6.1. Phương pháp thu thập thơng tin
Q trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được nhờ tiến hành nghiên cứu các tài liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như: Các sổ sách kế tốn, các Webside của Cơng ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX), Cơng ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sơng Hậu (PSH); các luật (Luật dầu khí số 52/VBHN-VPQH ban hành ngày 10/12/2018), nghị định (Nghị định 83/20147/NĐ-CP ban hành ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2016 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/6/2018 về kinh doanh khí), quyết định (Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 16/01/2017 về Quy hoạch ngành cơng nghiệp khí Việt Nam đến 2025 định hướng đến 2035),... Thực hiện việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp giúp tìm hiểu về thơng tin trong q khứ của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp khảo sát trực tiếp, phương pháp điều tra. Cụ thể như sau:
+ Phương pháp điều tra: Tác giả thu thập dữ liệu những người sử dụng thơng tin kế tốn quản trị, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động về quan điểm, ý kiến, và những đối tượng thiết lập thông tin kế toán quản trị, đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam bằng cách gửi phiếu câu hỏi qua email cho các đối tượng: thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, trưởng phó ban kế hoạch tài chính, kế tốn trưởng tại doanh nghiệp.
+ Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả lựa chọn 3 doanh nghiệp điển hình để tìm hiểu bằng cách trực tiếp xuống cơ sở, phỏng vấn các đối tượng liên quan bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục 1), nhằm đi sâu tìm hiểu về cơng tác
kế toán quản trị, đánh giá hiệu quả hoạt động tại đơn vị và định hướng trong thời gian tới của các nhà quản trị. Doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát thực tế đó là: Cơng ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX), Cơng ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sơng Hậu (PSH).
Do các mơ hình tổ chức sản xuất và đặc tính chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm có những nét tương đồng, do vậy, kết quả điều tra có thể suy rộng cho các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
6.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Để thực hiện luận án trên cơ sở dữ liệu thu thập, luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: Là phương pháp được tác giả tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm của mơi trường kinh doanh nơi nghiên cứu được tiến hành từ quan điểm của người nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khảo sát thực trạng KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: liên quan đến việc tính tốn đo lường các sự kiện nhằm thực hiện các phân tích thống kê dựa trên một cơ sở dữ liệu được số hóa. Trong phương pháp này tác giả sử dụng một bảng câu hỏi ngắn gọn được chuẩn bị trước chỉ tập trung vào nhu cầu của nhà quản trị và mức độ đáp ứng của kế toán quản trị về thông tin KTQT cung cấp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Phương pháp này được tác giả sử dụng để khảo sát và đánh giá về mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Các dữ liệu định tính thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tích diễn giải theo các nội dung nghiên cứu. Trong phân tích diễn giải, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp quy nạp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp so sánh đối chiếu. Các dữ liệu định lượng sau khi thu thập từ phiếu điều tra được tác giả nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS
để thống kê các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp mô tả để diễn giải kết quả thống kê thu được.
Do số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam khơng nhiều (23 doanh nghiệp), do đó tác giả đã gửi phiếu điều tra đến tất cả các doanh nghiệp qua email. Số phiếu điều ra được tác giả gửi đi tổng là 190 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 158 phiếu (chiếm 83%). Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành nhập vào bảng excel, mã hóa các biến rồi chuyển vào phần mềm SPSS 22 với tổng số lượng mẫu là 158 phiếu (Hình 3.3, Hình 3.4, Hình3.5, Hình3.6).
Trong đó:
- Phân theo đối tượng khảo sát gồm: 30 phiếu chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT (chiếm 20%); 63 phiếu giám đốc, phó giám đốc (chiếm 39,8%); 65 phiếu trưởng, phó ban kế hoạch, tài chính, kế tốn (chiếm 40,2%)
- Phân theo quy mơ DN gồm: 10 DN nhỏ (chiếm 43,4%); 6 DN vừa (chiếm 26%).; 7 DN lớn (chiếm 30,6%).
- Phân theo hình thức tổ chức bộ máy quản lý DN gồm: 11 doanh nghiệp tổ chức hình thức bộ máy quản lý dạng công ty mẹ - công ty con (chiếm 47,8%), 12 doanh nghiệp tổ chức hình thức bộ máy quản lý dạng công ty độc lập (chiếm 52,2%).
Căn cứu kết quả tổng hợp được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế cần hồn thiện. Tác giả đã tiến hành một số cơng cụ phân tích và kiểm định trên phần mềm SPSS như sau:
Thống kê mẫu: Mục đích của thống kê mẫu là nhằm thống kê và tính tốn tỷ
lệ phần trăm mẫu nghiên cứu theo 3 tiêu chí phân loại.
Thống kê mô tả và kiểm định giá trị bình qn: Mục đích của thống kê mơ tả
để tính giá trị trung bình đối với các nội dung đánh giá mối quan hệ trên 2 khía cạnh: (01) nhu cầu sử dụng thông tin KTQT cung cấp của nhà quản lý DN; (02) mức độ đáp ứng thông tin KTQT cho nhà quản lý doanh nghiệp.
Kiểm định giá trị bình quân nhằm đánh giá giá trị trung bình của các nội dung đánh giá so với bình qn (là 3) để từ đó thấy được thực trạng mối quan hệ
giữa KTQT với việc đánhg giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Tác giả sử dụng thang đo để nghiên cứu là thang đo liker 5 mức độ. Để khảo sát nhu cầu sử dụng thông tin KTQT cung cấp của nhà quản lý DN và mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho nhà quản lý doanh nghiệp, tác giả sử dụng thang đo như sau: 1 = ”rât thấp”; 2 = “thấp”; 3= ‘bình thường”; 4 = “cao”; 5 = “rất cao”.
Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những kiến nghị và giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Quy trình thu thập, xử lý thông tin, số liệu của luận án được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát
Dựa vào mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng hỏi với các câu hỏi về mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Các câu hỏi được thiết kế cụ thể, rõ dàng, dễ hiểu, trả lời vào trọng tâm câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: Gửi phiếu điều tra, khảo sát
Sau khi thiết kế phiếu điều tra, khảo sát, tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra cho 23 DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát bao gồm: chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT; phiếu giám đốc, phó giám đốc; phiếu trưởng, phó ban kế hoạch, tài chính, kế tốn.
Bước 3: Phỏng vấn sâu các lãnh đạo DN, trưởng phó ban tài chính, kế hoạch, kế toán.
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó gồm: 03 lãnh đạo DN, 07 trưởng phó ban tài chính, kế hoạch, kế tốn nhằm làm rõ nội dung liên quan đến cơ sở lý luận, thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bước 4: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh việc tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu nhằm thu thập nguồn thông tin sơ cấp, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thức cấp thông qua việc thu thập các báo cáo tài chính đã kiểm tốn, bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo cáo của ngành, báo cáo của các công ty chứng khốn, chun gia phân tích, số liệu
thống kê, hải quan…về tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Bước 5: Tổng hợp dữ liệu, phân tích, xử lý, kiểm định, đánh giá kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu các thông tin số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 tiến hành phân tích đánh giátheo từng mục, từng nội dung của phiếu điều tra phục vụ cho trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Bước 6: Đề suất giải pháp hoàn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
Dựa vào kết quả thống kê mô tả ở bước 5, tác giả đánh giá thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt nam, đồng thời đề suất giải pháp hoàn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN này.