Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 29 - 31)

1.3. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục

1.3.1. Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Việc đổi mới giáo dục THPT dựa trên những đường lối,

quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định

hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Việc đổi mới PPDH cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục

THPT.

Những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục nào của nhà nước và những định hướng đổi mới nào của chương trình giáo dục THPT có vai trị quan trọng cho việc đổi mới PPDH?

1.3.1. Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về giáo dục giáo dục

Những đường lối và quan điểm chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và THPT nói riêng được thể hiện

trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: • CT30/1998/CT-TTg về chủ trương phân ban; • Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CT GDPT; • Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về thực hiện NQ 40; • Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; • Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005).

Ngay sau cách mạng tháng 8.1945 cùng với việc xây dựng một nền giáo dục mới, mục tiêu và nguyên lý giáo dục Việt

Nam đã được xây dựng. Nội dung căn bản của mục tiêu giáo

dục là xác định đào tạo con người phát triển toàn diện. Mục

tiêu này được khẳng định trong điều 2 của Luật giáo dục

29

Nguyên lý giáo dục cũng được khẳng định trong điều 3 của Luật giáo dục là hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý ”học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” (Luật giáo dục 2005).

Về PPDH, luật giáo dục quy định ”Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Luật giáo dục 2005, điều 5).

Luật giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông cho từng cấp học. Về nội dung dạy học, điều 28 Luật giáo dục quy định: ”Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” (Luật giáo dục 2005)

Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định: ”Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc

điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tư

học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm

vui, hứng thú học tập cho HS” (Luật giáo dục 2005).

Mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục và những quy định về nội dung, PPDH đã được khẳng định trong luật giáo dục

trên đây là những định hướng cơ sở quan trong cho việc xây

30

phương pháp và tổ chức dạy học. Những định hướng này phù hợp với những quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo dục trong phạm vi quốc tế, trong đó có mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách cũng như định hướng gắn giáo dục

với thực tiễn cuộc sống, gắn lý thuyết với thực tiễn, phát triển

động cơ, hứng thú học học, phát huy tính tích cực, tự lực và

sáng tạo của HS. Những định hướng này cũng phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới đối với

đội ngũ lao động mới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)