Trước dồn điền đổi thửa, các nông hộ vẫn chưa có sự đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Sản xuất trên những thửa ruộng nhỏ vẫn chưa thích hợp với việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, người dân chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công nên lao động tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa thì máy móc thuận tiện hoạt động, hơn nữa hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng được quy hoạch hợp lý hơn do đó các hộ đầu tư vào sản xuất nhiều hơn nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, giảm sức lao động.
Sau khi thực hiện DĐĐT, do quy mô thửa đất tăng lên góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng được nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Người nông dân đã mạnh dạn trang bị các phương tiện sản xuất hiện đại phù hợp với sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao như: máy cày, máy tuốt lúa cơ động, máy gặt đập liên hợp, máy bơm, bình phun thuốc sâu tự động ... để phục vụ khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch, góp phần giảm ngày công lao động, chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Tình hình đầu tư cho sản xuất trước và sau dồn điền đổi thửa của toàn xã được thể hiện qua bảng 4.12 dưới đây.
Bảng 4.12 Số lượng máy móc được đầu tư của toàn xã
Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh
(+-) 1.Máy cày
-Máy cày công suất 24 29 32 3
-Máy cày công suất 118 0 6 6
2.Máy gặt đập liên hoàn 0 2 2
3.Máy bơm 466 1241 775
4.Máy tuốt lúa cơ động 11 13 2
5.Bình phun thuốc sâu tự động 698 1521 823
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã An Ấp
Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy sự mạnh dạn đầu tư máy móc trong sản xuất của các hộ nông dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.Việc dồn đổi ruộng đất thành các ô thửa lớn hơn, bờ thửa đi lại dễ dàng đã thúc đẩy việc đầu tư thêm 3 máy công suất nhỏ và 6 máy cày có công suất lớn phục vụ cho nông dân trong khâu làm đất. Mặt khác đã có 2 thôn mạnh dạn đầu tư máy gặp đập liên hoàn để bà con thuận lợi hơn trong quá trình thu hoạch, giảm được công lao động và giải phóng sức lao động của nông dân. Bên cạnh đó số lượng máy tuốt lúa cơ động không những không giảm đi do bà con có máy gặp đập liên hoàn mà vẫn tăng từ 11 cái lên 13 cái, do ruộng đất tập trung, giao thông đi lại thuận tiện, áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch nên quá trình thu hoạch nhanh hơn so với trước dồn đổi, lượng lúa thu về trong ngày nhiều hơn. Vì vậy, số máy tuốt lúa cơ động tăng lên để đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân.Ruộng đất tập trung với diện tích lớn hơn nên việc phun thuốc sâu và tưới tiêu nước vào đồng ruộng bằng phương pháp thủ công hay các bình thuốc phun tay cũ tốn quá nhiều công sức và không mang lại
chăm sóc cây trồng trong quá trình sản xuất.Từ 466 máy bơm và 698 bình phun thuốc tự động sau DĐĐTtăng lên 1241 máy bơm và 1521 bình phun thuốc tự động.Điều này đã chứng tỏ việc dồn đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã giúp bà con nông dân có cơ hội đầu tư máy móc áp dụng vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế/1 đơn vị diện tích. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ giảm được lao động đồng thời tăng năng suất, hiệu suất lao động. Diện tích canh tác/thửa tăng đã tạo thuận lợi cho các loại máy móc thao tác dễ dàng hơn. Chính vì thế số lượng các loại máy móc phục vụ cho sản xuất không ngừng tăng lên trong những năm sau dồn điền đổi thửa. Qua khảo sát thì các hộ đã chú trọng đầu tư mua các loại máy cày bừa, máy bơm, máy phun thuốc, máy tuốt phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ chung nhau mua máy móc không những phục vụ cho gia đình mà còn nhận những vùng ruộng đất của các hộ khác để tiến hành làm thuê tăng thêm thu nhập cho mình.
Bảng 4.13 Phần trăm diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa ở các khâu trước và sau DĐĐT của toàn xã
Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT
SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%)
1.Làm đất 6530 62,5 10323 98,8
2.Chăm sóc 4409 42,2 8484 81,2
3.Thu hoạch 2194 21 5433 52