Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 59 - 62)

1.5. Các lý thuyết học tập – Cơ sở tâm lý học dạy học

1.5.3. Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý

thông tin

Thuyết nhận thức (Thuyết tri nhận - Cognitivism) ra đời trong nửa đầu của thế kỷ 20 và phát triển mạnh trong nửa sau

của thế kỷ 20. Các đại diện lớn của thuyết này là nhà tâm lý học người Áo Piagiê cũng như các nhà tâm lý học Xô viết như Vưgôtski, Leontev…

59

Khác với thuyết hành vi, các nhà tâm lý học đại diện cho

thuyết nhận thức xây dựng lý thuyết về sự học tập nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập. Trong lý

thuyết nhận thức cũng có nhiều mơ hình lý thuyết, xu hướng khác nhau. Những quan niệm cơ bản của các lý thuyết nhận thức là:

• Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử lý thông tin. Bộ não xử lý các thông tin tương tự như một hệ thống kỹ thuật.

• Theo lý thuyết nhận thức, quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thơng tin bên ngồi, xử lý và

đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử.

• Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ như: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý t-

ưởng mới.

• Cấu trúc nhận thức của con người khơng phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm.

• Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.

• Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự

60

đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng phấn,

khơng cần kích thích từ bên ngồi.

Mơ hình học tập theo thuyết nhận thức

Những đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của

thuyết nhận thức là:

• Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực (kiến thức khách quan). Vì vậy, để

đạt được các mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập

mà quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng.

• Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các q trình tư duy, HS cần được tạo cơ hội hành động và tư duy tích

cực.

• Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy. Các q trình tư duy được thực hiện khơng chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một

cách tuyến tính, mà thơng qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp.

• Các PP học tập có vai trị quan trọng trong q trình học tập của HS. Các PP học tập gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà HS sử dụng để tổ chức và thực

hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất.

HỌC SINH (Quá trình nhận thức,

Giải quyết vấn đề) Thơng tin

61

• Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trị quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội. • Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do

GV truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của HS.

Ngày nay thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng

rộng rãi trong dạy học. Những kết quả nghiên cứu của các lý thuyết nhận thức được vận dụng trong việc tối ưu hố q trình dạy học nhằm phát triển khả năng nhận thức của HS, đặc biệt là phát triển tư duy. Các phương pháp, quan điểm dạy học được

đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định

hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm. Tuy nhiên việc vận dụng thuyết nhận thức có cũng có những giới hạn: việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của GV. Ngồi ra, cấu trúc q trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên những mơ hình dạy học nhằm tối ưu hố q trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)