0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Đánh giá thực trạng dồn điềnđổi thửatại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN ẤP, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 57 -59 )

Phụ, tỉnh Thái Bình

Xã An Ấp bắt đầu thực hiện DĐĐT từ tháng 5/2012 và kết thúc vào tháng 7/2012. Do đó để phân tích tác động của DĐĐT tôi tiến hành so sánh các chỉ tiêu qua hai năm 2010- trước khi DĐĐT và 2013- sau khi DĐĐT, để đánh giá được sự ảnh hưởng khi thực hiện DĐĐT.

4.1.1.Thực trạng đất đai của xã An Ấp sau khi Giao đất theo Nghị định số 64/CP năm 1993

Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ thì hầu hết ruộng đất giao cho các hộ gia đình đều giữ nguyên hiện trạng như khoán 10. Điều này đã làm cho ruộng đất ở một xã diện tích đất nông nghiệp đã ít lại đông dân cư sản xuất nông nghiệp như xã An Ấp hết sức manh mún. Ruộng đất để sản xuất nông nghiệp phân tán,

manh mún, không đồng đều, bình quân mỗi hộ có tới 4 đến 5 thửa/hộ, cá biệt có vùng tới 7 thửa/hộ. Do vậy không phát huy được tiềm năng của đất, lãng phí nhân lực, chi phí cho sản xuất cao. Việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như công tác quy hoạch, đầu tư cải tạo đồng ruộng gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như: muốn thăm đồng để kiểm tra nước, sâu bệnh… thông thường phải mất buổi sáng hoặc cả ngày; cày ruộng phải “nhảy cóc” mất công; muốn đưa cây, con mới có giá trị kinh tế cao hơn vào sản xuất thì ruộng đất manh mún, công chăm sóc, trông nom lớn … đã làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp rất lớn.

Qua điều tra, mặc dù trước khi dồn điền đổi thửa thì một số hộ trong các thôn bằng nhiều hình thức đã thực hiện tự nguyện dồn đổi ruộng cho nhau để thuận tiện cho canh tác nhưng số hộ như thế không nhiều và diện tích mà các hộ này dồn đổi cho nhau thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích của gia đình. Nhìn chung trước dồn điền đổi thửa diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn manh mún, phân tán cả về số ô thửa cũng như diện tích của các thửa.

Theo thống kê thì năm 2010 toàn xã có toàn bộ 1568 hộ sản xuất nông nghiệp, sở hữu 5881 thửa ruộng lớn bé trên 25 xứ đồng khác nhau. Trong đó thôn An Ấp có số hộ và số thửa ruộng lớn nhất (do quá trình đổi tên đã sát nhập xóm 1 và xóm 2 thành thôn An Ấp) với 458 hộ (chiếm 29,21%) và 1740 thửa ruộng (chiếm 29,59%). Sau đó là thôn Xuân Lai có 366 hộ (chiếm 23,34%) và 1391 thửa ruộng (chiếm 23,65%). Thôn Cam Mỹ có số hộ và số thửa ruộng ít nhất. Ruộng đất nhỏ lẻ manh mún ở nhiều xứ đồng khác nhau. Nhiều hộ đã phải nhận những mảnh ruộng chỉ có 36 m2/thửa. Số liệu tổng hợp được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1 Tổng hợp diện tích và thửa đất phân theo hộ năm 2010

SL(hộ) CC(%) SL(thửa) CC(%) Xuân Lai 366 23,34 1391 23,65 3,8 36 An Ấp 458 29,21 1740 29,59 3,8 36 Cam Mỹ 212 13,52 812 13,81 3,83 45 Đông Thành 300 19,13 1080 18,36 3,6 50 Thượng Phúc 232 14,8 858 14,59 3,7 45 Tổng 1568 100 5881 100 3,75

Nguồn: Văn phòng địa chính xã An Ấp

Như vậy, trước dồn điền đổi thửa đất của các hộ trên địa bàn xã khá manh mún, phân tán cả về thửa ruộng cũng như diện tích mỗi thửa. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân, không kích thích người nông dân tăng năng suất, tăng hiệu suất sử dụng đất, từ đó đã dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao. Xuất phát từ nhu cầu tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, thực hiện chủ trương tập trung ruộng đất của Đảng và Nhà nước , xã An Ấp đã tiến hành dồn điền đổi thửa vào năm 2012.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN ẤP, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 57 -59 )

×