8. Kết cấu của đề tài
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.2.1. Hiệu quả hoạt động
Theo quan điểm truyền thống, HQHĐ phản ánh giá trị gia tăng về kinh tế hoặc lợi tức đầu tư. Tuy vậy, theo quan điểm của kế toán hiện đại thì các tiêu chí kể trên chưa thể hiện đầy đủ về hoạt động của DN, vì vậy HQHĐ của DN theo Otley (1999), Kaplan and Norton (1996, 2001) gồm cả hiệu quả về mặt tài chính và phi tài chính.
Đứng trên khía cạnh hiệu quả lao động của xã hội, các tác giả Nguyễn Sĩ Thịnh và cộng sự đã nêu rõ “Hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng cách so
sánh đại lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng chi phí lao động xã hội” [31]. Theo quan điểm này, hiệu quả lao động của xã hội không đơn thuần chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế, vì kết quả mới chỉ là biểu hiện về mặt hình thức mà hoạt động kinh tế thu được, chúng ta cần xem xét kết quả đó được tạo ra bằng cách nào, với giá nào mới là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, vì nó thể hiện kết quả chất lượng của hoạt động. Như vậy, hiệu quả lao động xã hội phải là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra và kết quả thu được phải là kết quả hữu ích, hiệu quả chứ không phải với bất cứ kết quả nào. Hay nói cách khác, đánh giá hiệu quả hoạt động khơng đơn thuần là đánh giá kết quả mà cịn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó, xem người sản xuất đã tạo ra kết quả bằng cái gì và bao nhiêu. Bên cạnh đó theo các tác giả, kết quả cuối cùng có ích là những sản phẩm đã hồn thành đáp ứng được mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội và được xã hội chấp nhận; vì thế các tác giả cũng cho rằng: năng suất lao động xã hội chính là tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế. Như vậy, các tác giả đã đồng nhất việc sản xuất ra nhiều sản phẩm là có được hiệu quả cao, quan điểm này chỉ đúng trong giai đoạn Nhà nước bao cấp khi các DN sản xuất theo kế hoạch được giao và được Nhà nước bao cấp đầu vào, bao tiêu đầu ra, còn trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay khi các DN phải chủ động sản xuất KD từ đầu vào đến đầu ra nên nếu sản xuất nhiều mà khơng tiêu thụ được thì coi việc sản xuất sẽ khơng có hiệu quả.
Đứng trên góc nhìn là hiệu quả kinh tế, tác giả Huỳnh Đức Lộng nêu rõ “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là phạm vi kinh tế phản ánh yêu cầu tiết
kiệm thời gian lao động xã hội trong việc tạo ra kết quả hữu ích cho xã hội cơng nhận. Nó được biểu hiện thơng qua các chỉ tiêu đặc trưng, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về mặt kinh tế với chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất” [12]. Như vậy, theo
quan điểm của tác giả, khi xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là nhìn vào kết quả đạt được mà phải so sánh giữa kết quả được xã hội công nhận với tất cả chi phí hoặc nguồn lực đã chi ra để đạt được kết quả đó. Mặt khác, cũng có tác giả đưa
ra nhận định khi xem xét hiệu quả kinh tế cần xem một cách tổng thể bao gồm: thời gian và không gian và được đặt trong mối liên hệ với hiệu quả xã hội.
Đứng trên góc nhìn xem xét hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với DN, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (2002) chỉ ra là lấy hiệu suất sinh lợi của tiền vốn là thước đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất KD trong các DN và lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm thước đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả của các DN. Cùng với quan điểm này, tác giả Ngô Đình Giao [7; Tr94]. Nhận định mỗi một DN là một mắt xích của nền kinh tế, vì vậy khi DN hoạt động kinh doanh thuật lợi, đạt được hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tác giả nhấn mạnh rằng: “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cuối cùng được thể hiện ở trình độ tăng lợi ích kinh tế của xã hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội đó dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất của xã hội”. Như vậy, theo quan điểm này, khi DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận DN thì bên cạnh đó phải có trách nhiệm với xã hội trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực kinh tế của xã hội, đồng thời không làm tổn hại đến kết quả chung của toàn xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các DN khi nâng cao HQHĐ thì khơng được vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua các lợi ích lâu dài, lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội.
Đứng trên khía cạnh HQHĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, quan điểm của Nguyễn Văn Công (2013) [6], Nguyễn Ngọc Quang (2011)[16], cho rằng “HQHĐ phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhấp”. HQHĐ của một DN sẽ toàn diện khi
được đặt trong mối quan hệ với hiệu quả của nền kinh tế quốc dân cả về thời gian và không gian. Hiệu quả về mặt thời gian là hiệu quả mang tính lâu dài, bước đầu đề cập đến hiệu quả bền vững trong hoạt động kinh doanh. Hiệu quả về mặt không gian đề cập đến hiệu quả toàn diện ở các bộ phận, phân xưởng của DN. Từ quan điểm này có thể cho rằng, DN muốn phát triển bền vững, ổn định thì phải sử dụng có hợp lý các nguồn lực của q trình sản xuất kinh doanh.
Đứng trên khía cạnh HQHĐ trong mối quan hệ với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, tác giả Nguyễn Ngọc Tiến [20, Tr.38] cho rằng “Hiệu quả hoạt động là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực cuả doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với lợi ích mang lại là cao nhất; lợi ích mang lại bao gồm lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và lợi ích cho cả xã hội”. Tác giả nhận định hiệu quả hoạt động được biểu hiện dựa trên việc so sánh giữa nguồn lực mà doanh nghiệp đã chi ra với những lợi ích đạt được và ngược lại đồng thời phải được xem xét trong điều kiện thời gian và khơng gian cụ thể.
Từ đây, có thể khẳng định rằng: Bản chất của HQHĐ là hiệu quả của nguồn lực, lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với hao phí nguồn lực, lao động xã hội. Vì vậy, thước đo HQHĐ là sự tiết kiệm hao phí nguồn lực, lao động xã hội và tiêu chuẩn của HQHĐ là việc tối đa hóa kết quả hoạt động đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên điều kiện nguồn lực, tài lực sẵn có.
Từ bản chất của hiệu quả hoạt động và những phân tích, đánh giá nêu trên, theo tác giả: “Hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế được thể hiện thông qua
hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc trưng được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa kết quả đầu ra so với yếu tố đầu vào, qua đó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực cuả doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với lợi ích mang lại là cao nhất trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”. Theo quan điểm này, tác giả cho rằng hiệu quả
hoạt động được biểu hiện dựa trên các chỉ tiêu kinh tế tài chính và thơng qua việc so sánh giữa yếu tố đầu vào bỏ ra với kết quả đạt được và ngược lại. Đồng thời, HQHĐ phải được xem xét trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể; và phải xem xét về phương diện hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Phương diện hiệu quả kinh tế: HQHĐ là một đại lượng so sánh, so sánh giữa đầu vào và đầu ra hoặc so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí KD bỏ ra với kết quả KD thu được hoặc chi phí KD bỏ ra với lợi nhuận thu được.
- Phương diện hiệu quả xã hội: Là phép so sánh giữa quá trình kết hợp các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một mối tương quan cả về số lượng và chất lượng trong quá trình KD để tạo ra kết quả là sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn cho tiêu dùng và giải quyết các vấn để xã hội. Kết quả này có thể là một đại lượng vật chất có thể định lượng được như: Mức đóng góp của DN vào ngân sách Nhà nước thơng qua nộp thuế hoặc tạo ra số công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân đầu người được chi trả. Hiệu quả xã hội này thiên về nhận thức định tính như: góp phần giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân, góp phần nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng thực hành cho người lao động hay góp phần cải thiện văn hóa, giáo dục, mơi trường…
HQHĐ của DN là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, nhà quản lý DN. Vì vậy, việc đánh giá HQHĐ là hết sức quan trọng và cần thiết. Đánh giá HQHĐ của DN thông qua các chỉ tiêu hiệu quả giữa hiện tại với quá khứ, giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được, giữa hoạt động này với hoạt động khác, giữa hiệu quả của DN mình với hiệu quả của DN khác trong cùng ngành… các thông tin này sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thơng tin có cơ sở khoa học để đưa ra quyết định của mình.