Ảnh hưởng củadồn điềnđổi thửa tới sản xuất nôngnghiệp tại xã An Ấp,

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 123)

Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

4.2.1 Ảnh hưởng tới hệ thống canh tác trong sản xuất nông nghiệp

Qua điều tra cho thấy sau khi dồn điền đổi thửa các hộ gia đình đã có sự quyết định trong việc trồng trọt, hình thành nên một số vùng chuyên canh tạo

ra các cánh đồng có thu nhập cao, có giá trị sản phẩm cao hơn hẳn, với một số công thức luân canh.

Thay đổi bố trí hệ thống canh tác sau DĐĐT

Giải đồ: Một số công thức luân canh sau khi thực hiện dồn đổi

Giải đồ 1: Đất 2 vụ Tháng

CThức

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2 vụ lúa Lúa chiêm xuân Lúa mùa

1 vụ lúa+ 1 vụ cá

Lúa chiêm Cá ruộng

Như vậy ta có thể thấy sau quá trình DĐĐT các hộ nông dân có thể tiến hành thâm canh trên mảnh đất của mình, đồng thời tiến hành thả cá trên các ruộng trũng nếu trồng lúa sẽ đem lại năng suất thấp.

Giải đồ 2: Đất 3 vụ

Thay đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng giá trị cao hơn

Khi tiến hành sản xuất việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì, ở đâu là quan tâm lớn nhất của người nông dân. DĐĐT quy hoạch lại ruộng đồng đã buộc các hộ nông dân lựa chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi phù

Tháng CT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2 vụ lúa+ 1 vụ màu Lúa xuân sớm Vụ lúa tái sinh Vụ màu 2 vụ

lúa+ cá Lúa chiêm xuân Vụ lúa +cá

3 vụ

tế thị trường đó là sản xuất NN theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Nắm bắt được yêu cầu này theo xu hướng xu thế thời đại các hộ nông dân đã ý thức được việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong sản xuất NN.

Bảng 4.10 cho thấy sự thay đổi quyết định sử dụng giống cây trồng của toàn xã. Diện tích cây trồng chuyển dịch từ các cây truyền thống có năng suất cao sang các cây trồng có năng suất chất lượng cao mang lại thu nhập cao hơn cho các hộ nông dân. Tăng diện tích lúa chất lượng cao BT7, N87, N97… và diện tích trồng ớt do các giống cây trồng này mang lại giá trị cao, giảm diện tích lúa năng suất cao BC15, QR1, Q5, TBR1 và diện tích trồng hành. Diện tích trồng ớt tăng 80 ha, diện tích lúa chất lượng cao tăng 45 ha sau dồn đổi. Diện tích trồng lúa giảm, tăng diện tích cho vụ màu vì hoa màu mang lại nhiều thu nhập hơn cho các hộ nông dân. Sau dồn đổi việc chăm sóc cho các cây hoa màu thuận lợi hơn, có thể dễ dàng trong việc tưới tiêu, chăm bón đảm bảo cho cây trồng nên các hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích. Diện tích rau các loại không thay đổi, vẫn đảm bảo cho việc cung cấp cho chính các hộ nông dân và toàn xã.

Bảng 4.10 Sự thay đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa của xã

Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT

SL

(ha) (%)CC (ha)SL (%)CC

-Vụ lúa 360 100 345,3 100 -14,7

+ Lúa năng suất cao:BC15, QR1, Q5, TBR1 220 61,11 160,3 49 -59,7 + Lúa chất lượng cao:BT7, N87,N97 140 38,89 185 51 45

- Vụ màu 176,8 100 185 100 8,2

- Khoai lang+ khoai tây+ ngô 22,6 12,78 24 12,9

7 1,4

6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hành 74 41,86 1 0,55 -73

- Rau các loại 45,2 25,56 45 24,3

2 -0,2

Nguồn: BQT HTX DVNN xã An Ấp

Qua điều tra thực tế ở 5 thôn cho thấy, các hộ đã có hướng sản xuất nông nghiệp không chỉ cho năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng.Nhìn vào bảng 4.11 chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng của các nhóm hộ. Nếu như trước dồn đổi ruộng đất manh mún các hộ nông dân trồng nhiều giống lúa khác nhau như lúa BC15, TBR1, Q5, N87, BT7... chủ yếu là các giống lúa cho năng suất cao và một số cây màu như hành, khoai lang, ớt...Do tâm lý lo rủi ro mất mùa nên người dân trồng nhiều loại giống khác nhau và các loại lúa cho năng suất cao như BC15 chiếm 48,09% ở nhóm hộ< 3 sào, 53,33% ở nhóm hộ 3 – 6 sào và 55,48 ở nhóm hộ > 6 sào. Hay các giống lúa nếp chống chịu tốt với thời tiết, cho năng suất cao và giá cao. Sau quá trình dồn đổi thì các hộ nông dân chuyển đổi diện tích sang những giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như lúa: Bắc thơm, hương thơm.... diện tích này chiếm tới 63,37% ở hộ< 3 sào, 66,94% ở hộ 3- 6 sào và 56,01% ở hộ > 6 sào. Do yêu cầu của thị trường ngày càng cao, nên lúa chất lượng cao càng được ưa chuộng và có giá bán cao nên nông dân tập trung chủ yếu ruộng đất vào các giống lúa này. Việc tập trung ruộng đất áp dụng khoa học kỹ thuật, thuận tiện cho việc chăm sóc tránh được rủi ro nên bà con nông dân mạnh dạn thay đổi diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao, tăng thu nhập cho hộ.

Bảng 4.11Sự thay đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu < 3 sào 3 – 6 sào > 6 sào

Trước Sau Trước Sau Trước DĐ Sau

SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%) -Vụ lúa 26,2 100 24,3 100 87,2 100 84,7 100 214,5 100 205,1 100 +Lúa BC15 12,6 48,09 6,1 25,1 46,5 53,33 22 25,98 119 55,48 58 28,29 + Lúa N87 và N97 7,8 29,77 2,8 11,53 7,3 8,37 6 7,08 47 21,91 32,2 15,7 + Lúa BT7 5,8 22,14 15,4 63,37 33,4 38,3 56,7 66,94 48,5 22,61 114,9 56,01 -Vụ màu 10,5 100 13,4 100 28,2 100 28,2 100 72,8 100 67,3 100 + Khoai lang 1,6 15,24 1,6 11,94 3,2 11,35 2,7 9,57 5,6 7,69 4,3 6,39 + Ớt 1,5 14,29 9,1 67,91 6 21,28 17,7 62,77 21,9 30,08 54,5 80,98 + Hành 5 47,62 0 0 12 42,55 0 0 34,2 46,98 0 0 + Rau các loại 2,4 22,85 2,7 20,15 7 24,82 7,8 27,66 11,1 15,25 8,5 12,63

Sau khi dồn điền đổi thửa các hộ gia đình đã có sự quyết định trong việc trồng trọt, hình thành nên một số vùng chuyên canh tạo ra các cánh đồng có thu nhập cao, có giá trị sản phẩm cao hơn hẳn, với một số công thức luân canh.

Qua bảng ta thấy các hộ nông dân trước và sau dồn đổi vẫn đảm bảo diện tích trồng các loại rau màu để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Các loại cây trồng như: khoai lang, ngô, các loại rau (su hào, bắp cải…)…luôn luôn được gieo trồng để phục vụ cho chính gia đình nên các diện tích này thay đổi không nhiều, chỉ giảm một phần diện tích do năng suất các giống cây trồng mới đưa vào sản xuất cao hơn nên bà con dịch chuyển sang trồng các cây hoa màu khác.

Diện tích trồng hoa màu của xã được bà con nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung cây trồng (cây ớt) có hiệu quả kinh tế cao. Trước dồn đổi các hộ nông dân trong xã chủ yếu trồng loại cây truyền thống là hành củ cho năng suất từ 2,6- 2,7 tạ/sào và có giá bán từ 15- 20 nghìn đồng/kg và tốn rất nhiều công chăm sóc. Sau dồn đổi, các hộ nông dân đã xác định việc sản xuất cây vụ đông là vụ sản xuất chính vì vậy đã trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn toàn xã. Các hộ mạnh dạn để các diện tích lúa tái sinh, không gieo trồng vụ lúa mới để có thể có diện gieo trồng cây vụ đông ưa ấm. Chi phí cho vụ lúa tái sinh thấp mà cây trồng vẫn đạt năng suất 100 – 120kg/sào đem lại lợi nhuận cho các hộ nông dân. Sau khi thu hoạch, thời tiết thích hợp với việc trồng ớt mang lại hiệu quả cao hơn cây truyền thống. Bắt đầu vụ đông sớm nên khoảng thời gian thu hoạch cây trồng kéo dài rất phù hợp với cây ớt. Qua bảng 4.11 có thể thấy toàn bộ diện tích đã được bà con chuyển đổi sang gieo trồng cây ớt, tạo nên vùng sản xuất hàng hóa tập trung của xã. Năm 2013, giá ớt cao gấp 5-6 lần so với giá cũ từ 45-55 nghìn đồng/kg. Việc chỉ đạo cho nhân để và chăm sóc lúa tái sinh là chủ trương đúng của xã để các hộ có quỹ đất trồng ớt đông sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công thức luân canh cũ.

Quy mô đất đai được mở rộng thuận tiện trong sản xuất, người nông dân không chỉ sản xuất để tiêu dùng nội bộ mà còn cung cấp cho các thị trường lân cận. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng đã nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần.

4.2.2 Ảnh hưởng mức cơ giới hóa trong sản xuất ở hộ

Trước dồn điền đổi thửa, các nông hộ vẫn chưa có sự đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Sản xuất trên những thửa ruộng nhỏ vẫn chưa thích hợp với việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, người dân chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công nên lao động tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa thì máy móc thuận tiện hoạt động, hơn nữa hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng được quy hoạch hợp lý hơn do đó các hộ đầu tư vào sản xuất nhiều hơn nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, giảm sức lao động.

Sau khi thực hiện DĐĐT, do quy mô thửa đất tăng lên góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng được nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Người nông dân đã mạnh dạn trang bị các phương tiện sản xuất hiện đại phù hợp với sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao như: máy cày, máy tuốt lúa cơ động, máy gặt đập liên hợp, máy bơm, bình phun thuốc sâu tự động ... để phục vụ khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch, góp phần giảm ngày công lao động, chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Tình hình đầu tư cho sản xuất trước và sau dồn điền đổi thửa của toàn xã được thể hiện qua bảng 4.12 dưới đây.

Bảng 4.12 Số lượng máy móc được đầu tư của toàn xã

Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh

(+-) 1.Máy cày

-Máy cày công suất 24 29 32 3

-Máy cày công suất 118 0 6 6

2.Máy gặt đập liên hoàn 0 2 2

3.Máy bơm 466 1241 775

4.Máy tuốt lúa cơ động 11 13 2

5.Bình phun thuốc sâu tự động 698 1521 823

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã An Ấp

Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy sự mạnh dạn đầu tư máy móc trong sản xuất của các hộ nông dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.Việc dồn đổi ruộng đất thành các ô thửa lớn hơn, bờ thửa đi lại dễ dàng đã thúc đẩy việc đầu tư thêm 3 máy công suất nhỏ và 6 máy cày có công suất lớn phục vụ cho nông dân trong khâu làm đất. Mặt khác đã có 2 thôn mạnh dạn đầu tư máy gặp đập liên hoàn để bà con thuận lợi hơn trong quá trình thu hoạch, giảm được công lao động và giải phóng sức lao động của nông dân. Bên cạnh đó số lượng máy tuốt lúa cơ động không những không giảm đi do bà con có máy gặp đập liên hoàn mà vẫn tăng từ 11 cái lên 13 cái, do ruộng đất tập trung, giao thông đi lại thuận tiện, áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch nên quá trình thu hoạch nhanh hơn so với trước dồn đổi, lượng lúa thu về trong ngày nhiều hơn. Vì vậy, số máy tuốt lúa cơ động tăng lên để đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân.Ruộng đất tập trung với diện tích lớn hơn nên việc phun thuốc sâu và tưới tiêu nước vào đồng ruộng bằng phương pháp thủ công hay các bình thuốc phun tay cũ tốn quá nhiều công sức và không mang lại

chăm sóc cây trồng trong quá trình sản xuất.Từ 466 máy bơm và 698 bình phun thuốc tự động sau DĐĐTtăng lên 1241 máy bơm và 1521 bình phun thuốc tự động.Điều này đã chứng tỏ việc dồn đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã giúp bà con nông dân có cơ hội đầu tư máy móc áp dụng vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế/1 đơn vị diện tích. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ giảm được lao động đồng thời tăng năng suất, hiệu suất lao động. Diện tích canh tác/thửa tăng đã tạo thuận lợi cho các loại máy móc thao tác dễ dàng hơn. Chính vì thế số lượng các loại máy móc phục vụ cho sản xuất không ngừng tăng lên trong những năm sau dồn điền đổi thửa. Qua khảo sát thì các hộ đã chú trọng đầu tư mua các loại máy cày bừa, máy bơm, máy phun thuốc, máy tuốt phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ chung nhau mua máy móc không những phục vụ cho gia đình mà còn nhận những vùng ruộng đất của các hộ khác để tiến hành làm thuê tăng thêm thu nhập cho mình.

Bảng 4.13 Phần trăm diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa ở các khâu trước và sau DĐĐT của toàn xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT

SL (sào) CC (%) SL (sào) CC (%)

1.Làm đất 6530 62,5 10323 98,8

2.Chăm sóc 4409 42,2 8484 81,2

3.Thu hoạch 2194 21 5433 52

Bảng 4.14 Phần trăm diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa ở các khâu trước và sau DĐĐTcủa các nhóm hộ điều tra

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Quy mô sản xuất

< 3 sào 3 -6 sào >6 sào

Tr S Tr S Tr S

1.Làm đất 62,59 100 67,22 100 67,99 98,78

2.Chăm sóc 40,84 90,08 42,78 82,47 40,47 73,89

3.Thu hoạch 14,5 47,61 21,89 63,32 30,36 66,97

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014

Bảng 4.13 và 4.14 cho ta thấy việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất của các nhóm hộ và toàn xã đều tăng. Các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch sau dồn đổi đều được áp dụng máy móc hỗ trợ nhiều hơn, nhất là khâu làm đất có thể nói 100% diện tích sản xuất nông nghiệp được sử dụng máy móc cho khâu này. Như vậy, một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy những hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hóa trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động tăng theo và giảm bớt sự căng thẳng, vất vả cho nông dân, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn xã.

4.2.3 Thúc đẩy phân công lại lao động của hộ và chuyển dịch cơ cấu sản xuất xuất

Phân công lại lao động của hộ

Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nền phát triển của bất kỳ địa phương nào, nếu không có nguồn nhân lực tốt thì không thể phát triển được. Qua điều tra thì tôi có nhận thấy được nguồn nhân lực của xã là rất dồi dào, hầu hết là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm số đông. Đây là một điều kiện tốt cho xã có tiềm lực để phát triển. Bên cạnh

đó thì cũng cần phải quản lý tốt tránh tình trạng những người đi làm ăn xa quê mang các tệ nạn xã hội về làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ. Lao động trong độ tuổi của xã năm 2010 là 3312 lao động và năm 2013 là 3556 lao động. Trước dồn điền đổi thửa lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của xã (chiếm 66,79%). Lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 4,53% lao động của xã do nông nghiệp vẫn là ngành nghề chính của các hộ nông dân.Sau DĐĐT thì một số hộ nông dân đã tiến hành chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác, quá trình dồn đổi đã mang cơ giới hoá vào trong sản xuất giảm bớt được lao động chân tay do đó giảm bớt được số người lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 123)