Căn cứ của các giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 100 - 103)

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thời buổi kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO cũng như các tổ chức thương mại quốc tế khác. Lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp lạc hậu, nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình. Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa người nông dân nhận thức rằng sản xuất nông nghiệp lạc hậu theo kinh nghiệm chủ nghĩa không còn đóng vai trò quyết định mà kiến thức sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có trên 90% ý kiến nông dân được hỏi có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về biện pháp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, hơn 80% ý kiến có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về phòng chống sâu bệnh, chuột, bọ… Gần 50% ý kiến có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản nông sản. Vì vậy chính quyền địa phương cần tổ chức mạng lưới khuyến nông cho phù hợp để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

2.Giải pháp về chính sách tín dụng

Quy mô đất đai tăng lên, nhiều hộ nông dân đãchuyển hướng sản xuất theo mô hình quy mô gia trại, quy hoạch ao vườn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất lâu dài. Song việc tạo được những điều kiện phục vụ cho sản xuất ở nơi chuyển đổi hết sức khó khăn, cần kinh phí lớn. Qua khảo sát cho thấy trên 88% hộ thiếu vốn sản xuất và gần 70% hộ muốn vay vốn ưu đãi để phục vụ sản xuất. Sau quá trình dồn điền đổi thửa để chuyển sang nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì quy mô đất đai của các hộ phải phù hợp, việc đầu tư sản xuất cần có một số vốn lớn. Trong khi đa số hộ nông dân còn thiếu vốn, tích lũy sản xuất thấp, điều này buộc người nông dân phải vay vốn tín dụng. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động thúc đẩy phát triển các ngành nghề, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, đầu tư máy móc cũng cần có sự hỗ trợ vốn. Do đó cần sự hỗ trợ của các ngành, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận đồng vốn,

tiếp tục đầu tư sản xuất.

3. Giải pháp về thị trường

Sau dồn đổi, tại xã hình thành các gia trại và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cần phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và có thông tin giá cả tránh bị ép giá của các thương lái nông dân. Không tìm được nguồn thu mua sản phẩm bà con không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất vì sợ thua lỗ. 100% các hộ nông dân có mong muốn tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là vụ mùa với đầy đủ thông tin giá cả. Do vậy, việc mở rộng hoạt động xuc tiến thương mại để giúp các hộ nông dân chủ động tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá hợp lý là rất cần thiết sau khi các hộ đã chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa.

4.Giải pháp tuyên truyền giáo dục và vận động người dân tham gia

Dồn điền đổi thửa là một công việc khó khăn, phức tạp có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện triển khai, trong đó phải kể đến nhận thức của người dân, một số đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, trình độ văn hóa còn thấp vì vậy người dân còn chưa nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa, chính điều này đã gây ra một số khó khăn không nhỏ cho công tác dồn điền đổi thửa vì vậy để tháo gỡ điều này thì phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục vận động nông dân để mọi người hiểu chủ trương và chính sách của Đảng, thấy được ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa, để làm được điều này thì bản thân các cán bộ xã, thôn phải hiểu và thông suốt trước sau đó vận động và tuyên truyến giáo dục người dân. Ngoài ra chỉ ra cho người nông dân thấy hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương thành công, người dân sẽ làm theo. Như vậy cần đấy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục quần chúng để thấy được sự cản trở của tình trạng manh mún ruộng đất, ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dồn đổi để người dân hiểu và tự nguyện tham gia đông đảo.

Dồn điền đổi thửa thúc đẩy việc phát triển các ngành nghề mới tạo thu nhập cho người nông dân, nhất là đối với chị em phụ nữ thời gian sản xuất nông nghiệp giảm, có nhiều thời gian nông nhàn để tham gia các công việc khác mà lực lượng này chiếm số đông trong xã. Vì vậy cần có các biện pháp nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với nhiều ngành nghề. Trong quá trình điều tra trên 80% phụ nữ trong thôn mong muốn được đào tạo nâng cao kiến thức, có thêm công việc khác ngoài nông nghiệp.

Sau dồn đổi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có nhiều thay đổi trên địa bàn xã, vì vậy cần phải có đội ngũ cán bộ phù hợp với điều kiện mới của xã, cần nâng cao năng lực tổ chức quản lý của cán bộ sao cho phù hợp. Đa số cán bộ trên địa bàn xã được theo học các lớp tập huấn nâng cao trình độ.

Xuất phát từ tình hình thực tế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Từ những ảnh hưởng tích cực, những khó khăn và bất cập còn tồn tại của quá trình dồn điền đổi thửa để đưa ra những giải pháp phù hợp. Qua nghiên cứu và thảo luận, cũng như tham khảo định hướng phát triển của xã và tham khảo một số tài liệu thì tôi đưa ra một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 100 - 103)