Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)

Thu thập thông tin thứ cấp

Là những thông tin có sẵn được thu thập chủ yếu qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như giáo trình kinh tế NN, các báo cáo tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu của các thầy cô giáo, các tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí nghiên cứu của các công trình đã được công bố. Các báo cáo, nghị quyết của trung ương Đảng, Bộ NN và phát triển nông thôn.Các số liệu thứ cấp được thu thập cụ thể bao gồm:

+ Số liệu về tình hình đất đai, dân số, kết quả phát triển kinh tế của xã An Ấp qua 3 năm ở ban địa chính và ban thống kê xã.

+ Các báo cáo kết quả thực hiện và phương hướng nhiệm vụ qua 3 năm, các báo cáo tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp của xã, các báo cáo nghị quyết của UBND xã, các niên giám thống kê được sử dụng trong các văn bản

+ Số liệu về diện tích, năng suất sản lượng của các loại cây trồng chính của xã được thu thập từ các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã, tình hình đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất của xã An Ấp.

Tài liệu sơ cấp

Tham khảo ý kiến đóng góp của người dân, của cán bộ UBND, các phòng ban chuyên môn, các trưởng thôn, số liệu được thu thập thông qua điều tra trực tiếp tại xã An Ấp. Tôi dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra.

Bảng 3.2 Thông tin về các đối tượng thu thập thông tin

Đối tượng Số lượng

(người) Phương pháp thu thập thông tin

Nông dân 60

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp đến tận hộ điều tra theo bộ câu hỏi, sau đó tổng hợp ý kiến phỏng vấn để lựa chọn các vấn đề liên quan đến sản xuất của hộ, từ đó có kết luận chính xác cho từng vấn đề.

Cán bộ

địa phương 5

- Điều tra, phỏng vấn sâu trực tiếp có câu hỏi đóng, mở.

-Phương pháp chọn hộ điều tra:Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, nghiên cứu chọn dung lượng mẫu là 60 hộ nông dân trong xã với tiêu chí phân loại theo nội dung nghiên cứu quy mô sản xuất của các hộ điều tra.Trên địa bàn xã, các hộ có diện tích đất canh tác lớn hơn 6 sào chiếm 55%, từ 3 tới 6 sào chiếm 30%, còn lại 15% là các hộ có diện tích canh tác nhỏ hơn 3 sào.Vì vậy, nhóm I là hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 3 sào (11 hộ ), nhóm II là hộ có diện tích đất canh tác từ 3 đến 6 sào( 20 hộ), nhóm III là hộ có diện tích đất canh tác lớn hơn 6 sào(29 hộ ).

+ Trong đó:

STT Thôn Số hộ điều tra Quy mô sản xuất (sào )

SL (hộ) CC(%) Nhỏ hơn 3 sào Từ 3 – 6 sào Lớn hơn 6 sào

1 Xuân Lai 14 23,34 2 5 6 2 Cam Mỹ 11 18,33 1 4 6 3 An Ấp 12 20,00 3 3 5 4 Đông Thành 12 20,00 2 5 6 5 Thượng Phúc 11 18,33 3 3 6 Tổng số 60 100 11 20 29

+ Cán bộ địa phương: cán bộ địa chính, chủ nhiệm hợp tác xã, 3 trưởng thôn Xuân Lai, Đông Thành, An Ấp.

Đối tượng lượngSố Nội dung phỏng vấn

Chủ nhiệm hợp tác

xã 01 Tình hình dịch vụ nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã và các vấn đề liên quan trước và sau dồn điền đổi thửa

Cán bộ địa chính

01

Tình hình đất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa

Tình hình dồn điền đổi thửa của xã Trưởng thôn

03 Tình hình dồn điền đổi thửa ở các thônCác khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện ở cấp thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)