Phân tích hoạt động tín dụng và đầu tư

Một phần của tài liệu một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại eximbank vinh (Trang 27 - 31)

* Phân tích dự trữ NHTM

Dự trữ NHTM bao gồm tiền mặt tại qũy và tiền gửi tại NHNN. Đây là tài sản có khơng sinh lời (tiền mặt) hoặc sinh lời rất ít và các NHTM ln phải duy trì một

tỷ lệ nhất định so với tài sản có để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dự trữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho nhân hàng thực hiện đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đồng thời cịn đáp ứng u cầu thanh tốn bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ cũng không qỳa lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Phân tích tình hình dự trữ tại NHTM bao gồm:

- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi của mình tại NHNN theo quy định của NHNN nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn DTBB, NHTM đã vi phạm quy định DTBB của NHNN. Nếu dự trữ thực tế lớn hơn DTBB, NHTM khơng được hưởng lói trờn số tiền dư thừa, như vậy đồng nghĩa với việc NHTM chưa sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn, gây lãng phí làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán:

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay của NHTM khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh tốn của NHTM, nhà phân tích tính tốn các tài sản cơ động bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (trừ số dự tiền DTBB), ngồi ra cịn tính đến tiền gửi khơng kỳ hạn tại TCTD khỏc, cỏc giấy tờ có giá có khả năng chuyển hóa ngay thành tiền. Đây là cơ sở để tính tốn hệ số khả năng chi trả của NHTM.

* Phân tích hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên nguồn vốn của NHTM thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chớnh bờn tài sản có. Theo luật tổ chức tín dụng 1997, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh chiết khấu, cho thuê tài chính... Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tớndụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khi khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nợ gốc và lãi, nhưng ngun nhân dẫn đến rủi

ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhân tố: Do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng.. Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:

- Phân tích chất lượng tín dụng (hay rủi ro tín dụng) qua các chỉ tiêu:

(1) Phân tích nợ quá hạn: Việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Như vậy, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian qỳa hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM).

Khi phân tích nợ qỳa hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ trọng cỏc nhúm nợ so với tổng dự nơ, so sánh nợ qỳa hạn theo ngành nghề cho vay, thành phần kinh tế cho vay. Ngồi ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ qỳa hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dự nợ, tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5).

(2) Đánh giá sự tuân thủ các tỷ lệ an tồn theo QĐ457 của NHNN thơng qua các chỉ tiêu như: giới hạn tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD...

(3) Giới hạn cho vay chứng khoán theo quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01//2/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiếu khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Tổng dư nợ cho vay, chiếu khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn khơng vượt q 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

(4) Dự phịng rủi ro được trích lập theo QĐ 493: Việc phân tích dự phịng rủi ro được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như: quy mô, tốc độ tăng trưởng quỹ dự phịng rủi ro, tình hình trích lập và sử dụng qũy dự phịng rủi ro; tỷ lệ dự phịng rủi ro, dự nợ cho vây bình qn...

* Phân tích hoạt động đầu tư:

Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản. Tuy khơng phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai mà các NHTM hướng đến và cũng nhằm phân tán rủi ro tránh đầu tư tồn bộ vào hoạt động tín dụng. Khơng chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, đầu tư cịn có mục đích dài hạn hơn là thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn của NHTM.

Hoạt động đầu tư có thể chia làm 3 nhóm: đầu tư vào chứng khốn an tồn nhưng khả năng sinh lời thấp như trái phiếu chính phủ, tín phiếu, trái phiếu cơng ty; đầu tư vào chứng khốn có khả năng sinh lời cao nhưng hàm chứa nhiều rủi ro mạo hiểm như cổ phiếu công ty, đầu tư nhằm thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn như đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định...

Khi phân tích hoạt động đầu tư của NHTM, nhà phân tích cần chú ý các chỉ tiêu sau:

(1) Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản

(2) Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định phải đảm bảo quy định của NHNN là không quá 50% vốn tự có cấp 1.

(3) Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần dài hạn của NHTM không vượt quá 40% vốn điều lệ và qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

(4) Phân tích tỷ trọng đầu tư theo 3 nhóm như trên để đánh giá mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị (an tồn hay lợi nhuận), từ đó đánh giá mức độ rủi ro cũng như hiệu qủa đầu tư của NHTM.

(5) Phân tích dự phịng giảm giá chứng khốn: Dự phịng giảm giá chứng khốn nếu được trích lập đủ sẽ thể hiện được một khoản lỗ mà NHTM sẽ phải chịu nếu bán chứng khốn đó theo giá trị hiện tại của thị trường, đồng thời là khoản bù đắp cho NHTM trong tương lai khi chứng khoán bị mất giá.

* Phân tích hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động liên ngân hàng bao gồm các hoạt động cho vay, gửi tiền tại các NHTM khỏc (bờn tài sản có), hoặc đi vay, nhận gửi tiền từ các NHTM khỏc (bờn tài sản nợ). Một NHTM thừa vốn đều có thể thơng qua thị trường liên ngân hàng để

gửi tiền hoặc cho vay qua đêm với lãi suất cao. Hoặc khi gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản, thơng qua thị trường liên ngân hàng, các NHTM có thể vay “núng” trực tiếp từ các ngân hàng một cách nhanh chóng. Do đó, phân tích hoạt động liên ngân hàng cần tập trung phân tích quy mơ, tỷ trọng của hoạt động liên ngân hàng so với tổng tài sản để biết xem NHTM có giành nhiều vốn vào kênh sinh lời này khơng. Đồng thời phân tích tình hình thị trường để biết được hiệu qủa sử dụng vốn của NHTM cũng như mức độ khó khăn về thanh khoản của NH.

Kinh doanh ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ chính của NHTM. Kinh doanh ngoại tệ của các NHTM bao gồm các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay (spot), giao dịch kỳ hạn (Forwward), giao dịch hoán đổi (swap), giao dịch quyền chọn (Optiún) giao dịch tương lai (Futures). Hiện nay các NHTM VN chủ yếu thực hiện hoạt động giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn và húan đổi. Nghiệp vụ Futures gần như chưa có ngân hàng nào thực hiện. Phân tích nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nhà phân tích thường phân tích về doanh số mua bán từng ngoại tệ trong kỳ.

* Phõn tớch các hoạt động dịch vụ khác:

Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh của NHTM cịn gắn liền với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như bảo lãnh, mở thư tín dụng... Các hoạt động này là những cam kết mà NHTM đưa ra về việc thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong tương lai. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng kinh tế thì NHTM là người đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện cam kết đó. Do đó, mặc dù đây là một hoạt động chưa phát sinh dòng tiền thực tế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai. Khi khách hàng khơng thực hiện cam kết thì rủi ro hồn tồn thuộc về NHTM. Việc phân tích các hoạt động ngoại bảng là hết sức cần thiết để đánh giá được quy mô và mức độ rủi ro mà NHTM có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại eximbank vinh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w