Tình hình dồn điềnđổi thửa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 33 - 123)

2.2.2.1 Tình hình manh mún ruộng đất ở Việt Nam

Đồng bằng Sông Hồng năm 1998 có khoảng 672 000 ha đất NN phân cho 6.643.000 hộ sử dụng, bình quân chỉ có 0,25 ha/hộ hay khoảng 625m2/khẩu NN. Theo số liệu của tổng cục địa chính trung bình một hộ ở đồng bằng Sông Hồng có 7- 8 mảnh ruộng (cá biệt có tới 25 mảnh), như vậy mỗi mảnh trung bình chỉ rộng 317m2. Nếu lấy trong con số thì cả nước hiện nay có 7843 ngàn ha đất NN thuộc về 10.824 ngàn hộ và chia thành 75 triệu mảnh (số liệu của tổng cục địa chính). Tính trung bình cả nước 1 hộ sử dụng 0,72 ha đất NN và trung bình một mảnh là 1.045m2. Như vậy, nếu chỉ đem so sánh tình trạng của đồng bằng sông Hồng với của cả nước chúng ta cũng thấy được mức độ manh mún về ruộng đất ở đồng bằng này. Xét cả về quy mô trung bình của hộ là diện tích trung bình 1 mảnh thì quy mô ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng đều chỉ bằng 1/4 đến 1/3 so với trung bình của cả nước. Đó là một thách thức lớn đối với sản xuất ở đây. (Lê Đức Thịnh, Lê Đức Tuấn, An Đăng Quyền, Lê Sơn Thành, 2004)

Bảng 2.3: Mức độ manh mún ruộng đất đồng bằng Sông Hồng

TT Tỉnh Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)

1 Hà Tây - - 9,5 20 700 216 2 Hải Phòng 5 18 6 – 8 20 - - 3 Hải Dương 9 17 11 10 - - 4 Vĩnh Phúc 7,1 47 9 10 5968 228 5 Nam Định 3,1 19 5,7 10 1000 288 6 Hà Nam 7 37 8,2 14 1265 - 7 Ninh Bình 3,3 25 8,0 5 3224 -

Nguồn: Viện quy hoạch và thiết bị công nghệ, năm 2002)

Bảng 2.4 Mức độ manh mún của các vùng trong cả nước năm 2001

STT Vùng sinh thái

Tổng số thửa/ hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)

Trung bình Cá biệt Đất lúa Đất rau

1 Trung du miền núi Bắc Bộ 10 -20 25 150 – 300 100 - 150

2 Đồng bằng Sông

Hồng 7 – 10 25 300 – 400 100 -150

3 Duyên Hải Bắc trung Bộ 7 – 10 30 300 – 500 200 – 300

4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 5 – 10 30 300 – 1000 200 -1000

5 Tây Nguyên 5 25 200 – 500 1000 – 5000

6 Đông Nam Bộ 4 – 5 15 1000 – 3000 1000 – 5000

7 Đồng Bằng Sông Cửu Long 3 10 3000 - 5000 500 -1000

(Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi Trường, 2003)

Bảng 2.4 cho thấy mức độ manh mún của Trung Du Miền núi Bắc Bộ cao hơn các khu vực đồng bằng.Đồng bằng sông Hồng lại manh mún hơn khu vực Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do khu vực đồng bằng đông dân, diện tích bình quân đầu người quá ít do đó mức độ manh mún cao hơn. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long tổng số thửa/hộ là thấp nhất,

diện tích bình quân trên thổ đối với đất lúa là 3000 đến 5000 m2, diện tích bình quân/thửa là 500 đến 1000 m2 do đất rộng dân số thấp hơn với các khu vực khác nên diện tích bình quân trên đầu người là cao.

Nhìn chung mức độ manh mún của các vùng trong cả nước còn khá cao, tổng số thửa/hộ cá biệt có nơi lên tới 35 thửa/hộ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền NN của cả nước. Khoa học không thể áp dụng do có quá nhiều mảnh vụn nhỏ, năng suất không cao, năng suất lao động thấp. Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, hộ nông dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình. Yêu cầu đặt ra bây giờ là cần phải có chính sách đất đai phù hợp để phát triển ngành NN nhất là khi Việt Nam tổ chức thương mại thế giới.

2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp

* Chủ trương chính sách của Nhà nước về giao đất nông nghiệp trên cơ sở hiện trạng đảm bảo ổn định, công bằng trong nông thôn

Thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI và việc điều chỉnh lại theo Nghị định 64/CP, các địa phương đã tiến hành chia đều ruộng đất ở các HTX cho các hộ nông dân.Khi chuyển từ cơ chế khoán sang hình thức giao đất ổn định lâu dài, khắc phục manh mún ruộng đất bằng cách “rũ ra chia lại” đã tạo nên tranh chấp đất đai trong nông dân.Nghị định 64/CP của Chính phủ đã chủ trương thực hiện giao đất cho nông dân sử dụng lâu dài trên cơ sở hiện trạng đang sử dụng, hộ nào cũng có ruộng “tốt- xấu- xa- gần”, vận động tạo điều kiện cho các hộ chuyển đổi ruộng đất. Tuy nhiên khi thực hiện thì lại không đạt hiệu quả cao, không kích thích được người dân dồn đổi ruộng cho nhau, ruộng đất của các hộ sản xuất manh mún cả về diện tích cũng như về số thửa.

*Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm triển khai

Tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp trong dự kiến chuyển mục đích phải dành lại để đấu thầu, diện tích đã giao rồi nhưng khi cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất lại bị cắt bớt, lại để quy hoạch hay đất công ích sử dụng tuy tiện…là hậu quả của việc thiếu quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở các cấp, đặc biệt là ở các cấp địa phương do phải triển khai hoàn thành gấp rút chủ trương, kế hoạch thực hiện giao đất nông nghiệp của các cấp quản lý.

* Chế độ thừa kế bằng cách chia đều ruộng đất cho tất cả con cái

Ở Việt Nam ruộng đất của bố mẹ thường chia đều cho tất cả các con cái sau khi tách từ chung ra riêng. Khi mà tách ra chia đều cho con cái thì số mảnh sẽ tăng lên, bờ thửa sẽ nhiều. Tình trạng manh mún lại càng cao.

*Kinh phí thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp là rất lớn

Kinh phí để thực hiện đo đạc, chi phí đồ dùng sử dụng trong quy hoạch, chi phí thiết kế, chi phí bản đồ… Theo thống kê trung bình mỗi ha mất từ 4-11 triệu đồng kinh phí đo đạc, không ít địa phương đã phải bán một phần đất công ích lấy kinh phí. Theo Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tổng kinh phí chuyển đổi riêng tại đồng bằng sông Hồng mất khoảng hơn 100 tỷ đồng.

* Tư tưởng và trình độ hạn chế của nông dân

Người dân ai cũng muốn lấy ruộng tốt, ruộng gần nên dẫn tới không thống nhất trong quyết định dồn đổi. Họ không mấy tin tưởng dồn đổi sẽ được thửa ruộng tốt hơn hiện tại. Do đó họ đòi hỏi hộ nào cũng phải có ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng xa, ruộng gần. Mặt khác, tâm lý của người dân là muốn phân tán ruộng đất để giảm nguy cơ mất trắng do thiên tai, dịch hại. Cũng do khả năng trình độ KHKT kém, không được tiếp cận nhiều với tiến bộ kĩ thuật mới, không có vốn hoặc không mạnh dạn đầu tư nên người nông dân vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa.

2.2.2.3Một số khó khăn chính trong sản xuất nông nghiệp do ruộng đất manh mún

* Trước hết là khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất và cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, cụ thể:

- Về hiệu quả trực tiếp: Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp do phải tốn công đi lại giữa các thửa ruộng trên nhiều xứ đồng.

- Về thủy lợi: Việc điều tiết nước khó khăn do thời vụ giữa các thửa ruộng trong cùng một xứ đồng có nhiều trà. Hệ thống kênh mương và đường giao thông trên đồng ruộng xuống cấp do tình trạng đào đắp để phục vụ tưới tiêu.

- Về áp dụng khoa học kỹ thuật: Không kích thích người nông dân mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Nông dân là nhóm sản xuất dễ bị tổn thương, họ không chấp nhận rủi ro cao. Khi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phải thấy rõ lợi ích kinh tế cao trước mắt thì họ mới chấp nhận.

* Khó khăn trong cơ giới hóa sản xuất

Quy mô thửa ruộng quá manh mún và không bằng phẳng trong sản xuất đã hạn chế khả năng đưa máy móc vào đồng ruộng, giải phóng sức lao động cho người nông dân trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, cả vùng ĐBSCL mới có khoảng 1000 máy gặt đập liên hoàn, chỉ đảm bảo thu hoạch được 15% diện tích lúa của vùng; 85% diện tích còn lại phải chịu thất thoát sau thu hoạch với tỷ lệ từ 10 - 12%. Diện tích từng hộ quá nhỏ hẹp là một trở ngại lớn cho vấn đề cơ giới hóa. Hầu hết nông hộ chỉ có dưới 1 ha lúa, trong lúc năng suất của máy gặt đập liên hoàn là 3 – 5ha/ngày, rất khó xoay trở từ mảnh ruộng này sang mảnh ruộng khác.

* Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp do diện tích đất dành cho đắp bờ ngăn giữa các thửa ruộng của các hộ quá nhiều.

Theo như một số cuộc điều tra đã tiến hành trước đây thì diện tích bờ ngăn trước khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất thường chiếm tới 2 - 4% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. Đây thực sự la một lãng phí không cần thiết, làm giảm sản lượng không đáng có.

*Chi phí cho đo đạc và đăng ký lập hồ sơ địa chính tăng lên nhiều lần do phải đo đạc lập bảng tỷ lệ lớn hoặc trích đo bổ sung nhiều, chi phí lao động và vật tư, biểu mẫu cho công tác đăng ký đất đai cũng tăng thêm. Một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai gồm nhiều thửa đất làm trở ngại cho người sử dụng khi thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

* Sản xuất nông nghiệp thiếu quy mô, thiếu quy hoạch, không kích thích sản xuất hàng hóa.

2.2.2.4 Sự cần thiết của dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn bởi:

Thứ nhất, dồn điền đổi thửa sẽ khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Ruộng đất sau khi chuyển đổi sẽ được tập trung về một khu vực, một xứ đồng sẽ thuận lợi cho đầu tư, thâm canh, tiết kiệm được chi phí, đi lại, vận chuyển khi thu hoạch. Mặt khác, sau khi dồn điền đổi thửa sẽ giảm và ít bờ ruộng hơn nên diện tích canh tác chắc chắn sẽ tăng lên so với trước khi dồn điền đổi thửa.

Thứ hai, dồn điền đổi thửa tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại ruộng đất, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hóa hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác được lợi thế của từng vùng khác nhau...

Thứ ba, dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành NN, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Nó cũng làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp trong NN và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội. Bởi vì hiện nay do ruộng có ô thửa nhỏ, trên một cánh đồng các hộ canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, không có loại cây nào có diện tích đủ lớn dẫn đến không có khối lượng hàng hóa lớn, nên thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ khắc phục được tình trạng này.

Thứ tư, dồn điền đổi thửa thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: hiện nay do thửa

ruộng nhỏ, khâu làm đất của người dân chủ yếu cày bừa thủ công theo truyền thống. Mặt khác khâu gieo cấy thu hoạch phổ biến hiện nay vẫn áp dụng phương pháp thủ công là chính, chi phí cao, mất nhiều thời gian, năng suất lao động thấp. Nếu đẩy mạnh dồn điền đổi thửa sẽ dễ dàng cho việc áp dụng máy móc, khi đó hao phí lao động ít, lao động sống được giải phóng, năng suất lao động cao, hiệu quả sản xuất tốt hơn. Mặt khác dồn điền đổi thửa sẽ giảm được chi phí lao động, tiết kiệm được các chi phí đầu tư khác nhau như: giống, phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, thời gian lao động, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống nhân dân và ổn định xã hội.

Thứ năm, dồn điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đủ lớn giúp cho công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Muốn làm được điều này thì vai trò dồn điền đổi thửa đóng góp rất quan trọng.

Tóm lại, dồn điền đổi thửa là tiền đề để xây dựng nông thôn mới thành công, giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH- HĐH, từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.

2.2.2.5 Tình hình của công tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương trong nước

1.Tại Hà Tây

Phong trào dồn điền đổi thửa ở Hà Tây khởi điểm từ mô hình dồn điền đổi thửa ở Ngọc Đông, huyện Ứng Hòa những năm 1996 – 1997, sau đó được nhân rộng ra toàn tỉnh, thực hiện trong hai giai đoạn : 1997 – 2005 và 2006 – 2007. Giai đoạn 1997 – 2005, số thửa ruộng của tỉnh từ 2,96 triệu thửa giảm xuống còn 1,15 triệu thửa.

Một số huyện thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa trong giai đoạn này là Phú Xuyên, Ứng Hòa và một số xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 100% diện tích như Liên Châu (Thanh Oai), Ngọc Động (Ứng Hòa), mỗi hộ dân từ chỗ sử dụng 20 – 25 thửa ruộng, giảm xuống còn 1 – 2 thửa. Sau dồn điền đổi thửa, Hà Tây đã hình thành 1.491 trang trại, vườn trại. Giá trị thu nhập, hiệu quả trên một đơn vị canh tác tăng cao, các mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hình thành và nhân rộng. Có địa phương hoàn chỉnh quy hoạch đất đai, quy hoạch cây trồng rồi phân vùng trồng cây ăn quả, vùng lúa và cây vụ đông, vùng chuyên màu, vùng lúa và vùng nuôi cá… Sau đó các hộ xã viên tự nguyện đăng kí nhận khoán tại các vùng và tiến hành chia hoặc bốc thăm nhận ruộng. Một số địa phương thì tập trung quy hoạch vùng trũng, vùng xa để các hộ tự nguyện đăng kí và chuyển đổi sang mô hình lúa - cá – chăn nuôi. Vùng ruộng tốt sẽ bù giữa các hộ hoặc bốc thăm chia lại. Cũng có địa phương do có nghề phụ hoặc nhiều hộ gia đình đi làm ăn xa, rất sáng tạo, phân vùng các thửa ruộng thành các lô rộng từ 1 – 5ha rồi tổ chức đấu thầu hoặc đăng kí nhận ruộng theo nhóm hộ, và giao cho một hộ canh tác, chia giá trị trả lợi cho những hộ không làm. Nhiều địa phương, tập thể làm trung gian, khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tự nguyện chuyển đổi ruộng.

Tuy nhiên, số thửa ruộng bình quân 1 hộ trước khi chuyển đổi có 7,7 thửa, sau khi dồn điền đổi thửa vẫn còn 4,2 thửa; số xã, thôn vẫn chưa thực hiện được dồn điền đổi thửa còn nhiều…,do đó Hà Tây tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2, với mục tiêu mỗi hộ sản xuất nông nghiệp chỉ có từ 1- 2 thửa ruộng. Quy hoạch và tăng diện tích vùng chuyển đổi, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền đổi thửa thêm khoảng 15.000 ha đất nông nghiệp.

2.TạiNam Định

Để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán gây khó khăn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp tại xã an ấp, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 33 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w