Chuẩn giáo dục

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 50 - 54)

1.4. Giáo dục định huớng kết quả đầu ra và phát

1.4.4. Chuẩn giáo dục

a) Khái niệm

Chuẩn giáo dục của môn học quy định các mục tiêu giáo dục, các năng lực mà HS ở cuối một năm học nhất định nào đó cần phải đạt được ở các nội dung trọng tâm của mơn học đó. Chúng tập trung vào các lĩnh vực hạt nhân của môn học.

Chuẩn giáo dục là một cơng cụ trung tâm trong tồn bộ các chiến lược và biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng và phát triển dạy học trong nhà trường. Chuẩn giáo dục là một phương tiện

điều khiển của nhà nước đối với chất lượng giáo dục, tạo khả

năng so sánh được giữa các trường học. Bên cạnh chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, chuẩn giáo dục là một công cụ để thực hiện quản lý giáo dục theo quan điểm điều

khiển kết quả đầu ra.

Để góp phần vào việc phát triển chất lượng, chuẩn giáo dục

phải có hiệu lực trong dạy học ở nhà trường (trong việc lập kế hoạch dạy học –thực hiện – đánh giá).

50

Chuẩn giáo dục chỉ thực sự đóng góp vào sự phát triển của nhà trường và dạy học, chừng nào chúng được sử dụng ở các

trường như là cơ sở cho việc xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá và phản hồi.

b) Các loại chuẩn

Có thể phân biệt nhiều loại chuẩn khác nhau. Có thể phân biệt chuẩn nội dung (chuẩn chương trình), chuẩn kết quả (chuẩn thành tích), chuẩn điều kiện. Theo yêu cầu về trình độ cần đạt có thể phân biệt chuẩn tối thiểu, chuẩn trung bình và chuẩn tối

đa.

Chuẩn nội dung (Content standards)

• Chuẩn nội dung quy định những nội dung cần dạy và học. Chuẩn nội dung còn được gọi là chuẩn chương trình khi được đưa ra dưới dạng một chương trình dạy học (chương trình chuẩn). Chúng mơ tả rõ ràng và cụ thể các năng lực và tri thức cần đạt vào cuối một năm học nhất định (tuy nhiên thường chưa đưa ra các bậc

năng lực cụ thể).

• Nêu các lĩnh vực năng lực chun mơn trung tâm cần

được hình thành trong quá trình đào tạo trong nhà

trường.

• Thể hiện rõ các nguyên tắc cơ bản của việc học môn học và định hình chung cho mơn học.

• Các con đường, phương pháp thực hiện cụ thể, ví dụ như việc phân bổ thời gian học cũng như các quy định chi tiết về nội dung không quy định trong chuẩn. • Chuẩn thường gắn với một cấp học nhất định.

51

• Chuẩn nội dung thường dựa trên một mức độ yêu cầu

trung bình (”chuẩn trung bình”), tức khơng phải là „chuẩn tối thiểu“.

• Được cụ thể hóa và minh họa qua các ví dụ bài tập.

Chuẩn kết quả (Performance standards / Output standards)

• Chuẩn kết quả (cịn gọi là chuẩn đầu ra) đề cập đến kết quả của dạy học. Chuẩn kết quả xác định trình độ của năng lực cần đạt tới đối với HS nhất định ở một thời điểm nhất định trong quá trình học tập ở nhà trường.

Thơng thường chuẩn kết quả dùng cho cuối một cấp học.

• Chuẩn kết quả thường quy định mức độ năng lực tối

thiểu cần đạt ở trình độ đó (chuẩn tối thiểu).

• Như vậy đây là các chuẩn cho việc kiểm tra ở các kỳ

thi.

• Tiền đề để áp dụng chuẩn kết quả là phải có mơ hình

bậc năng lực, phân chia các bậc trình độ khác nhau. Ví dụ trong dạy học ngoại ngữ hiện nay người ta phân chia thành 6 bậc trình độ khác nhau. Dựa vào đó có thể quy

định chuẩn cho các bậc đào tạo khác nhau. ,

Như vậy khác với chuẩn nội dung, trong chuẩn kết quả việc mô tả kết quả cần xác định rõ mức độ năng lực cụ thể

trong các mức độ (bậc) năng lực. Khi chưa xây dựng mơ hình các trình độ năng lực thì người ta thường sử dụng chuẩn nội dung.

52

Chuẩn điều kiện học tập (Opportunity to learn standards) Chuẩn điều kiện học tập xác định những điều kiện nhân lực cũng như các nguồn lực khác của nhà trường và địa phương

để đảm bảo những điều kiện cho việc dạy và học tốt. Chuẩn điều kiện học tập có thể cịn mơ tả những phương pháp và

nguyên tắc dạy học tốt đã được thừa nhận trong LLDH đại

cương và chuyên ngành.

Chuẩn yêu cầu về trình độ (chuẩn trình độ)

• Chuẩn tối thiểu: Quy định mức tối thiểu về năng lực mà HS cần đạt được ở một thời điểm đã được quy định

trước trong thời gian học tập (chẳng hạn ở cuối một cấp học).

• Chuẩn trung bình: Xác định các năng lực mà HS ở trình

độ trung bình cần đạt được.

• Chuẩn tối đa: Mô tả những năng lực mà những HS tốt nhất có thể đạt được.

³ Tóm tắt

Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra, định

hướng phát triển năng lực là chương trình dạy học nhằm khắc

phục những nhược điểm của giáo dục định hướng nội dung,

”hàn lâm, kinh viện”. Mục tiêu giáo dục không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển tồn diện nhân cách của người học, thơng qua việc phát triển các năng lực cho HS. Để xác định mục tiêu dạy học của môn học cần xác định những kết quả, năng lực nào HS cần đạt một cách rõ ràng, cụ thể, có thể đánh giá được. Khi mô tả mục tiêu dạy học của các bài học theo các kiến thức, kỹ năng,

53

thái độ thì cần liên hệ những kiến thức, kỹ năng thái độ này góp phần phát triển những năng lực nào trong các thành phần năng lực. HS cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kỹ năng thái độ trong những tình huống ứng dụng phức hợp. Nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện, phát triển năng lực cho HS thì cần có nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp.

V Bài tập

1. Ơng/bà hãy phân tích chương trình một mơn học để xác

định những đặc điểm nào của chương trình định hướng kết quả đầu ra, phát triển năng lực đã được vận dụng và ở mức độ nào?

2. Ông/bà hãy thảo luận về khả năng vận dụng quan điểm giáo dục định hướng kết quả đầu ra, phát triển năng lực trong

quá trình thực hiện chương trình mơn học để góp phần khắc

phục tình trạng giáo dục hàn lâm, kinh viện ?

3. Ơng/bà hãy phân tích một bài soạn và liên hệ với quan

điểm phát triển năng lực. Có thể cải tiến, bổ sung những mục

tiêu dạy học nào, những nội dung và PPDH nào nhằm góp phần phát triển năng lực chuyên môn, năng lực PP, năng lực xã hội và năng lực cá thể của HS?

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 50 - 54)