5. Kết cấu của luận văn
3.1.5. Phân tích cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%). Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 15,6%. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dựng 53,4%, Dịch vụ 33,1%, nông, lâm, thủy sản 13,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc tương ứng là: 60,39%; 28,92% và 10,69%. Như vậy, có thể thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp chủ chốt, sang công nghiệp, sau đó là công nghiệp xây dựng và hiện nay đang chuyển dịch theo định hướng công nghiệp xây dựng chú trọng, tiếp sau đó là ngành dịch vụ.
Về cơ cấu kinh tế theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp tư nhân chiếm đạt đa số , sau đó là các doanh nghiệp nước ngoài và cuối cùng là các doanh nghiệp Nhà nước.
Như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển biến theo hướng tích cực và đi đúng định hướng của tỉnh cũng như của quốc gia, bắt kịp với xu hướng trên toàn thế giới.
Những thống kê trên đây cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc có kết quả khá tích cực và trải qua hơn 60 năm từ ngày thành lập tỉnh (12-02-1950), với những thành tích và nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp; là một trong số 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách Trung ương. Các con số thống kê về chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ số GDP, GRDP cũng như PCI cho thấy tỉnh Vĩnh Phúc có năng lực cạnh tranh khá tốt và cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển biến theo hướng tích cực. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để công tác quản lý thuế diễn ra hiệu quả hơn trên địa bàn.