ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam (Trang 129 - 133)

8. Kết cấu của đề tài

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ

QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam yết ở Việt Nam

Đối với hoạt động kinh doanh dầu khí, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản như Quyết định số 2412/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030”; Nghị định số 83/2014 về “Kinh doanh xăng dầu”; Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam bền vững, đồng bộ, mạnh về nhân lực, tài chính và khoa học - cơng nghệ, có khả năng cạnh tranh cao, chủ động hội nhập quốc tế và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Phát triển ngành dầu khí theo hướng bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Trong đó, định hướng phát triển hệ thống kinh doanh dầu khí đều được thống nhất như sau:

Thứ nhất, đảm bảo hoạt động kinh doanh dầu khí tn thủ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí:

Đẩy mạnh cơng tác điều tra cơ bản và tìm kiếm thăm dị dầu khí ở trong nước nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí; xây dựng cơ chế đột phá, khuyến khích các nhà thầu lớn từ những nước có vị thế trên thế giới tham gia; phấn đấu trước năm 2035, cơ bản đánh giá được trữ lượng dầu khí trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam. Tích cực thăm dị tại các bể nước nơng, nghiên cứu thăm dị các đối tượng

tìm kiếm thăm dị mới để bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác lâu dài. Khai thác hiệu quả các mỏ hiện có; phát triển và đưa các mỏ đã có phát hiện dầu khí vào khai thác hợp lý và có hiệu quả để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước lâu dài. Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ở nước ngồi với cơ chế linh hoạt, phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của ngành Dầu khí theo nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế tài chính và quản trị tốt rủi ro, chỉ lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, mơi trường đầu tư tốt, thuận lợi về quan hệ chính trị.

- Cơng nghiệp khí

Xây dựng cơng nghiệp khí hồn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu: Khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - xuất nhập khẩu - dự trữ - phân phối sản phẩm khí. Giảm dần tỷ trọng sử dụng khí cho điện và chất đốt, tăng cường cho chế biến sâu. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và xây dựng cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng nhập khẩu khí và các sản phẩm khí từ sau năm 2020. Nghiên cứu phương án xây dựng hệ thống đường ống kết nối các khu vực, hình thành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia.

- Chế biến dầu khí

Chú trọng chế biến dầu khí nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (bao gồm cả hóa dầu từ khí), hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư từ xã hội để phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí theo ngun tắc bảo đảm hài hịa lợi ích quốc gia và nhà đầu tư.

- Tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí

Phát triển hợp lý hệ thống phân phối xăng dầu nhằm bảo đảm lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ, đáp ứng tồn bộ nhu cầu xăng dầu trong nước; tăng cường các giải pháp gia tăng dự trữ về dầu thô và xăng dầu; xây dựng chính sách, chế tài khuyến khích sử dụng tiết kiệm xăng dầu, khuyến khích sử dụng rộng rãi

nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hố thạch và bảo vệ mơi trường. Hoàn thiện việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường; khuyến khích sự tham gia tối đa của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực phân phối sản phẩm dầu khí.

- Dịch vụ dầu khí

Có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ dầu khí, đặc biệt là dịch vụ dầu khí chất lượng cao; đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn đầu tư của Nhà nước để tái đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi của ngành Dầu khí. Đầu tư trang thiết bị, cơng nghệ hiện đại để bảo đảm chủ động thực hiện dịch vụ cho các lĩnh vực kinh doanh chính, các dự án đầu tư trong ngành Dầu khí.

Thứ hai, các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng; đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.Nghị quyết 55 đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu, trong đó có một số điểm lưu ý như đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, cận biên; chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ở nước ngồi; phát triển cơng nghiệp khí, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); lĩnh vực lọc - hóa dầu thu hút đầu tư theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Thứ ba, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kinh

doanh dầu khí, thơng qua việc “Xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh”, “Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng”. Trong tồn bộ văn bản Nghị quyết 55 có tới 8 lần sử dụng từ “minh bạch” khi nói về thị trường năng lượng, 3 lần nói về “tư nhân” tham gia thị trường năng lượng, đã nói lên quyết tâm mạnh mẽ trong

việc thị trường hóa năng lượng. Đây cũng là những định hướng cụ thể để xây dựng “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo xu hướng hội nhập ngành năng lượng quốc tế.

Thứ tư,phát triển mạng lưới kinh doanh sản phẩm dầu khí phải gắn liền với

nhiệm vụ an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế- chính trị và đảm bảo an ninh quốc phịng của đất nước.

3.1.2. Ngun tắc hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt

động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam

Để hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam, cần đáp ứng những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tn thủ: Việc hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu được nhà nước đưa ra về triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

- Nguyên tắc phù hợp: Đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá HQHĐ. Do đó, việc hồn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Thị trường dầu khí Việt Nam được quy hoạch phát triển qua 3 cấp độ, đó là: Cấp độ 1: Thị trường sản xuất dầu khí cạnh tranh; Cấp độ 2: Thị trường bán bn dầu khí cạnh tranh; Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ dầu khí cạnh tranh. Tùy theo từng cấp độ, thị trường sẽ có những điều kiện và đặc điểm riêng đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia thị trường phải có đầy đủ các điều kiện phù hợp với đặc điểm đó. Vì vậy, hồn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động phải phù hợp với các cấp độ phát triển của thị trường dầu khí.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Thông tin KTQT cung cấp cần tận dụng

được thông tin của hệ thống kế tốn tài chính. Hệ thống thơng tin kế tốn tài chính là hệ thống bắt buộc phải có nhằm thực hiện việc cung cấp thơng tin ra bên ngồi theo chế độ quy định. Thông tin của KTQT được cung cấp từ nhiều nguồn thơng tin, trong đó phần lớn có nguồn gốc là từ thông tin của kế tốn tài chính. Do đó, khi hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam thì cần tận dụng nguồn thơng tin, số liệu và nhân lực sẫn có của kế tốn tài chính. Cần tổ chức hệ thống cung cấp thông tin cho kế tốn tài chính vừa cung cấp thơng tin cho KTQT nhằm đảm bảo mục tiêu vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Những thơng tin mà kế tốn tài chính khơng thể cung cấp thì KTQT sẽ tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp riêng đảm bảo cân đối giữa lợi ích thu về và chi phí bỏ ra để cung cấp thơng tin đó cho nhà quản lý.

3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ

NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)