử lý bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài. Từ các các số liệu liên quan đến công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế được rút ra để tổng hợp, phân tích và xem xét trong mối quan hệ nhân quả với tình hình chung của công tác tại Cục thuế. Các kết quả phân tích được thể hiện trong các bảng biểu, sơ đồ tương ứng.

b. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Kết quả điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp được thống kê, tập hợp và phân bổ, sau đó luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống như phân tích, so sánh, tính điểm bình quân để xử lý nhằm bổ sung và kết hợp với kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp để đưa ra các nhận xét, đánh giá về những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào Quyết định số 688/QĐ- TCT ngày 22/4/2013 Tổng cục thuế về việc Ban hành Hệ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như sau:

- Tình hình nợ đọng tiền thuế giai đoạn 2009-2013;

- Kết quả đôn đốc thu nộp tiền thuế thông qua công tác quản lý nợ và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế giai doan 2009-2013;

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế = số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/năm đánh giá/tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý x 100%;

- Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay = số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay/tổng số tiền nợ thuê có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước x 100%;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh = tổng số tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh/ tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12 x 100%; giải quyết x 100;

- Số lượng, trình độ cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Để đánh giá hiệu quả quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc, tác giả đã hệ thống hóa lại hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá, được sử dụng trong luận văn này.

2.3.1. Nguyên tắc thiết lập chỉ tiêu

Trước tiên, tác giả sẽ đề cập đến các nguyên tắc được sử dụng trong quá trình thiết lập các chỉ tiêu:

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được thực hiện theo phương pháp luận khoa học, thống nhất, phù hợp với đặc thù của ngành thuế, không chấp nhận việc đưa ra các chỉ số, chỉ tiêu mà việc thực hiện có thể bị các nhân tố không kiểm soát được cản trở.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được sử dụng trong luận văn phản ánh được đầy đủ các chức năng, các mặt hoạt động, mục tiêu, tầm nhìn của Cục thuế Vĩnh Phúc.

- Quá trình xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế giúp lãnh đạo Cục thuế Vĩnh Phúc đánh giá được kết quả, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình quản lý.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi đưa ra thực hiện chỉ số nào thì phải có hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lập, quy trình thu thập thông tin, tính toán chỉ số đó và quan trọng là khi áp dụng vào thực tế thì không tạo thêm áp lực công việc cho cán bộ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc

Hệ thống chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc, về cơ bản, bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá cấp độ chiến lược quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm bốn chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước bao gồm tổng thu nội địa trên GDP, tổng thu nội địa do Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý trên tổng thu NSNN, tổng thu nội địa do Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao.

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí quản lý bao gồm tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý, tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tổng số cán bộ thuế.

- Chỉ tiêu tuân thủ của người nộp thuế bao gồm số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.

- Sự hài lòng của người nộp thuế: Chỉ tiêu này sẽ được thực hiện bằng kết quả điều tra thông qua các bảng hỏi dành cho người nộp thuế.

* Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế

Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế bao gồm sáu chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu hoạt động chung: Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế, tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trừ thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất trên Tổng số cán bộ của cơ quan thuế, sự hài lòng của NNT.

- Chỉ tiêu tuyên truyền hỗ trợ: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn, số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra: Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra, tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm, tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm, số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra, số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra, tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý, sự hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế, tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước, tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

- Chỉ tiêu khai thuế, hoàn thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động, số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế, số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp, số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết, sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý khai thác, hoàn thuế của cơ quan thuế

- Chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên, số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, số cán bộ được tuyển dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, số cán bộ bị kỷ luật trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế, tỷ lệ cán bộ thuế đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế Vĩnh Phúc (Trang 57 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)