Một số định hướng từ các khoa học giáo dục

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 84 - 87)

1.7. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy họ cở trường

1.7.2. Một số định hướng từ các khoa học giáo dục

Từ kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực các khoa học giáo

dục như triết học giáo dục, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học có thể rút ra những cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH. Ở

đây khơng trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu của các khoa học

giáo dục riêng rẽ mà chỉ tóm tắt một số cơ sở của việc đổi mới

PPDH rút ra từ kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học đó.

Những cơ sở này khơng hồn tồn tách biệt mà có mối liện hệ với nhau.

Từ kết quả nghiên cứu của triết học nhận thức có thể rút ra những cơ sở sau đây cho việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong q trình dạy học:

• Sự thống nhất giữa khách thể và chủ thể trong quá trình nhận thức;

• Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; • Sự liên kết giữa tư duy và hành động;

• Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính;

84

• Sự liên kết giữa kinh nghiệm và phương pháp.

Phù hợp với những quan điểm của triết học nhận thức, các

nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực của tâm lý học cũng dẫn đến những kết luận sau đây:

• Trong q trình tiếp thu kiến thức, các hành động trí tuệ và thực hành có quan hệ tương hỗ với nhau;

• Các phẩm chất nhân cách phải được hình thành thơng

qua các hoạt động phức hợp và trong một tổng thể; • Trong quá trình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ hoạt

động của bản thân đóng vai trị lớn;

• Việc học tập cần được thực hiện thông qua việc HS

tương tác với mơi trường xung quanh;

• Mơi trường học tập tích cực, tính độc lập, việc sử dụng nhiều giác quan và việc học tập kiểu khám phá có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển động cơ và kết quả học

tập;

• Những biện pháp nhằm nâng cao động cơ học tập của HS bằng cách ép buộc hoặc đe dọa trừng phạt, thường

không mang lại hiệu quả mà sẽ đưa đến hệ quả tiêu cực; • Khi giải quyết những nhiệm vụ gắn với các tình huống

thực tế sẽ có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của HS nhiều hơn khi giải quyết các nhiệm vụ xa lạ với thực tế; • Sự tham gia cá nhân của HS vào các quá trình học tập và

nội dung học tập cũng như sự tự trải nghiệm của HS có tác động tích cực đối với động cơ và kết quả học tập;

85

• Hoạt động thực hành vật chất có những ảnh hưởng tích

cực đến động cơ và kết quả học tập;

• Quan hệ GV - HS theo quan niệm của dạy học hiện đại

là mối quan hệ tương tác, không phải do GV chi phối một cách áp đặt một chiều. Trong đó GV đóng vai trị người điều phối, chịu trách nhiệm chủ đạo, nhưng HS

tham gia một cách tích cực và tự lực, cùng quyết định và cùng chịu trách nhiệm.

Từ những cơ sở của các khoa học giáo dục có thể tóm tắt một số quan điểm chung cho việc tổ chức học tập trong nhà trường như sau:

• Qúa trình học tập là q trình tương tác trong mơi trường học tập có chuẩn bị giữa HS với nội dung học tập và với GV cũng như giữa HS với nhau. Môi trường học tập cần khuyến khích tính tích cực, tự lực, sáng tạo, sự phân hoá cũng sự cộng tác trong học tập.

• Trong q trình học tập, HS cần dươc tạo điều kiện tự kiến tạo tri thức trên cơ sở tri thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của mình. Quá trình học tập mang tính cá thể. Mỗi HS cần ý thức được những con đường, cách thức học tập riêng của mình phù hợp với đặc điểm cá nhân.

• Q trình học tập địi hỏi tính tự điều khiển, tính trách nhiệm của HS. HS cần có trách nhiệm với quá trình và kết quả học tập trong giờ học cũng như trong việc tự học, biết tự xác

định mục đích, lập kế hoạch, đánh giá và điều khiển quá

86

• Bên cạnh việc học tập các tri thức mới, các giai đoạn ứng dụng, luyện tập, thực hành, hệ thống hoá cũng như đào sâu và củng cố tri thức đóng vai trị quan trọng trong học tập. • Bên cạnh những tri thức chuyên môn hệ thống, những chủ

đề tích hợp, liên mơn gắn với thực tiễn cuộc sống và xã hội, định hướng hành động có vai trị quan trọng trong việc

chuẩn bị cho HS giải quyết những tình huống của cuộc sống và tình huống nghề nghiệp sau này.

• Phương tiện dạy học khơng chỉ là phương tiện của việc dạy mà cịn phải là phương tiện của việc học. Các phương tiện hiện đại như đa phương tiện, Internet hỗ trợ quá trình học tập và chuẩn bị cho HS làm quen với các phương tiện trong môi trường làm việc và cuộc sống hiện đại. Cần tạo điều kiện

cho HS sử dụng các phương tiện hiện đại theo hướng tích

cực hố và tăng cường tính tự lực trong học tập.

• Việc chú ý các đặc điểm chuyên biệt về giới tính trong dạy học giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự

khác biệt về cá thể của họ. Thực hiện điều đó một cách phù hợp sẽ hỗ trợ việc thực hiện quan điểm bình đẳng giới tính trong dạy học.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)