Tình hình dồn điềnđổi thửa đất nôngnghiệp của nông hộ trên thế

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 28 - 33)

1. Tại Trung Quốc

Từ thời phong kiến đến nay, quyền sở hữu ruộng đất luôn là yếu tố trung tâm trong mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân Trung Quốc, Hiến pháp Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nông dân chỉ có “quyền sử dụng” đất nông nghiệp theo hợp đồng 30 năm.Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể, nông dân không được chuyển nhượng hoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là chính quyền địa phương có thể thu hồi đất vào bất cứ lúc nào. Công nghiệp hóa và đô thị hóa trong 30 năm qua đã làm cho hàng chục triệu nông dân mất đất canh tác. Những cuộc biểu tình phản đối của nông dân bị mất đất là nguyên nhân chính gây bất ổn xã hội ở Trung Quốc.Một thực tế là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi hộ sử dụng một mảnh đất nhỏ, bình quân 0.67 ha/hộ gia đình.

Quá trình cải cách nông nghiệp chia 2 giai đoạn: giai đoạn 1(1978 – 1984) và giai đoạn 2 (1985 – 1990) sau đó đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn cho thập kỷ 90. Cách thực hiện cải cách nông nghiệp của Trung Quốc là khoán ruộng cho các hộ nông dân theo nguyên tắc: Thứ

nhất, tôn trọng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, không áp đặt. Hai là, phải đảm bảo theo nguyên tắc số lượng và giá trị ngang bằng (nghĩa là những thửa ruộng có cùng cấp độ hoặc đã được cải tạo nâng độ màu mỡ thì khi điều chỉnh phải quy đổi theo hệ số để đền bù về mặt kinh tế). Chỉ thị số 18 năm 1990 của Trung Quốc quy định “ ổn định quan hệ ruộng đất nhận khoán không có nghĩa là không cho phép có sự điều chỉnh về mảnh ruộng và số lượng ruộng khoán, những thửa ruộng quá phân tán, không thuận tiện cho việc canh tác thì có thể căn cứ nguyện vọng quần chúng mà điều chỉnh”.

Bảng 2.1 Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc

Năm Diện tích canh tác/ hộ(ha) Sốthửa ruộng/hộ Diện tích trung bình/thửa(ha)

1986 0,446 5,85 0,08

1988 0,466 5,67 0,078

1990 0,420 5,52 0,076

1998 0,470 3,02 0,18

(Nguồn: Bộ nông nghiệp Trung Quốc, 2000)

Theo xu hướng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong nông nghiệp, Trung Quốc đang tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu hađất trồng trọt tính tới năm 2012 thông qua việc dồn điền đổi thửa như hiện nay. Công tác tăng cường hiệu quả cho nông nghiệp đang được chính phủ Trung Quốc quan tâm chặt chẽ trong thời gian gần đây, do một diện tích đất lớn đã đô thị hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng trong những năm công nghiệp hoá.

Hiện nay Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị ra dự thảo cải cách ruộng đất theo hướng tự do hoá thị trường và hạn điền sử dụng đất canh tác cho nông dân từ 30 năm hiện nay lên 70 năm như với đất ở. Điều này sẽ tạo động lực mới cho công cuộc tích tụ ruộng đất phát huy hiệu quả cao.

Tuy tỷ trọng giá trị sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân không đáng kể, chỉ chiếm 2% trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, nước Mỹ luôn chú trọng tới phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho hộ nông dân có thể mua đất, thuê đất, sản xuất trên quy mô trang trại. Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất từ trang trại. Sản xuất trên quy mô trang trại rộng lớn cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất mang lại năng suất cao. Chỉ có 5% dân số Mỹ tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhưng họ không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên thế giới, các mặt hàng nông sản của Mỹ có thể cạnh tranh với các nước có nền nông nghiệp lớn. Việc tích tụ và tập chung ruộng đất để đi vào CNH và tạo ra ưu thế cạnh tranh cho nước Mỹ. (Vũ Thị Bình, 1999)

Theo con số thống kê năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại, quy mô 67 ha/trang trại. Đến năm 1990, Mỹ tiếp tục dồn đất, tích tụ tư liệu sản xuất, đưa nền sản xuất nông nghiệp nước này còn 2,2 triệu trang trại có quy mô 190 ha/trang trại. Trong giai đoạn trên, số lao động nông nghiệp giảm từ 12,5 triệu người xuống 1,2 triệu người vào cuối năm 1990. Hiện nay, số lao động nông nghiệp của Mỹ chỉ còn khoảng 2% trong số lao động làm ở các trang trại nông nghiệp, nhưng họ cũng chỉ lao động một thời gian rất ngắn, nhờ hiện đại hóa các quá trình sản xuất. (Thanh Trúc, 2008 )

3. Tại Nhật Bản

Nhật Bản là một nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, không thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Những năm 1960, Nhật Bản có nhiều thửa ruộng phân tán, xa nhau, quy mô mỗi thửa chỉ 500 - 1000 sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công và sức kéo gia súc vì vậy bất bình đẳng lớn về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động các ngành khác. Vì vậy đến năm 1961 Chính Phủ Nhật Bản đã ban hành luật cơ bản nông nghiệp

là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, Nhật Bản đã tiến hànhchuyển đổi ruộng đất từ các thửa nhỏ ở xa nhau thành những ô thửa có quy mô lớn, trong việc chuyển đổi có 3 góc độ: “cùng giá trị, cùng vị trí và cùng diện tích”. Trong đó giá trị là yếu tố chính. Yêu cầu một thửa ruộng sau khi chuyển đổi phải đạt diện tích tối thiểu 3000m2 nhưng phải tiếp giáp với mương máng, đường giao thông. Qúa trình chuyển đổi kéo dài 5-6 năm.

Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được xử lý, chuyển đổi. Số còn lại chủ yếu là đất trồng cỏ. Trước chuyển đổi bình quân một hộ có 3,4 thửa ruộng, sau khi chuyển đổi còn có 1,8 thửa.Việc xử lý chuyển đổi đất nông nghiệp đã làm tăng hiệu suất của máy nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất lao động của người nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hóa để nâng cao sức canh trạnh của nông nghiệp. Vì vậy, cùng những yêu cầu khác việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3000kg gạo/ha năm 1960 lên 6000kg gạo/ha năm 1992. Hiện nay, việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuếch trương lên 1 ha hoặc 2 ha, có thể lên tới 3 ha hoặc 6 ha, tiến gần đến quy mô thửa ruộng của nước Mỹ.

4. Tại Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia nhỏ bé nằm trong lòng Châu Âu, diện tích canh tác NN vào loại thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Lan vẫn chấp nhận sự cạnh tranh, khuyến khích sự phát triển của trang trại, dành đất cho người giỏi mở rộng quy mô sản xuất. Năm 1950, Hà Lan có 400 nghìn trang trại nhưng đến năm 2000 chỉ còn 100 nghìn trang trại, trong sản xuất còn lại số người chuyên cần và có kinh nghiệm.Hà Lan là một nước nhỏ, đất ít, người đông có 16,2 triệu dân, 4,15 triệu ha đất tự nhiên trong đó có 91 vạn đất canh tác 1,02 triệu ha đất đồng cỏ, 480.000 dân nông nghiệp, đã gây dựng được một nền NN đứng đầu thế giới. Diện

tích nhà kính nông nghiệp lớn nhất thế giới đạt 1,1 vạn ha, chiếm 25 tổng diện tích nhà kính nông nghiệp thế giới, chủ yếu trồng rau, hoa…là nước có nền NN điều khiển nhân tạo đứng đầu thế giới.

Bảng 2.2: Một số sản phẩm nông nghiệp Hà Lan trên thị trường thế giới (1997 – 1999) Sản phẩm Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Thị phần thế giới (%) Thứ tự trên thế giới Hoa tươi cắt 2,13 48,1 1

Cây cảnh trong chậu 1,09 33,2 1

Cà chua 0,67 23,1 1 Khoai tây 0,35 21,6 1 Hành tây 0,46 14,8 1 Trứng cả vỏ 0,32 29,4 1 Bơ 1,72 6,2 1 Thịt lợn 1,12 11,9 2 Bia 0,90 19,2 1 Bánh, dầu cacao 0,75 37,0 1 Socola 0,49 6,8 2 Thuốc lá 2,82 17,4 2

(Nguồn: Nguyễn Công Tạn, 2008)

Bí quyết thành công của công nghiệp Hà Lan có nhiều mặt trong đó bắt nguồn từ những chính sách vĩ mô đúng đắn sáng tạo đã có từ nhiều năm trước trong đó bí quyết chủ yếu thuộc về tổ chức sản xuất NN đúng hướng, nổi bật nhất là xây dựng được một hệ thống nông trang gia đình đầy sức sống, đủ làm cho nền tảng nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững của đất nước mình. Nông dân Hà Lan trở thành chủ trang trại thực sự. Lao động thừa ở vùng nông

thôn được thu hút vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hà Lan có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các nông trại gia đình có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn lực của mình. Khuyến khích chủ nông trại năng động, sáng tạo, thu được lợi nhuận tối đa. Các chủ nông trại phải nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài nguyên có hạn của mình, không ngừng đổi mới, thích ứng mọi biến động thị trường, nếu không sẽ bị phá sản. Các chủ nông trang có tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, nhưng việc mở rộng nông trang vẫn dựa một phần vào đất cho thuê.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w