8. Kết cấu của đề tài
3.2.6. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi
Để cung cấp thông tin cho việc đánh giá khả năng sinh lợi, KTQT cần cung cấp thông tin về lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, hệ số biên lợi nhuận gộp, hệ số biên lợi nhuận ròng cho từng mặt hàng, khu vực. Hệ số biên lợi nhuận giúp người ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có lợi nhuận hay khơng? Lợi nhuận có đủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay không? DN nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận cịn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu không? Để thực hiện được điều này, KTQT cần cung cấp các báo cáo lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng cho từng mặt hàng, khu vực giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch hoặc giữa kỳ này và kỳ trước. Tác giả tự tổng hợp và đề xuất lập mẫu báo cáo lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp; báo cáo lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận ròng theo ngành hàng cho các DN kinh doanh dầu khí niêm yết tại Việt Nam và cụ thể là Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung (PMG) như sau:
Bảng 3.25: Báo cáo lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp theo mặt hàng của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung
ĐVT: đồng
TT Ngành hàng Quý 1/Năm 2021 Quý 1/Năm 2020 Thay đổi BLN
BLN LN gộp BLN LN gộp 1 Xăng RON 95 36% 20,245,503,900 34% 17,905,679,045 2% 2 Xăng RON 92 46% 35,568,045,600 42% 32,659,078,300 4% 3 Xăng E5 RON92 45% 15,685,032,130 41% 12,876,056,725 4% 4 Dầu Diesel 0,05S 48% 50,587,903,450 49% 43,675,634,000 -1% 5 Dầu hỏa 41% 3,584,013,401 40% 2,018,549,500 1% 6 Dầu Mazut 3,0S 27% 2,567,380,145 30% 1,765,340,450 -3% Tổng cộng 41% 128,237,878,626 39% 110,900,338,020
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp đề xuất)
Biên lợi nhuận gộp của các ngành hàng có sự biến động giữa các năm, trong đó đáng chú ý là ngành hàng Dầu diesel 0,5S là ngành hàng lớn tạo ra lợi nhuận cao hơn năm trước nhưng biên lợi nhuận lại giảm sút tương ứng -1%. Điều này chứng tỏ
DN chưa kiểm sốt tốt chi phí bỏ ra, KTQT cần tư vấn cho nhà quản trị trong việc điều hành, quản lý chi phí của DN.
Bảng 3.26: Báo cáo lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận ròng theo mặt hàng của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung
ĐVT: đồng
TT Ngành hàng Thực hiện năm 2020 Kế hoạch năm 2020 Thay đổi BLN
BLN LN ròng BLN LN ròng 1 Xăng RON 95 35% 5,061,375,975 34% 4,476,419,761 1% 2 Xăng RON 92 45% 8,892,011,400 43% 8,164,769,575 2% 3 Xăng E5 RON92 43% 3,921,258,033 41% 3,219,014,181 2% 4 Dầu Diesel 0,05S 48% 12,646,975,863 49% 10,918,908,500 -1% 5 Dầu hỏa 38% 896,003,350 39% 504,637,375 -1% 6 Dầu Mazut 3,0S 25% 641,845,036 27% 441,335,113 -2% Tổng cộng 39% 32,059,469,657 39% 27,725,084,505
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp đề xuất)
Tương tự biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng cũng có sự giảm sút khi so sánh giữa Q1/2021 và Q1/2020. Trong đó có 3 ngành hàng là Dầu Diesel 0,05S, Dầu hỏa, Dầu Mazut 3,0S tạo ra lợi nhuận ròng Q1/2021 cao hơn năm 1/2020, tuy nhiên biên lợi nhuận rịng lại giảm sút. Vì vậy DN cần xem xét việc kiểm sốt chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để khi DN tăng lợi nhuận gộp, lợi nhuận rịng thì đồng thời biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng cũng tăng một lượng tương ứng.
Bảng 3.27: Báo cáo đánh giá khả năng sinh lợi BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Bộ phận/ Sản phẩm Chỉ số Năm Kế hoạch Năm thực hiện Chênh lệch TT/KH Số tuyệt đối Tỷ lệ
Hệ số biên lợi nhuận gộp Hệ số biên lợi nhuận ròng Tỷ lệ CPBH/DT
Tỷ lệ CPQLDN/DT
Báo cáo đánh giá khả năng sinh lợi giúp NQL có thể đánh giá được doanh nghiệp có lợi nhuận hay khơng? Lợi nhuận có đủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay khơng? Có nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận cịn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu khơng?
Doanh nghiệp có thể thay đổi phần trăm yếu tố này bằng cách tạo nhiều doanh thu. Hoặc thậm chí là giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập rịng vẫn tăng. Đồng thời xem xét doanh nghiệp, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.
3.2.7. Hồn thiện quản trị với việc đánh giá hiệu quả xã hội
Để cung cấp thông tin cho việc đánh giá hiệu quả xã hội, KTQT cần cung cấp các báo cáo sau:
Bảng 3.28: Báo cáo đánh giá hiệu quả xã hội BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÃ HỘI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÃ HỘI
Chỉ số Năm Kế hoạch Năm thực hiện Chênh lệch TT/KH Số tuyệt đối Tỷ lệ
Thu nhập bình qn người lao động Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước Mức đóng góp cho xã hội về quỹ phát triển cộng đồng, địa phương
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Có thể nói rằng hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội (vốn, lao động, công nghệ,...) để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định; được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mơ tồn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã xác định; được xem xét ở góc độ quản lý vi mơ, thường gắn với một tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. Hiệu quả xã hội đạt mức tối đa 5 là mức hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto (tăng khả năng đạt hiệu quả của các nhóm
người trong xã hội mà không làm ảnh hưởng tới hiệu quả của các nhóm người khác trong xã hội). Trong thực tế, do mục đích theo đuổi là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp thường tìm cách giảm chi phí kinh doanh biên của mình và làm cho chi phí kinh doanh biên này thấp hơn chi phí kinh doanh biên của xã hội, và do đó, tạo nên sự tách biệt giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội, điều này dẫn tới việc cần có các giải pháp can thiệp phù hợp của Nhà nước.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
3.3.1. Về phía Nhà nước
Chính phủ cần tiếp tục tái cơ cấu các DN nhà nước theo định hướng của Đảng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cần đẩy mạnh tạo mơi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu, nâng cao năng lực cạnh của nền kinh tế. Các Doanh nghiệp kinh doanh dầu khí ở Việt Nam cần thực hiện theo Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu tự án tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ban hành theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP. Đồng thời triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 14/10/2015 về định hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật (Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu) liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình.
3.3.2. Về phía Hội Dầu khí Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội. Nâng cao năng lực của
các cán bộ và hiệu quả công việc của Hiệp hội Dầu khí phải ln được coi là nhiệm vụ mũi nhọn, hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu này, việc tuyển dụng vị trí cơng việc
trong Hiệp hội phải được tiến hành nghiêm túc từ những ngày đầu thành lập. Bằng việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động với các hiệp hội xăng dầu của thế giới và các hiệp hội khác đang hoạt động có tốt trong nước. Hội Dầu khí Việt nam sẽ đề suất, lựa chọn cách thức hoạt động tốt nhất đê phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
Thứ hai, tham gia vào hoạch định chính sách và phản biện xã hội. Là đơn vị
đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí, Hội sẽ tham gia đề suất ý kiến cho các văn bản pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước hoặc đưa ra những phản biện các ý kiến trên các phương tiện thơng tin đại chúng có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của ngành Dầu khí Việt Nam.
Thứ ba, nâng cao trình độ chun mơn và chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các hội viên. Nâng cao nhận thức và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của các hội viên. Hiệp hội sẽ tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận hành nghề theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt nam. Hiệp hội sẽ tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, học tập và truyền bá các tri thức và kỹ năng mới, hiện đại cho các hội viên.
3.3.3. Về phía các cơng ty kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
Thứ nhất, về nhu cầu thơng tin kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Các nhà quản trị cấp cao tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam phải nhận thức chính xác và sâu sắc các định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch phát triển ngành dầu khí nói riêng để có thể hiểu được mức độ cạnh tranh của nền kinh tế và thị trường dầu khí trong thời gian tới mạnh mẽ như thế nào. Từ đó, các nhà quản trị cấp cao mới nhận rõ được sự cần thiết và vai trò của kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động để hồn thiện kế tốn quản trị tại đơn vị mình.
Thứ hai, về cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Các doanh
nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam cần phải liên tục tìm kiếm những quy trình, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh mới hoặc nghiên cứu áp dụng cơng nghệ
sản xuất mới. Mục tiêu là hồn thiện quản lý kinh tế, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu chi phí.
Thứ ba, về quản trị nhân sự. Các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết
ở Việt Nam cần có cơ chế mới trong quản trị nhân sự theo chiều hướng động viên, khuyến khích người lao động tận tình tham gia sản xuất, hết mình cống hiến trí lực, sức lực cho cơng ty.
Thứ tư, về đội ngũ kế tốn quản trị. Các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam cần tổ chức liên tục các lớp địa tạo, nâng cao kiến thức chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên, đội ngũ kế toán quản trị.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế tốn quản trị. Các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam cần tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin để phân tích, đánh giá và xử lý kịp thời các thông tin nhằm phục vụ cho nhà quản trị và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương này, luận án đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện những tồn tại trong thực trạng về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Những giải pháp mà tác giả đưa ra đảm bảo bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và định hướng phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Các giải pháp hoàn thiện được tác giả đề suất dựa trên các nội dung cơ bản của Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm: Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, kế tốn quản trị với việc đánh giá kết quả kinh doanh, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng nợ, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, kế tốn quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả xã hội.
Nhằm thực hiện được các giải pháp trên, tác giả đã chỉ rõ các điều kiện thực hiện giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội dầu khí Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Dầu khí là ngành kinh doanh có tác động vơ cùng lớn tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành dầu khí khơng chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà là còn mối quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư... Kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động là thước đo quan trọng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Tuy vậy, ngành dầu khí chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố như: nền kinh tế thế giới và Việt Nam, thể chế chính sách, nguồn nhân lực, vốn đầu tư... do đó, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá một cách đầy đủ và tồn diện là rất khó khăn. Vì vậy, tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán
quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung giải quyết những nội dung sau: Thứ nhất, trình bày tổng quan về các cơng trình nghiên cứu về kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp.
Thứ ba, tiến hành đánh giá thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Thứ tư, đề suất các giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Qua luận án, tác giả hy vọng kết quả của luận án sẽ có những đóng góp cho sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam nói riêng. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam như mục tiêu đã đề ra.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thị Minh Trí (2014), Đặc điểm của hoạt động khai thác, chế biến đá ốp lát
ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn quản trị chi phí, Tạp chí Cơng
thương, ISSN: 0866-7756, số chuyên đề 1, tháng 6 năm 2014, tr.84-88.
2. Lê Thị Minh Trí (2015), Tổ chức kế tốn quản trị tại Tổng công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển đô thị - Cơng ty cổ phần, Tạp chí Cơng thương, ISSN: 0866-7756,
số chuyên đề 11, tháng 6 năm 2015, tr.106-107.
3. Lê Thị Minh Trí (2020), Tăng cường kế toán quản trị với việc đánh giá khả