1.Nhóm giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
+ Tăng cường công tác khuyến nông để phổ biến khoa học kỹ thuật
Các hoạt động khuyến nông hiện nay tập chung vào việc tuyên truyền, phổ cập, hướng dẫn kỹ thuật canh tác phù hợp cho hộ ND, xây dựng những mô hình mẫu về canh tác với mục đích phổ biến, nhân rộng đưa các giống mới vào sản xuất. Tìm ra các giống lúa mới năng suất hơn các giống cũ để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, mở rộng các lớp tập huấn, hội thảo, và cho cán bộ khuyến nông tham gia các lớp học để nâng cao hiểu biết. Do vậy cần tăng cường khuyến nông phù hợp với thực tế bằng cách :
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cho hộ nông dân.
- Xây dựng các mô hình trình diễn cây, con cho năng suất cao, phẩm chất tốt với hình thức tập trung và phân tác dưới cơ sở.
- Tổ chức cuộc hội thảo gắn với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
- Mở các lớp đào tạo, tập huấn ngắn và dài hạn cho cán bộ khuyến nông, để nâng cao trình độ cho cán bộ để về phổ biến lại cho bà con.
- Tổ chức chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho cán bộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, giúp nông dân về kiến thức cho cán bộ đi thăm quan những mô hình kinh tế làm ăn giỏi để học tập, trao đổi kinh nghiệm.
+ Đẩy mạnh tiến bộ ứng dụng khoa học kỹ thuật NN để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổchức sản xuất hàng hóa NN
- Cần cải tiến khâu chọn và làm giống, tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường… Áp dụng giống mới là biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất hàng hóa NN.
- Trong chăn nuôi cần phổ biến tới các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…
- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, truyền bá kiến thức, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất NN.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ là cơ hội, động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế NN theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã An Ấp.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ là một cơ hội, động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế NN theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã An Ấp, giúp người nông dân vươn lên thoát khỏi nghèo đói.
2.Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng
Sau quá trình DĐĐT các nông hộ muốn phát triển hay tích tụ ruộng đất tiếp thì cần có vốn để người nông dân có thể mở rộng quy mô sản xuất của mình, do đó cần có giải pháp về chính sách tín dụng, có chính sách hỗ trợ cho
phụ nữ. Đặc biệt là tạo điều kiện cho vay vốn đối với các hộ nghèo, các hộ có điều kiện khó khăn trong khả năng tiếp cận với nguồn vốn sản xuất. Bên cạnh đó thì cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho sự phát triển các ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết thời gian nông nhàn của người nông dân. Một số giải pháp như:
- Có chính sách hỗ trợ hay cho vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua các kênh tín dụng như Hội nông dân, Hội phụ nữ... đặc biệt là tạo điều kiện cho vay đối với các hộ nghèo, các hộ có điều kiện khó khăn có khả năng tiếp cận với nguồn vốn sản xuất.
- Có chính sách hỗ trợ vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho sự phát triển các ngành nghề, dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết thời gian nông nhàn trong nghề nông khi chưa vào lúc chính vụ.
-Có chính sách khuyến khích việc tiếp tục thực hiện “dồn điền đổi thửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
3. Nhóm giải pháp về thị trường
Sản xuất hàng hoá phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, sản phẩm đầu ra tiêu thụ được và tiêu thụ một cách dễ dàng thì số lượng đầu vào sẽ tăng. Do vậy để giúp cho người nông dân có thể tiêu thụ mở rộng được hàng nông sản xủa mình thì cần:
- Thúc đẩy nhiều doanh nghiệp, HTX đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo ra mối quan hệ tốt.
- Xây dựng các chợ đầu mối thu mua sản phẩm nông sản tạo sự thuận tiện cho người dân, cần có nơi tập chung hàng hoá nông sản cho nguời nông dân để xuất bán cho các nhà thu mua. Giúp nông dân bảo quản hàng hoá của mình tốt nhất trước khi đến tay nhà thu mua.
- Thường xuyên cập nhập thông tin giá cả của một số nông sản chính như: thóc, ớt, khoai tây, khoai lang, …thông tin đến người dân thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức: hội Phụ nữ, hội Nông dân tập thể…, qua đài phát thanh của xã, tránh tình trạng ép giá của các tư thương.
4.Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục và vận động người dân tham gia
- Tăng cường công tác tuyên truyền đến từng cơ sở, ban chỉ đạo, các đoàn thể quần chúng tăng cường vận động giải thích rõ nội dung, ý nghĩa cũng như tác dụng của việc dồn điền đổi thửa để dân hiểu và tự nguyện tham gia.
- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ và hiểu biết sâu về công tác dồn điền đổi thửa. Cho cán bộ tham quan và học hỏi tại các địa phương đã thực hiện thành công.
- Tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết phục người sử dụng đất thấy được cái lợi trước mắt của chủ trương. Áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, thông qua loa phát thanh...đảm bảo tính thiết thực và phù hợp.
- Quá trình thảo luận đề án dồn điền đổi thửa phải thực hiện dân chủ, công khai để mọi người dân đều biết và tham gia ý kiến nhưng phải trên cơ sở thống nhất, tập trung dân chủ để xây dựng đề án phù hợp với địa phương.
5.Nhóm giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
- Tuyển dụng có lựa chọn đội ngũ cán bộ vào các bộ phận, cơ quan nhà nước cấp xã, khuyến nông, và ban quản trị HTX NN – DV, vào các cơ quan hoạch định chính sách một cách chặt chẽ khách quan.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ thực sự tâm huyết với nông thôn, với địa phương, hợp tác hỗ trợ ứng dụng KHKT, thúc đẩy NN phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Cử cán bộ địa phương tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ học vấn và năng lực quản lý.
- Tại xã thì lực lượng lao động nữ chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN. Nên tăng tiếp cận của phụ nữ tới
qua hoạt động tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ. Can thiệp mọi hành động bất bình đẳng đối với phụ nữ nông thôn. Cần phải mời các chuyên gia về phổ biến kỹ thuật cho chị em để nâng cao tay nghề và nhận thức về NN.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Đất sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Trong những năm qua đặc biệt từ sau đổi mới, chính sách đất sản xuất nông nghiệp luôn được bổ sung, điều chỉnh theo hướng phù hợp với điều kiện cụ thể, phục vụ phát triển nền nông nghiệp hiệu quả bền vững. Việc giao ruộngtheo Nghị định 64/NĐ - CP của Chính phủ đảm bảo tính công bằng và ổn định nhưng đã gây ra tình trạng manh mún về diện tích, ô thửa là cản trở lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất do khó khăn trong cơ giới hóa sản xuất, áp dụng KHKT tiến bộ, bố trí cơ cấu mùa vụ… Vì thế dồn điền đổi thửa là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu các ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau.
Thứ nhất,trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề tài tập chung đánh giá thực trạng, ảnh hưởng của DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp tại xã An Ấp. Nhìn chung các ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là tích cực số thửa BQ/ thửa giảm, diện tích BQ/thửa tăng; toàn xã số thửa BQ giảm từ 3,75 thửa/hộ xuống 2,06 thửa/hộ giảm đi rất nhiều, diện tích thửa bé nhất tăng từ 36 m2lên 252 m2, thuận lợi hơn trong nhiều khâu sản xuất, diện tích canh tác của các loại đất hai vụ lúa giảm, diện tích đất hai vụ lúa +một vụ màu, đất chuyên màu, đất nuôi trồng thủy hải sản tăng giúp tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Sau DĐĐT các hộ vẫn tiến hành trồng các loại giống lúa truyền thống như BT7, lúa BC 15, lúa N87 và N97 tuy nhiên có sự thay đổi cơ cấu hầu như các hộ có xu hướng giảm BC 15, N87 và N97 tăng lúa BT7. Qua quá trình phân tích thực trạng ảnh hưởng của DĐĐT đến sản xuất nôngnghiệp trước và sau quá trình dồn đổi thì thấy được các ảnh hưởng của DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp như: sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng giống cây trồng, tăng diện tích gieo trồng các loại giống chất lượng cao, các giống cây trồng mới; quyết định đầu tư máy móc, tăng cường các loại máy cơ giới phục vụ cho sản xuất NN, đồng thời đầu tư các loại máy móc có công suất lớn và các loại máy hiện đại hơn phù hợp thực tế sau dồn đổi, giải phóng sức lao động của con người; hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng được củng cố xây dựng lại; chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuấttheo hướng tích cực và chi phí/sào giảm, năng suất/sào tăng lên làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân; hình thành các gia trại và vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống; và ngoài ra còn có một số ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, để nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tại xã sau DĐĐT thì luận văn cũng đưa ra được một số nhóm giải pháp giúp cho nông hộ như: giải pháp về chính sách tín dụng giúp cho các nông hộ tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển sản xuất, cho nông hộ vay vốn với lãi suất thấp; nhóm giải pháp về thị trường cần tìm được đầu ra cho nông sản để tiêu thụ cho nông hộ, tránh tình trạng hàng sản xuất ra không bán được do tiêu thụ nội bộ quá ít; cần có giải pháp về khuyến nông và kỹ thuật để nâng cao tay nghề của người nông dân, thông qua các hội thảo đầu bờ và các lớp tập huấn; cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giải phóng lao động chân tay, đem lại năng suất cao, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và bảo vệ môi trường. Các giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, khả năng tổ chức quản lý. Tuy nhiên do từng điều kiện thực tế, bám sát vào những khó khăn mà xã đang gặp phải mà ưu tiên chọn các giải pháp sao cho phù hợp nhất.
5.2 Kiến nghị
1. Đối với Nhà nước
- Hoàn thiện chính sách đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng; khuyến khích nông dân tích tụ và tập trung ruộng đất, đặc biệt quan tâm đến hạn điền và thời gian sử dụng, tạo điều kiện hỗ trợ cho dồn điền đổi thửa ở các địa phương.
- Hoàn thiện các chính sách về vốn, lao động, xây dựng CSHT…hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn có hiệu quả sau dồn điền đổi thửa.
- Hạn chế tối đa những can thiệp hành chính, mệnh lệnh; Nhưng chỉ nên giữ vai trò điều chỉnh, định hướng, hỗ trợ.
- Quản lý giám sát hoạt động dồn điền đổi thửa ở các địa phương, khắc phục hạn chế những khó khăn, khuyết điểm trong quá trình thực hiện; làm tốt công tác tư tưởng, tạo dựng lòng tin ở nhân dân.
2. Đối với địa phương
- Cấp uỷ Đảng. chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hệ thống trong quá trình thực hiện DĐĐT, tạo điều kiện cho các hộ tích tụ ruộng đất để sản xuất.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ, tập chung ruộng đất ở các hộ, khuyến khích các hộ sản xuất không hiệu quả chuyển nhượng lại đất cho các hộ sản xuất có nhu cầu tích tụ ruộng đất…Khắc phục tình trạng ruộng đất còn manh mún, phân tán sau dồn điền đổi thửa như hiện nay nhằm đạt hiệu quả sản xuát cao nhất, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn.
- Cần thường xuyên cải tạo đồng ruộng, hạn chế tình trạng không đồng đều giữa các thửa ruộng, các vùng; đảm bảo chất lượng, sự bền vững, ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở xã.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi, tư vấn cho hộ nông dân trên địa bàn về kỹ thuật sản xuất, mở rộng các lớp tập huấn theo xây dựng các mô hình trình diễn có chất lượng, Tổ chức tham quan mô hình sản xuất giỏi nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho các nông hộ giúp cho nông dân nâng cao năng suất chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập.
- Hỗ trợ nông dân về vốn, KHKT nâng cao kỹ năng sản xuất NN hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân.
- Kết hợp tốt việc thực hiện dồn điền đổi thửa với tổ chức quản lý đất đai, thiết lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất.
- Có chính sách đào tạo nghề, mở rộng phát triển ngành nghề tại xã, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý.
- Quy hoạch tập chung đất công ích, tiến hành tổ chức đấu thầu cho các hộ nông dân có khả năng và nguyện vọng mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất với thời gian dài.
3. Đối với hộ nông dân
- Các hộ nông dân cần tiếp thu KHKT tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá, kiến thức về thị trường tiến hành trao đổi ruộng đất một cách hiệu quả.
- Tích cực trao đổi, tham quan các mô hình sản xuất giỏi, đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất, tham gia các khoá tập huấn, hội nghị, hội thảo địa phương.
- Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất, đảm bảo môi trường NT bền vững, giảm hoá chất độc hại trong sản xuất.
- Sau DĐĐT các hộ nghiên cứu tìm hiểu, áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, ổn định phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương.
- Người dân cần phải có tránh nhiệm , làm việc phải thật khoa học, áp dụng đúng ký thuật đã được chuyển giao thì mới có thể đạt được hiệu quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO