5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thì yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của NSNN, vì nếu quản lý không chặt chẽ, không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bao quát hết các khoản thu sẽ gây thất thu cho NSNN, khi đó sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế.
Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp. Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại nợ theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phân loại phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý; qua đó cơ quan thuế sẽ đánh giá, xem xét và đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN. Yêu cầu này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ thuế và là mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong toàn ngành nói chung và của Cục thuế Vĩnh Phúc nói riêng.
1.2. Những vấn đề cơ bản về cƣỡng chế nợ thuế
1.2.1. Khái niệm cưỡng chế nợ thuế
Trước ngày 01-7-2007 việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế được thực hiện căn cứ Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật thuế này; Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Từ ngày 01-7-2007, việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế được thực hiện căn cứ Chương XI Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29-11-2006; Chương II Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07-6-2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định số hành chính thuế.
Về khái niệm, theo ý kiến cá nhân tác giả, cưỡng chế nợ thuế được hiểu là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật thuế áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này xuất phát từ việc cá nhân, tổ chức nộp thuế khi đến thời hạn nộp thuế theo quy định trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông báo nợ thuế hay quyết định xử phạt hành chính về thuế nhưng vẫn không tự nguyện chấp hành các quy định từ cơ quan quản lý thuế. Lúc này, các cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế.
Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006, khái niệm cưỡng chế nợ thuế được đề cập tại chương XI với các khoản mục mô tả cụ thể về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cũng như đã đi sâu mô tả từng biện pháp cưỡng chế nợ thuế cụ thể.
Như vậy, tóm lược lại, ta có thể hiểu cưỡng chế nợ thuế là một công cụ hiệu quả giúp thu hồi các khoản nợ thuế, và đảm bảo các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Để công tác cưỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cưỡng chế là tối thiểu thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhưng vẫn không thu đủ tiền vào NSNN. Chính vì vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế thì cưỡng chế thuế được coi là công cụ bắt buộc để nâng cao hiệu lực của pháp luật thuế và để góp phần chống thất thu NSNN.
1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế nợ thuế
1.2.2.1. Cưỡng chế nợ thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế
Đặc điểm đầu tiên của công tác cưỡng chế nợ thuế chính là cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế.
Cưỡng chế nợ thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế nhằm mục đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN và góp phần thực hiện công bằng giữa những người nộp thuế.
1.2.2.2. Cưỡng chế nợ thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế
Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ quan thuế đã triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.
1.2.2.3. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác
Khi thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban, ngành chức năng như: Kho bạc, Công an, Viện kiểm sát… Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy, đòi hỏi những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác là tất yếu, qua đó, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế.
1.2.3. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế
Cưỡng chế nợ thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợ để tác động vào tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế thuế được thể hiện như sau:
Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp nhằm đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghiêm Luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế cho Nhà nước.
Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, thực hiện kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, dây dưa, cố tình trốn hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền phạt vào NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các biện pháp còn chưa thực sự phù hợp, chế tài chưa đủ mạnh nên chưa thu hồi đủ số tiền thuế còn nợ vào NSNN, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của NSNN, đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế, góp phần thực hiện thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số tiền thuế nộp vào NSNN.
Thứ ba, cưỡng chế thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần giảm thiểu số nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người tham gia nộp thuế.
Cuối cùng, công tác cưỡng chế nợ thuế giúp đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Vai trò này xuất phát từ việc để tránh tình trạng nợ đọng thuế không ngừng gia tăng, việc tăng cường công tác cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo chống thất thu Ngân sách nhà nước, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Đây được coi là vai trò quan trọng nhất của công tác cưỡng chế thuế.
1.2.4. Nội dung và yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế
Về nội dung công tác cưỡng chế nợ thuế, nhằm giúp Cục trưởng các Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý, các nội dung của công tác cưỡng chế nợ thuế được thiết lập, bao gồm4
:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn cơ quan quản lý thuế đảm nhiệm.
4
Theo chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp cho cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế Quận Gò Vấp”, trích nguồn từ http://www.doko.vn/luan-van/giai-phap-cho-cong-tac-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-go-vap-311754 .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khâu này là khâu đầu tiên làm cơ sở nền tảng cho quá trình cưỡng chế nợ thuế diễn ra có định hướng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn sẽ giúp các cơ quan quản lý thuế xác định được mục tiêu, phương hướng của công tác để từ đó có những giải pháp tương ứng phù hợp với mục tiêu và định hướng đã đề ra.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, từ đó, đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế có hiệu quả, cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân chây ỳ nợ thuế cho UBND huyện, Phòng Kinh tế huyện để hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ đọng.
Sau khi đã xác định được mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng được kế hoạch và chương trình thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, khâu tiếp theo là phân tích, đánh giá tình hình thực hiện. Việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ giúp các cơ quan thuế xác định được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện, từ đó khắc phục được những hạn chế, phát huy những mặt mạnh và tăng hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.
- Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền, tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.
Khâu tiếp theo sau khi đã đánh giá tình hình thực hiện là lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định. Điều này giúp cho các công việc được thực hiện đúng phân quyền và tăng hiệu quả cho công tác cưỡng chế thu tiền thuế nợ.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong tất cả các hoạt động quản lý thuế, không chỉ riêng các hoạt động cưỡng chế nợ thuế, việc các bộ phận chức năng phối hợp ăn ý với nhau là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình cưỡng chế được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất. Vì vậy, việc chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc là vô cùng quan trọng trong các cơ quan thuế nói chung.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi qui trình CCNT về Tổng cục Thuế.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, việc gặp phải những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, căn cứ trên kế hoạch đã được lập ra, cơ quan thuế sẽ phản ảnh lại những khó khăn này để có những điều chỉnh kịp thời, tránh để những khó khăn làm giảm hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế.
Sau khi đã tiến hành thực hiện các giải pháp cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá lại kết quả thực hiện. Nó sẽ giúp cho cơ quan thuế nhìn nhận lại quá trình áp dụng, từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình cho những giai đoạn sau.
Về yêu cầu, cũng như công tác quản lý nợ, công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:
Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được yêu cầu này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định về cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.
Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
1.3. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hộ và bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/